00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(35:35)

(35:35) Trưởng lão: Thầy sẽ chỉ cho con, con sẽ nhận thấy cái chỗ mà người tu đắc đạo nó rất rõ ràng. Bây giờ mấy con biết rằng Thầy nói mấy con. Bởi vì đức Phật đã xác định trong bốn cái chân lý của đức Phật đã dạy mà: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Diệt là cái Niết Bàn đó con.

Cái người chứng đạo là chứng Niết Bàn chứ gì. Con hiểu chỗ Niết Bàn không? Thì cái trạng thái Niết Bàn như thế nào? Thầy đem một cái cụm từ để mấy con thấy: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, có phải không? Con nhận nè, thanh thản con không có niệm nào trong đầu, tâm con đang thanh thản, thân con ngồi yên ổn, không đau, không tê nhức thì nó an lạc chứ gì. Còn bây giờ ác pháp nó không có tác động vào con, thân tâm con thì đang yên ổn, tức là bất động. Có phải không? Thì bây giờ con nhận thấy nè: “Tâm thanh thản, an lạc” là bất động rõ ràng rồi.

Nhưng mà cái thời gian mà con sống được với nó là bao lâu? Nó không lâu đâu, thì đó là phàm phu. Các con hiểu chưa? Còn cái người tu chứng đó, luôn luôn lúc nào người ta cũng sống trong đó con. Cho nên bây giờ Thầy tiếp duyên với mấy con là do từ cái chỗ bất động đó nó diệu dụng nó tiếp mấy con, tùy theo căn cơ, tùy theo cái thân tâm của mấy con mà Thầy trả lời. Các con hiểu chưa?

Cho nên từ cái bất động nó diệu dụng, còn con từ cái tâm tham, sân, si mà con nói ra thì đó là con ở cái chỗ cái động mà con nói ra, cho nên con không dính chỗ này thì con bị kẹt chỗ kia. Còn Thầy thì giải tỏa hết mọi cái, rồi bây giờ Thầy trở về mấy con đi về hết rồi, Thầy ngồi một mình Thầy thì nó trở về bất động, nó không có nghĩ gì hết, thậm chí như buồn ngủ nó không buồn ngủ mấy con. Đó là cái người chứng đạo. Còn mấy con thì không được, phải ngủ chứ không thể không ngủ được.

Phật tử 4: Con kiến nó bò trên đầu Thầy.

Trưởng lão: Kệ nó con, Thầy vuốt sợ nó chết đó con, để nhè nhẹ nó bò rồi nó đi đó con.

Phật tử 4: Dạ, bạch Thầy, chúng con muốn được biết kết quả sự tu đắc quả của Thầy là những điều con được biết, tất cả những sự kết quả?

(37:34) Trưởng lão: Cái kết quả hiện tại mà con thấy rõ ràng (là) thân Thầy không có bệnh đau, mà lớn tuổi, 81 tuổi rồi mạnh khỏe, chân đi vững vàng, trèo núi vẫn được, con thấy nó khỏe như vậy đó. Thì đủ biết rằng cái kết quả của người tu. Thật sự cái thân người nào cũng giống như người nào. Tại sao người tu lại cái thân lại khỏe như vậy? Đó là cái hiện tượng mà mấy con thấy rất rõ, tiếng nói rổn rảng, không run. Có phải không? Mấy con nghe Thầy nói nãy giờ có run không? Còn cái người già mà cỡ tuổi Thầy, lớn hơn từ 90 tuổi đó, 100 tuổi thì tiếng nói run run rồi con, chứ nó không có mạnh mẽ, nó không có cứng ngắt như Thầy.

Đó, nhìn qua Thầy thì con biết là cái người chứng hay không chứng. Rồi nhìn qua Thầy đó con thấy mặt của Thầy nó không có nhăn như một ông người già mà 80 tuổi. Có phải không? Nhìn vào và luôn luôn lúc nào trên gương mặt Thầy nó cũng có cái niềm hân hoan, nó không có vẻ âu sầu, các con có hiểu chưa? Nội cái đó mấy con nhận thấy người tu chứng, chứ người phàm phu thì không thấy được. Thầy nói hoàn toàn Thầy không nói về vấn đề mà thần thông phép tắc đâu. Mà vấn đề nhận xét qua cơ thể của Thầy biết là cái người tu chứng hay không. Cái này là hình thức cụ thể.

Phật tử 4: Dạ, bạch Thầy, đó là về phần sức khỏe ạ! Thế còn kết quả về phần cứu nhân độ thế thì kết quả của sự đắc quả của Thầy là những gì ạ?

(39:05) Trưởng lão: Coi như là Thầy đã độ một cái số người, bây giờ mấy con chưa đọc sách Thầy thì thôi, đọc sách Thầy (thì) tham, sân, si của con mười nó giảm xuống bảy hoặc là năm. Các con thấy Thầy đã độ chúng sanh nó là như vậy đó. Không đọc thôi, chứ đọc thì mấy con tự dưng mấy con bây giờ thấy hồi đó giận mười chứ giờ giận còn có bảy, có năm. Đó là cái kết quả của độ chúng sanh của Thầy rồi. Và bây giờ Thầy đang dẫn dắt một số người làm chủ được như Thầy, chứ không phải có cố định ưu tiên. Nghĩa là dựng lại Phật pháp là dựng lại bằng cái thân giáo, chứ không phải bằng thuyết giáo suông. Nó có thuyết giáo và có thân giáo.

Cho nên cái kết quả của mấy con tuy nhỏ, nhưng nói lên được chánh pháp của Phật, vì vậy đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Người nào không đến với đạo Phật, không hiểu Phật giáo thì thôi, mà đã hiểu (là) có giải thoát. Nghĩa là bây giờ mình hiểu Phật giáo rồi, người ta chửi mình bây giờ mình giận có năm, hồi đó mười bây giờ còn có năm. Đó là lợi ích, mà mình chưa tu con, mới có hiểu thôi mà nó giảm xuống rồi. Đó là cái thực tế của Phật pháp. Con hỏi gì con?

Phật tử 4: Con xin hỏi, con rất tin tưởng và hướng về cửa Phật. Nhưng vì con còn gánh nặng gia đình quá, thật ra con chưa quy y được. Giờ con xin Thầy chừng nào mới được?

Trưởng lão: Quy y có nghĩa là mình nương theo chứ mình chưa hẳn là một người tu sĩ con. Cho nên con quy y Phật, Pháp, Tăng có nghĩa là mình chọn lấy một cái chỗ để tựa nương. Con tin tưởng Phật pháp mà từ lâu tới giờ con chưa quy y là tại vì con chưa, con còn đang tìm coi chỗ nào đúng, chỗ nào sai? Bây giờ tìm đúng cái chỗ này đúng rồi, cái chỗ này giải thoát rồi, thì con quy y là con đã chọn lấy cái chỗ tựa của con, để con làm cái điểm tựa con sống, con không thể còn đi đâu khác hết, thì bắt đầu bây giờ con xin quy y. Thì cái điều kiện là cái tâm nguyện con tự quy y Phật mà, cái tâm nguyện của con là con đã quy y rồi.

Rồi cái vị Thầy đó, người ta chỉ làm một cái giấy tờ để chứng chỉ cho cái hình thức con đã thực sự con đã nương theo Phật rồi. Thì đó là quy y Phật, nó không có gì hết. Con thấy không? Từ đây về sau con cứ nghiên cứu về kinh sách Phật, con không còn muốn đọc kinh sách ngoại đạo nào nữa hết, mà con nghiên cứu về kinh sách, về những lời Phật dạy, từ đó con thấy cái lòng mà tin tưởng Phật, con lại hiểu cái nghĩa nó sâu hơn con.

(41:36) Hồi trước thì con tin có mười phần, thay vì mười phần thì con tin có năm phần thôi, con đang còn đi tìm, nhưng mà khi con tìm gặp được rồi thì cái lòng tin con nó trọn vẹn mười phần. Bây giờ con mới đọc thấy những cái lời Phật dạy thấm thía vô cùng, nó lại sâu sắc hơn con. Cũng từ một cái trí hiểu biết mà cái lòng tin trọn vẹn rồi con thấy những lời của Phật sao con có thể rơi nước mắt! “Sao đức Phật thương chúng sanh đến mức độ!?” Những cái lời này từ một người cha mà thương con nói ra, từ một người mẹ thương các con mà dạy các con mình từng chút. Nó thấm thía cái chỗ này lắm con!

Cho nên, Thầy nói khi mà con tìm gặp được cái chánh pháp của Phật rồi, con đặt trọn niềm tin ở trong đó rồi, con quy y theo Phật rồi, thì từ đó con lại đọc những cái lời của Phật dạy con thấm thía lắm! Từ cũng một cái hiểu biết, mà cái hiểu biết trước kia nó cạn cợt, mà cái hiểu biết của lòng tin nó lại sâu sắc vô cùng. Rồi đó là sự hướng dẫn của Thầy để giúp cho mấy con. Rồi bây giờ mấy con chọn lấy được lòng tin của mấy con rồi.

Còn nghi ngờ là chưa quy y. Điều đó là điều chắc chắn mấy con. Quy y mà mình còn nghi ngờ là tội không tốt, nó làm cho mình cái chủng tử, gieo cái chúng tử Phật giáo nó không có trọn vẹn. Cho nên vì vậy mà khi mình đã tin trọn vẹn rồi, thấy đây chỉ còn duy nhất con đường này rồi, chỉ còn biết nương tựa vào đây mà thôi thì quy y. Có như vậy thôi, chứ không phải quy y theo cái chỗ hời hợt.

Phật tử 4: Bạch Thầy, con xin hỏi câu cuối cùng này thôi?

Trưởng lão: Hỏi đi con!

Phật tử 1: Dạ thưa Thầy. Trong hai trường phái duy tâm và duy vật thì con chưa biết cái nào đúng cái nào sai? Nhưng con được đọc một cuốn sách học văn của nhà nước phát hành ra, thì con nói một ví dụ như mà cô Phan Thị Bích Hằng là một nhà ngoại cảm, mà là một vị tướng, là lãnh đạo của một tổ chức ngoại cảm. Thế thì con còn đang đứng ở chỗ ngã ba đường không hiểu giữa tâm linh và bên khoa học như thế nào con chưa rõ được thưa Thầy?


Trích dẫn - Ghi chú - Copy