00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(43:37)

(43:37) Phật tử Từ Hạnh: Thưa Thầy, cái người mà đến Tu viện của mình, thường thì họ đã ôm pháp về Định Niệm Hơi Thở, cho nên vô đây tu thì con thấy hầu như đều bị ức chế.

Trưởng lão: Họ không phải ôm pháp hơi thở họ tu không đâu, mà họ tu nhiều pháp đều ức chế ý thức, họ không tu theo pháp của Thầy thì họ cũng phải tu theo pháp của Hòa thượng Thanh Từ, họ không tu theo pháp Hòa thượng Thanh Từ thì của Hòa thượng Như Lực, của niệm Phật, của Tịnh Độ, … hoàn toàn những pháp này đều ức chế tâm. Họ đều bị ức chế cho nên vô đây (Tu viện) họ ngồi không đi nữa, họ cũng gom cái tâm họ lại đó họ ức chế, họ đã quen đi cái đường đó rồi.

Cho nên hiện bây giờ họ lọt trong tưởng thế này thế khác đều là do họ bị ức chế trong các pháp của ngoại đạo hết chứ không phải riêng pháp của Thầy mà họ tu sai.

(44:30) Họ vào đây họ tu theo pháp của Thầy là pháp của Thầy dạy họ ly dục ly ác pháp trong nhân quả.

Mà họ tu sai là tại vì họ quen với cái pháp của Ngoại Đạo, của Đại Thừa cho nên họ vô đây họ cứ ức chế họ gom tâm, họ hiểu theo cái hiểu của họ bằng cách gom tâm, làm cho ý thức không khởi niệm đó là cách thức họ hiểu sai là tại vì họ đã tu tập các pháp này. Thiền cũng vậy; niệm Phật cũng vậy; Tịnh Độ cũng vậy; Công Án cũng vậy; Mật Tông cũng vậy, cũng dạy người ta làm cho cái ý thức đừng có khởi niệm. Tất cả những cái pháp bây giờ gọi là Phật giáo Đại Thừa đều là dạy người ta ức chế tâm chứ không dạy ly dục ly ác pháp.

Cho nên vô đây mà ôm pháp của Thầy, coi như là ôm hơi thở thì trong Đại Thừa nó cũng dạy người ta hơi thở thì họ cũng đã quen như vậy rồi, cho nên Thầy rất sợ về cái hơi thở, họ ôm hơi thở là họ gom tâm họ ức chế. Người ta gom hơi thở là vì người ta tu tập để người ta xả những cái chướng ngại trên thân của người ta.

Thí dụ như bây giờ cái thân nó đau nhức, mà bây giờ mình ngồi đây mình nhắc cái tâm mình nó không trụ trong hơi thở, nó cứ tập trung trong cái đau nhức, cho nên nó thấy đau nhức. Mặc dù mình nói “tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Thọ là vô thường, đừng sợ” nhưng mà vẫn thấy đau nhức cho nên đau nhức nó làm cho mình chịu không nổi, buộc lòng mình phải nương vào hơi thở, cho nên mình tác ý chứ không phải làm thinh mà biết hơi thở ra, biết hơi thở vô.

Mà mình tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” nhưng cái cảm thọ nó đã giảm rồi thì bỏ cái pháp này chứ không được tu nó, chứ còn không khéo tu nó là bị ức chế đó.


Trích từ:PHÁP TU CHO NGƯỜI CƯ SĨ
Trích dẫn - Ghi chú - Copy