(31:14) Cũng như khi mà nghe Thầy nói, mình tu Tứ Chánh Cần thì các pháp ác mình không cho sanh, rồi các pháp ác có sanh thì mình nỗ lực mình đoạn dứt trong ba cái loại định. Nhưng mà khi đoạn dứt như vậy thì cái tâm của mình lúc bấy giờ nó có giống ở chỗ cái ý thức thanh tịnh này không?
Hầu hết là các con sẽ nghĩ rằng cái tu Tứ Chánh Cần như vậy nó sẽ giống như Thiền Tông, nó làm như cái chỗ không niệm thiện niệm ác. Không, các thầy nên nghĩ rằng ở đây, ở Tứ Chánh Cần nói là pháp thiện và pháp ác, chớ không có nói niệm thiện, niệm ác.
(31:50) Nhưng mà bên Thiền Tông, khi mà Lục Tổ Huệ Năng ngài dạy cho Thượng tọa Minh, thì ngài nói: “Chẳng niệm thiện niệm ác thì bản lai diện mục của Thượng tọa hiện tiền”, phải không? Cho nên chẳng niệm thiện niệm ác.
Còn ở đây chúng ta, cái pháp ác chúng ta ngăn chặn, mà chúng ta nuôi dưỡng cái pháp thiện, cho nên khi mà chúng ta thấy cái Sơ Thiền mà Phật có nói rõ đó. Vì các pháp ác mà chúng ta ngăn chặn không cho sanh khởi, và đoạn dứt các pháp ác, thì các pháp ác chúng ta biết rằng tham, sân, si. Mà tham sân si nó không có, thì không có nghĩa là ở trong cái trạng thái như là chúng ta ức chế tâm không niệm thiện niệm ác.
Cho nên Phật nói: ly dục, ly ác pháp, do ly dục sanh hỷ lạc, do ly dục sanh hỷ lạc có Tầm có Tứ. Lúc bấy giờ cái người đó họ còn có sự suy tư, họ còn nghĩ, bởi vì họ nghĩ thiện họ cũng tốt chớ đâu phải không, ai cấm họ?
Thí dụ như bây giờ Thầy không có khởi tâm tham, sân, si hay hoặc là khởi tâm nói vọng ngữ hay hoặc cái này, cái kia ở trong đầu, Thầy không có nghĩ, thì đó là đang ở trong toàn thiện.
Nhưng mà bây giờ cái đầu của Thầy nghĩ, bây giờ mình thấy cái người đó, hay hoặc là một cái con vật đó đang bị, cũng như thí dụ như thấy một con chó nó tha con gà đi, thì chúng ta sợ con gà bị con chó nó giết chết đi, cho nên chúng ta khởi cái niệm là hãy cứu con gà đi, thì cái đó là thiện chớ có bắt buộc chúng ta không khởi cái niệm đó đâu, phải không?
Cũng như bây giờ chúng ta thấy một đứa bé nó đi qua đường mà nó sợ, hay hoặc một bà già đi qua đường sợ xe cộ nhiều quá, chúng ta khởi niệm: “À bây giờ đưa cái bà già này qua bên lộ, đưa đứa trẻ này qua bên lộ.”
Hay hoặc là trong cái buổi tối rồi, có một người đi lỡ đường mà họ đến nhà mình họ xin tá túc đỡ, thì mình cũng khởi cái niệm: “À như vậy là mình xét coi cái người này tốt hay là người xấu, nếu mà người tốt thì mình giúp đỡ cho họ trú ngụ qua đêm.”
Đó thì như vậy là những cái niệm mà mình khởi như vậy có nghĩa là Tầm Tứ chớ, có Tầm có Tứ chớ. Cho nên ở đây ly dục ly ác pháp, do ly dục sanh hỷ lạc, nhập Sơ Thiền có Tầm có Tứ.
Cho nên một người mà nhập Sơ Thiền thì họ có năm cái điều kiện ở trong đầu họ. Nhập Sơ Thiền mà họ ly dục thì họ có năm cái điều kiện. Tầm Tứ họ có nè, nhất tâm họ có nè, chớ không phải là họ hết. Các ác pháp thì họ diệt hết, họ không có để trong tâm của họ những cái niệm mà làm cho họ đau khổ, làm cho họ thương ghét.
Thì như vậy rõ ràng là nó sai khác với cái “ý thức thanh tịnh” của Thiền Đông Độ.