(01:23:37) Tu sinh 4: Thầy Thầy cho con hỏi.
Trưởng lão: Rồi, con hỏi gì?
Tu sinh 4: …(không nghe rõ).
Trưởng Lão: Trong cái mà về cái Xả Giác Chi thì ở đây cái Xả Giác Chi nó mới tới cái Trạch Pháp Giác Chi, hai cái này là cái cuối cùng.
Thì bắt đầu, đầu tiên con thấy cái Tinh Tấn Giác Chi, ở đây mình nói cái Tinh Tấn Giác Chi chứ sự thật ra đây là cái tinh tấn của thường chứ chưa phải là giác chi thật sự đâu. Nhưng mà nó thực hiện ra mình biết sử dụng nó đó, cái tinh tấn này mình sử dụng theo cái ý thức mình điều khiển, tức là điều khiển cái lực tưởng. Không có được vượt ra ngoài cái ý thức của mình đó, thì nó còn nằm ở trong đó thì mình gọi nó là Tinh Tấn Giác Chi.
Còn nếu nó ngoài cái sức của mình điều khiển nó, thì nó là thuộc về tưởng chứ gì. Nhưng mà sự thật nó hiện ra cái tướng này là cái tướng của tưởng, tức là cái tâm mình nó chưa xả hết đâu. Khi nào mà nó xả hết thì nó mới trở thành cái lực của Tinh Tấn Giác Chi thật sự. Nhưng mà khi xả hết, nhưng mà nó hiện ra mình biết sử dụng nó, biết sử dụng được cái lực để cho mình thực hiện để cho cái phương pháp nó dễ tu. Con hiểu Thầy muốn nói không?
Chứ không phải nó là cái Tinh Tấn Giác Chi thật sự bây giờ đâu, chưa đâu. Bởi vì khi nào mà Xả Giác Chi nó xả sạch hết rồi, nó thanh tịnh đó thì cái siêng năng này mới chính thật sự là Tinh Tấn Giác Chi.
(01:25:12) Còn cái xả giác chi nó chưa có hiện ra, chớ không phải là khi mình tu vậy là xả nó có xả liền ở đó, không có đâu. Tại cái tưởng nó che chứ cái tham sân si của mình còn. Cho nên khi mà con rời tu rồi, có ai nói chướng thì mình thấy tâm mình cũng chướng chướng. Phải không? Như vậy nó chưa có xả đâu, thế nhưng khi mà nó xả, kêu là nó có xả thì người ta nói không có chướng nữa.
Mặc dù nó vi tế, nó vi tế rất vi tế. Nhưng nhiều khi cái vi tế đó nó chưa có hiện ra cái hình, nhưng mà mình vẫn thấy nó có những cái điều kiện mà báo động cho chúng ta biết là xả chưa hết. Là cái thân mà xả chưa hết là cái thân chúng ta có những cảm thọ. Cảm thọ ví dụ như đau nhức hay hoặc cái này kia là nó chưa hết cái tham sân si của chúng ta ở trong này nó chưa xả hết đâu. Nó còn đó là nó còn cái hiện tượng cái quả của nó còn.
Còn nó hết, thí dụ xả hết tham sân si rồi thì cái quả của nó cũng sẽ mau hết, nó xả chưa hết thì nó gọi là… Mà còn cái quả là còn phải đau nhức, phải này kia. Nếu mà nó không xả hết rồi thì cái trời nắng này, cái trời nắng mà hầm hầm con cũng không thấy nắng, nó xả hết rồi.
Cho nên nó xả luôn cả cái thời tiết, bởi vì nó thuộc về xả mà. Mà bây giờ cái Xả Giác Chi nó chưa hiện ra được, cho nên trời hầm hầm thì mình chỉ còn ôm pháp, mà ôm pháp mình quên nó đi, chứ nó có xả đâu. Rồi khi mà mình quên mình tưởng là nó xả ra. Đâu phải đâu, nó có xả đâu. Mà tại nó quên. Phải không? Con hiểu chưa?
(01:26:32) Cho nên đừng có nghĩ rằng bây giờ cái Khinh An Giác Chi nó có cái xả trong đó nó mới khinh an, không phải! Cái khinh an là cái trạng thái Xúc Tưởng Hỷ Lạc của chúng ta nó xuất hiện ra thôi. Nhưng mà mình biết sử dụng nó, đừng có để cho nó thoái quá, đừng có đắm chìm nó, ham thích nó thì lại bị nó dẫn dắt. Cho nên vì vậy mà chúng biết sử dụng nó để cho cái thân chúng ta nhẹ nhàng, nó an ổn mà chúng ta tu tập ở trên pháp Thân Hành Niệm nó không bị mệt nhọc.
Chớ pháp Thân Hành Niệm mà không có Tinh Tấn Giác Chi, cái Khinh an, cái Hỷ Giác Chi này con tu rất là mệt nhọc đó, rất là cực đó.
Cho nên, đầu tiên Thầy dạy người ta 5 hơi thở đi kinh hành 20 bước đó, người ta nói: “Pháp gì mà cực quá!”. Bởi vì đi 20 bước cái ngồi xuống, ngồi xuống thở 5 hơi thở chưa có được yên thân cái đứng dậy. Mới đầu ai cũng vậy, bởi vì con biết nó có Khinh An, có Hỷ Giác Chi, Có Khinh An Giác Chi chưa mà cho nên không thấy cực, phải không?
Còn mình bây giờ nó có chút ít rồi mình thấy không cực, mà phải khoái quá. Thích tu, thích lắm! Bữa đó là nó có cái này rồi cho nên nó mới thích. Còn bữa nào mà nó không có là mấy con thấy cũng cực chứ đâu phải không, mà ráng đó chứ. Kêu là nó cũng vất vả, nhiều khi đi sao nó mỏi chân quá trời, đó là cái khi đó nó không có. Còn nó có thì mấy con đỡ.
Nhưng ở đây chưa hẳn là giác chi. Nhưng mà Thầy nói nó giác chi để các con biết lấy cái ý thức chúng ta điều khiển nó trở thành giác chi thật sự, sau khi nó Xả Giác Chi và Trạch Pháp Giác Chi nó hiện ra đủ thì nó mới trở thành bảy giác chi thật sự của mình. Bởi vì xả nó mới hết rồi thì tức là tất cả những cái này, cái tưởng, cái lực của nó nó cũng bị diệt đi.
Cho nên từ cái lực tưởng nó trở thành, Thầy nói lấy lực ma làm lực của mình mà. Các con hiểu cái chỗ đó? Chỗ mà Thầy trả lời con hôm đó, lấy cái lực ma mà làm lực mình. Thì bây giờ mình sử dụng nó đó là lấy lực của nó chứ không phải là lực của mình thật sự đâu.
Cho nên sau khi cái Xả Giác Chi với cái Trạch Pháp Giác Chi nó hiện ra rồi, thì từ cái lực ma nó trở thành lực mình toàn bộ hết rồi. Lúc bây giờ mình mới sử dụng nó mình nhập các định và mình thực hiện Tam Minh. Các con thấy không, mình sử dụng toàn việc.
Bởi vì cái tưởng nó cũng ở trong thân tâm của mình, nó là ngũ duyên của nó mà, năm cái uẩn của nó mà. Cho nên nó hiện ra mà nó điều khiển theo kiểu của nó, mình bị lệ thuộc vào nó, nó dang tay, mình ở trong cái dục của nó.
Cho nên, đó cũng như là cái ý thức của mình nó có cái dục của ý thức đó, thì mình bị cái dục nó sai cái ý thức của mình làm. Còn cái này cái tưởng, nó cũng có cái dục của tưởng nó sai, cái tưởng nó sai nó làm theo cái dục của nó. Cho nên vì vậy nó ngoài cái điều kiện của mình, buộc lòng mình phải có sự điều khiển của mình, tức là có một cái Chánh Tư Duy của nó. Cái tư duy, suy nghĩ tức là cái trạch pháp. Cho nên mình buộc nó phải theo cái trạch pháp của mình. Cho nên gọi là Chánh Tư Duy của nó ở trên cái pháp tác ý, Như lý tác ý. Gọi là Trạch Pháp Giác Chi đó.
(01:29:17) Khi mình trạch pháp như vậy đó, đầu tiên đó là mình trạch, chưa phải là Trạch Pháp Giác Chi xuất hiện, mà là trạch pháp của chính mình. Con hiểu không? Bởi vì khi đó các nhà học giả, họ dạy về Thất giác chi, đầu tiên họ dạy đó là cách thức pháp trạch giác chi. Còn pháp xuất hiện Thất giác chi là khác. Do tu Tứ Niệm Xứ, do tu Thân Hành Niệm mà xuất hiện Thất giác chi, chứ không phải là pháp Thất giác chi.
Cho nên nó xuất hiện ra mình sử dụng, chứ mình có tu nó đâu. Còn cái đầu tiên mà mình vào mình gọi là tu Thất giác chi là cái pháp Thất giác chi, nó thuộc về Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, nó thuộc về pháp. Cho nên chúng ta trạch pháp, trạch cái câu này ra, chọn lựa cái câu này, trạch là chọn lựa, chọn cái câu này ra để mà tác ý cho nó đúng. Do đó là trạch, phải không? Đó là thuộc về Trạch Pháp Giác Chi.
Bây giờ tôi chọn lựa cái niệm, cái niệm hơi thở hoặc là cái niệm tay tôi đưa ra, hay tôi bước đi và tôi trạch cái niệm đó ra để làm cho tôi có chánh niệm. Con hiểu chỗ đó không? Thì đó nó cũng thuộc về nằm ở trong cái Niệm Giác Chi. Nhưng mà cái niệm đó nó chưa phải, mình mới trạch ra để mình chọn lấy cái niệm đó thôi, để mình tu thôi. Thì cái này là nó thuộc về pháp Thất giác chi, chứ chưa phải là giác chi xuất hiện.
Đó mấy con phân biệt được vậy mấy con mới hiểu. Cho nên những nhà học giả họ…
HẾT BĂNG