00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(00:00)

Nhưng mà lần lượt rồi mấy con lần lượt sẽ gần gũi được Thầy, mấy con sẽ học thêm mấy con. Bởi vì đạo đức không thể nói suông được, không thể lý thuyết suông, mà phải bằng cái sự sống. Nãy giờ Thầy nói đó, như con ăn như vậy đó, rồi con giải thích như vậy đó, thì đó là bằng chứng con đã làm. Cái đạo đức nó phải là chứng minh cho cái việc sống của mình, chứ đạo đức không thể nói suông. Ví dụ như con thấy cái chương trình mà giáo dục cho trẻ em ở các lớp học, như đạo đức, công dân giáo dục, hoàn toàn là lý thuyết không mấy con. Nặng về lý thuyết mà thực hành không có. Ông Thầy dạy đạo đức, cái hành động ông Thầy dạy đạo đức phải có đạo đức. Ông dạy ở lớp rồi mà ông ra kia ông ngồi ông uống cà phê thì thôi rồi. Ông dạy đạo đức mà ra kia ông cầm điếu thuốc ông hút thì ông Thầy này không được rồi. Ông phải là gương cho trẻ em, mà cái gương hạnh của ông. Ông dạy cái đó mà cái gương hạnh ông Thầy không có, mới được xứng đáng ông Thầy.

(45:32) Còn chúng ta dạy các con đừng có xả rác, mà mình cứ có giấy, có rác cái gì đó cứ ném vãi ngoài đường. Mình dạy vậy con mình làm sao nó không xả rác mấy con? Cho nên có nhiều cái đứa trẻ nói: "Ba má tôi xả rác mà cứ bảo tôi đừng xả rác." Có phải không? Cái đó là cái lỗi của người dạy đạo đức. Bởi vì Đức Vệ Sinh mà, đạo đức Vệ Sinh mà. Đó Thầy nói đơn giản thôi. Mà trong khi Thầy nói một cái bảng đề "Văn Hóa" "Ấp Văn Hóa". Mà nhìn dưới chân bảng đó, mà nguyên là rác rến không hà, thì văn hóa cái chỗ nào mà như vậy? Các con thấy không? Đó là thiếu cái hành động đức, thiếu cái hành động văn hóa, mà mình cứ nói văn hóa, nói suông.

Còn ở đây, dạy là đạo đức là phải dạy trong cái hành động. Cho nên Thầy nói một người thân giáo là một người chứng đạo mới dạy, chứ còn chưa chứng đạo không dạy. Mình nói miệng mà rốt cuộc rồi mình làm không được. Cũng như Thầy làm chủ được sự sống chết, Thầy nói là đúng. Mà chưa làm chủ được sống chết, mà theo lời Thầy nói là sai. Cũng như bây giờ mấy con làm chủ được bệnh, mấy con dạy người ta được, tại vì mình có kinh nghiệm đó rồi. Tại vì mình làm được, các con hiểu không? Còn mình chưa làm chủ bệnh, mà mình cũng dạy tác ý này kia, đó là mình bắt chước, là mình chết đó. Chứ không sai. Cái phương pháp dạy của đạo đức của đạo Phật, cũng như cái phương pháp dạy đạo đức đều là phải dạy bằng hành động mấy con. Dạy bằng hành động, dạy bằng thực tế. Phải không? Mấy con nhớ không?

Từ từ lần lượt. Bây giờ mấy con biết Thầy rồi, lần lượt rồi mấy con sẽ còn học nhiều nữa. Học nhiều nữa, rồi tập luyện nữa cho nó thành thói quen. Chẳng hạn như Thầy nói Đức Cẩn Thận. Mà trong cái Đức Cẩn Thận nó có Đức Hiếu Sinh Cẩn Thận, "Thương yêu mà cẩn thận". Đã nói, nhắc như vậy đó, mình thương yêu mình mới cẩn thận. Mình cẩn thận mình đi thì mình không đá đá, mình không đạp gai, mình không đạp miểng chai, là mình không khổ chứ gì? Vậy mà nói cẩn thận rồi mà không tập, mấy con đi ra chút cái quên, cái đi ào ào. Nói chuyện, hai người nói chuyện không có nhớ dưới chân mình gì hết. Cho nên Đức Cẩn Thận người ta xây dựng cho mình cái lòng thương yêu để mình tránh đừng có dẫm đạp những loài kiến, những loài nhỏ ở dưới chân chúng ta rất nhiều. Do đó cái lòng thương yêu chúng ta, buộc chúng ta phải tỉnh táo. Khi bước ra thì nó nhìn xuống đất liền, chứ nó không bao giờ mà nó nhìn qua. Nó để ý, nó cẩn thận.

(47:52) Mà cái người mà cẩn thận thì thứ nhất, con thấy không? Không có lọt hầm sụp hố, không có đạp miểng chai, không có đạp gai, không có đá sỏi, phải không? Mà nếu người cẩn thận mà lái xe thì Thầy nói tai nạn giao thông không có. Có phải không? Mấy con tại thiếu cẩn thận, cho nên thấy đường vắng thì chạy ào ào, không ngờ dưới đường họ vọt lên một cái là mình đụng liền tức khắc, thiếu cẩn thận. Đó là mình thiếu Đức Cẩn Thận mấy con. Tại vì hiếu sinh mà cẩn thận, Đức Hiếu Sinh Cẩn Thận. Cái đó là những cái cần phải học. Đạo đức mà. Thầy nói đạo đức nội cái Hiếu Sinh không mấy con thấy nó có từng cấp độ. Cũng một cái nhà cháy, có người kẹt trong này, người ta chạy đến đó, người ta không dám xông vô lửa đâu, người ta đứng la làng kêu gọi người khác. Nhưng có người họ chạy đến, họ nghe tiếng khóc ở trong nhà này, thì họ đạp cửa họ xông vô lửa, họ ôm cái người đó chạy ra. Mình họ phỏng, nhưng cái lòng hiếu sinh của cái người đó gọi là Đức Hiếu Sinh Dũng Cảm mấy con, lòng thương yêu dũng cảm. Còn những người khác đứng ở ngoài không dám xông vô, cũng thương yêu nhưng không dũng cảm.

Các con thấy không? Cái cấp bậc thương yêu nó khác rồi, Thầy đem cái ví dụ như vậy. Cho nên mà vì vậy mà chúng ta học những cái Đức Hiếu Sinh, mình sẽ thấy cái cấp bậc nó. Một người thương yêu người ta đi cẩn thận. Còn một người không thương yêu, cho nên không đi cẩn thận, nó thiếu lòng tin. Cho nên học đạo đức nó hay lắm, mà nó rất tuyệt vời. Nó nói, rồi nó bắt đầu nó áp dụng. Nó áp dụng, bắt buộc mấy con phải đi, đi phải nhìn dưới chân của mình. Nó tập suốt một tháng, hai tháng cái nó quen. Nó quen cái đi ra nhìn, nó quen đi ra nhìn, nó cẩn thận. Còn mấy con học rồi mấy con không áp dụng, không tập, thì mấy con sẽ đi ra chút nhớ, chứ đi một hơi nữa quên hết. Rồi nó mắc say trong chuyện gì, rồi đầu óc nó nghĩ gì đó, rồi bắt đầu cứ chân bước, chứ còn sự thật không cẩn thận bước chân. Đó Thầy nói mấy con thấy không? Cái đức phải tập luyện. Cái gì cũng vậy, tập luyện nó thành cái thói quen. Thành cái thói quen đạo đức là thói quen rất tốt.

Một người đem quà biếu cho mình, mình cảm động, mình cảm ơn người ta. Tại vì người ta thương mình, người ta quý trọng mình, người ta cho mình một món quà thì mình cảm ơn người ta. Thì cái khi mà được cám ơn, thì thay vì để cho cái tâm tình cảm ơn đó trọn vẹn thì cái người kia nói: "Đừng khách sáo." Trời ơi! Mình hết sức, mình tỏ lòng cám ơn thì cái người mà cho mình, họ nói: "Đừng khách sáo! Coi như tự nhiên đi!" Đâu có vậy được! Thành ra làm riết rồi mình không dám cảm ơn ai hết. Ai có cho cứ làm thinh thôi, cứ thầm nghĩ rằng mình biết ơn thôi, rồi mai mốt mình đem mình cho lại thôi. Chứ sự thật ra tiếng nói của mình nói ra tức là mình biết cái người đó họ thương mình, họ mới đem biếu mình, mình có lời cám ơn họ. Nói ra cái lời nói tức là thể hiện được cái lòng của mình. Còn mình làm thinh, không nói gì hết thì có nhiều người người ta nói: "Cái người này biết ăn chứ không biết cảm ơn, không biết gì hết!" Con hiểu không? Mà hễ mình nói cảm ơn thì cái người cho họ nói: "Đừng khách sáo!" Họ cấm mình không cho nói. Là cấm mình không cho nói thì mình thể hiện bằng cái gì đây? Hay hoặc là mai mốt mình đem lại mình cho lại. Như vậy bánh sáp đi bánh quy trở lại, chứ đâu có nghĩa tình nghĩa gì? Các con hiểu không?

(50:58) đạo đức nó dạy rất kỹ, để dạy, nó đánh phá những cái sai lầm. Đừng có bảo người ta khách sáo, không phải là khách sáo đâu. Cái tình thật, mà nhiều người ta thực hiện qua cái tình thật, chứ không phải là người ta nói qua lời cám ơn để mà có cám ơn, không phải đâu. Các con nhiều người quen thói quen rồi. Hễ ai giúp mình gì, "Cảm ơn cháu" này kia nói để cho qua, chứ sự thật ra chưa biết cám ơn người ta như thế nào. Cho nên khi học đạo đức, người ta dạy mình cám ơn, mình phải nói ra tiếng nói, đó là lần đầu tiên. Kế đó hành động của mình phải biết ơn người ta phải làm cái gì. Đó như vậy nó mới đúng con.

Cho nên ở đây Thầy nói về vấn đề đạo đức thì nó là cái lớp học đạo đức con. Rồi Thiền Định cũng phải học, cái tu cũng phải học, chứ không có cái gì mà không học. Để cho cuộc đời chúng ta đem lại sự bình an cho chúng ta mà không làm khổ mình, khổ người. Đó là những cái học đó. Đến đây mấy con thấy chưa? Thôi con ngồi…


Trích dẫn - Ghi chú - Copy