(25:16) Cho nên vừa rồi thì vợ con có hỏi ở trên máy, trên vi tính đó thì hỏi Thầy. Nó hỏi về cái Không Vô Biên Xứ, cho đến cái Thức Vô Biên Xứ. Tại sao mà trong các kinh như kinh Niết Bàn, kinh này kia thì đức Phật ở trong những bài kinh đó, thì nó có nhập bốn Thiền, rồi tới nhập bốn cái Định Vô Sắc này đó. Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, nó nhập Diệt Thọ Tưởng Định phải không?
Thì Thầy chỉ tóm lược Thầy trả lời: Khi đức Phật mà được các vị ngoại đạo dạy thì đầu tiên Ngài nhập cái Không Vô Biên Xứ. Cho đến khi mà cuối cùng, vị thầy cuối cùng dạy thì Ngài nhập được Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Nhưng mà đức Phật nhập được những cái định này rồi, xem lại thì nó không có giải thoát. Nó không có làm chủ được sinh, già, bệnh, chết của mình, cho nên đức Phật mới ném bỏ đi.
Do đó sau khi mà đức Phật khổ hạnh đến tối đa, thì lúc bấy giờ đức Phật không có đi được vì ăn ít quá, cho nên cái sức khỏe nó không còn nữa. Khi đó đức Phật mới được cái chú chăn dê đổ sữa cho mình, mới tỉnh lại. Thì tỉnh lại, đức Phật mới hồi tưởng lại nhớ hồi nhỏ mình ngồi mình tu mà ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Thì đức Phật mới nghĩ con đường mà Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền, cái lộ trình này có thể đưa mình đi đến giải thoát. Còn toàn bộ tất cả những sự khổ hạnh và Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ này thì nó sẽ không giúp mình giải thoát được gì hết.
Cho nên khi đó đức Phật mới nói, nếu như vậy mình bây giờ mà mình có sức khỏe để cho mình tu được thì mình phải ăn lại. Chứ còn nếu mình ăn uống khổ hạnh mình không còn đủ sức mình tu. Cho nên đức Phật mới bắt đầu ăn uống trở lại bình thường. Nghĩa là một ngày ăn ngày một bữa, nhưng ăn no đủ chứ không phải ăn ít, không phải tiết thực như vậy nữa. Do mà ăn đủ trở lại như vậy thì năm anh em Kiều Trần Như mới cho là đức Phật lợi dưỡng, vậy mà không có chơi với đức Phật nữa.
Cho nên đức Phật giờ còn có một mình, do đó đức Phật mới đến cái cội Bồ đề. Trước cái cội Bồ đề đó có dòng sông, để tiện lợi cho mình vừa tắm rửa mà vừa có nước nôi uống này kia nữa, cho nên đức Phật chọn chỗ đó. Bởi vì bây giờ còn có một mình, ai múc nước cho mình uống? Cho nên vì vậy mà ở đó để tiện mình múc nước mình uống hay tắm giặt cho nó tiện. Còn hồi đó thì ở chung với năm anh em Kiều Trần Như, thì những người này họ có thể họ thay phiên đi khất thực hay hoặc là họ múc nước. Mình ăn uống khổ hạnh thì họ lo lắng cho mình được. Còn bây giờ, thì không ai còn lo cho đức Phật nữa. Cho nên đức Phật mới đến cội Bồ đề đó, mới thực hiện từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền rồi đi qua Tam Minh, chứ không có đi vào bốn cái định Không này nữa.
(27:53) Vì vậy mà tại sao bây giờ trong bài kinh Nguyên Thủy nó vẫn có những cái này? Là do ngoại đạo nó đưa vào. Chứ đức Phật đã tu không giải thoát thì bỏ, bây giờ còn lại kê vô đây làm gì? Con thấy cái pháp mà không lợi ích mà bây giờ còn kê vô sắp lớp với nhau như vậy, mà sắp lại trên cái pháp Tứ Thánh Định nữa. Mà rõ ràng là ở trong những cái kinh Phật, thường thường đức Phật xác định trong cái Ngũ Lực đó:
Thì hỏi “Định lực là gì”? Thì đức Phật nói: “Tứ Thánh Định” bốn Thiền: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền đó là Định lực.
Còn hỏi “Niệm lực là gì?” - Thì đức Phật nói: “Tứ Niệm Xứ”.
Mà hỏi “Tấn lực là gì?” - Thì đức Phật nói: “Tứ Chánh Cần”.
Mà hỏi “Tuệ lực là gì?” - Thì đức Phật nói là: “Tứ Diệu Đế”.
Mà hỏi “Tín lực là gì?” - Thì đức Phật nói là: “Tứ Bất Hoại Tịnh”.
Bởi vì tất cả những cái đó đều là những cái pháp nó cụ thể, rõ ràng. Ở trong kinh nó đã liệt kê cho chúng ta biết được cái pháp nào đúng, pháp nào sai? Chứ đức Phật đâu có nói là “Tứ Không” bao giờ đâu? Đức Phật nói “Tứ Thánh Định”, chứ đức Phật không nói “Tứ Không”. Thành ra “Tứ Không” không có, mà bây giờ lại liệt kê theo cái đó, để sắp như vậy thì tức là người sau này làm, chứ không phải đức Phật làm. Đức Phật đã loại bỏ nó ra rồi. Thì hỏi Thầy, Thầy trả lời để cho thấy được tại sao có những cái bài kinh người ta sắp những cái Định như vậy? Từ cái Định Hữu Sắc cho đến Định Vô Sắc rồi mới Diệt Thọ Tưởng Định. Thì như vậy rõ ràng nó có một cái con đường đi nó như vậy.
Thì Thầy mới vạch ra khi đức Phật tu bốn cái loại Định Vô Sắc này không có kết quả, thì đức Phật loại trừ bỏ ra rồi. Cho nên chúng ta hiện giờ chúng ta chỉ cần tu “Tứ Thánh Định” và hướng đến Tam Minh thôi, chứ không cần đi qua bốn cái này. Nó là cái lợi ích thật sự cho cuộc sống của chúng ta, còn cái này nó không lợi ích.
Cho nên hầu hết là các Thầy tu nó lạc vào trong Không Vô Biên Xứ, nó đi vào cái Định tưởng. Cho nên mới đưa ra những cái đề mục bên ngoài đó để mà tu, đó là các pháp của ngoại đạo. Xưa nó cũng có, trước đức Phật nó cũng có những cái pháp tưởng này, cho nên các vị ngoại đạo mới dạy đức Phật đó. Dạy đức Phật tu tập nhập mấy cái Định này.
Thì các con thấy hôm nay nhờ Thầy mà dựng lại tất cả những cái gì. Chứ không khéo người ta cứ xen vô trong kinh sách của Phật, cứ nói Phật dạy như vậy, nó làm lệch đi không biết đường đâu mà tu. Bây giờ Thầy dựng lại tất cả những cái gì mà người ta ném bỏ, của Phật mà người ta ném bỏ. Rồi có sẵn những cái bài kinh ở trong kinh Nguyên Thủy, nói thật sự đức Phật đã loại trừ nó như thế nào, nó cũng có cái lời của đức Phật đã nói rằng: “Tôi tu tôi thấy nhập Không Vô Biên Xứ tôi chỉ biết Không Vô Biên Xứ thôi, chứ không có gì. Ngồi không không đó, như vậy là Không Vô Biên Xứ chứ có cái gì đâu. Bây giờ tôi nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thì tôi cũng chỉ biết Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, chứ không có thấy hết tham, sân, si gì hết được. Thì như vậy có cái mục đích gì mà giải quyết cho tôi được đâu? Tu mà để ngồi vô trong đó chơi vậy thôi, chứ không có gì”. Đó là những cái bài kinh mà đức Phật lý luận. “Nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, một cái Định tưởng cao như vậy mà rốt cuộc rồi nó cũng không có cái gì hết. Nó chỉ biết cái phi tưởng đó thôi, chứ không còn cái gì khác hơn hết. Thì như vậy nó có lợi ích gì? Tôi ném bỏ”.
(31:03) Cho nên nhờ những bài kinh đó mà Thầy vạch ra người ta mới chứng minh để cho biết đức Phật đã luận như vậy, để thấy đức Phật đã giải thoát. Chứ không khéo nếu mà không có những bài kinh đó, mà tội mấy ông Đại thừa, mấy ông mà Tổ của mình trước kia, mấy ông đó đưa vô mà mấy ông không qua. Chứ lẽ ra là người ta gạch mấy câu đó hết đi, thì bây giờ Thầy làm sao Thầy luận, phải không? Thầy làm sao Thầy dựng lại được. Bây giờ gạch mấy cái câu mà ông Phật luận: “Cái này tôi tu không được này kia”, gạch bỏ đi, thì người ta đâu có ngờ được là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là tu được hay không?
Còn này ông Phật ông luận nói cái này tu vậy không đúng rồi. Thì tại sao mấy ông khôn mà không ngoan một chút? Nếu mà ngoan một chút thì đời sau này mình hết dựng nổi. Đó là những cái mà để làm chúng ta có cái bằng cớ, để mà chúng ta dựng lại Phật giáo. Chứ nếu mà Thầy đặt ra thì đâu được. Kinh sách mọi người, người ta dịch chứ Thầy có dịch đâu? Mà bây giờ Thầy nói đức Phật ông nói không có, đức Phật không có nói mà Thầy nói có thì làm sao người ta tin Thầy được? Còn cái này bài kinh rõ ràng mấy ông dịch, chứ tôi có dịch đâu, Thầy có dịch đâu. Rõ ràng là đức Phật đã luận như vậy mà. Thành ra Thầy xách cái đó ra mà Thầy đập cái kia xuống mới được.