00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(01:22:08)

(01:22:08) Tu sinh Anh Duy: Dạ thưa Thầy, con là cư sĩ Anh Duy. Pháp danh của Sư Giác Thường đặt cho con là Chơn Hạnh. Nay con cũng mới về Tu viện, mà thời gian gần đây thôi, con có thắc mắc trong bốn giờ tu tập, là con xin phép Thầy cho con hỏi.

Dạ Thầy, là thời gian gần đây con có đọc cuốn Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống, có hai mươi lăm giới hành của Sadi đó, con mới đọc và nghiên cứu để lấy kinh nghiệm con tu tập. Con dùng cái Định Niệm Hơi Thở và con tác ý từng cái sự thở, cái địa đại, thủy đại, phong đại, hoả đại, phong đại, con tác ý luôn cái mắt và các căn, sắc trần, sắc thức…​ Con cảm thấy cái ngã nó tuôn trào ra ở ngoài đó, rồi nó tức, nó muốn loạn điên. Mà thời gian mới hôm nay, sáng tới tối giờ đó…​nó tức, nó muốn loạn điên. Con xả thiền ra con thấy không có cái gì là thanh tịnh hết…​ Và con muốn hỏi Thầy cái trạng thái đó coi nó như thế nào. Nếu mà đúng thì con muốn thưa với Thầy chỉ dẫn cho con cái phương pháp làm chủ giấc ngủ cho nó thanh tịnh luôn…​ Không biết cái nào là đúng hay sai. Xin Thầy vui lòng chỉ dạy cho.

(01:23:50) Trưởng lão: Ừm. Thật ra thì con chỉ đọc trong sách đó nó nói về cách thức mà tu tập về phong đại, hoả đại, thuỷ đại…​ Nhưng không phải vậy đâu con, khoan đã. Bởi vì đọc trong sách là nó nói như vậy, chứ nhưng mà phải được thân cận thiện hữu tri thức người ta hướng dẫn, chứ không khéo mình tu như vậy mình bị tưởng mất. Bởi vì người ta biết cái căn cơ, cái trình độ của mình lúc bấy giờ phải tu cái pháp nào trước cái pháp nào sau.

Cho nên trong bốn cái loại Định của Đức Phật, con lưu ý: Định Vô Lậu, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Niệm Hơi Thở, Định Sáng Suốt. Con thấy không, đó là bốn loại Định mà Đức Phật đã đề ra cho chúng ta biết bốn cách.

Bây giờ trong cái giai đoạn của mấy con hiện giờ là phải tu Định Vô Lậu. Tức là triển khai cái tri kiến, cái sự hiểu biết của chúng ta, để xả toàn bộ tâm chứ không được nhiếp tâm ở trong cái quán tưởng, một cái nào khác nữa hết. Cho nên thí dụ Đức Phật có dạy chúng ta quán tưởng thân bất tịnh, nhưng mà trong khi chúng ta chưa có sử dụng được cái tri kiến đạo đức của chúng ta để xả cái tâm bằng cái đức hạnh - giới luật, thì chúng ta quán thân bất tịnh coi chừng chúng ta bị tưởng.

Nó cũng dùng pháp tưởng, nhưng mà tưởng là khi nào mà chúng ta dùng giới luật thanh tịnh được thân tâm, thì chúng ta quán cái đó thì chúng ta nó không bị tưởng. Chứ không khéo nó sẽ bị tưởng. Cái tưởng của chúng ta nó còn mang đầy cái tham, sân, si, thì cái tưởng đó rất mạnh, mấy con. Cho nên người ta biết được cái căn cơ của mấy con là lúc bấy giờ ở trên cách thức sống của mấy con, giới luật ở cái mức độ nào, người ta sẽ dạy ở chỗ đó. Thí dụ như giới luật các con thanh tịnh đến những cái giới nào, thì người ta sẽ hướng dẫn ở cái mức độ đó. Còn các con chưa thanh tịnh ở mức độ đó, thì người ta sẽ không hướng dẫn cho mấy con tu tập về các pháp khác.

Chánh Niệm Tỉnh Giác là nó giúp cho chúng ta tri kiến giải thoát, nhưng mà tri kiến giải thoát chúng ta chưa học được Đức hạnh - Giới luật, thì Chánh Niệm Tỉnh Giác nó sẽ trở thành tà pháp. Nó làm chúng ta bị ức chế tâm. Các con hiểu điều đó?

(01:25:49) Cho nên trước tiên mấy con phải đi vào cái Định Vô Lậu. Mà vào cái Định Vô Lậu thì phải triển khai cái tri kiến của mấy con, cái sự hiểu biết về Giới luật. Các con chưa hiểu biết về giới luật gì hết, chưa thông suốt hết mà mấy con lo tu tập Thiền thì mấy con chưa chuẩn bị, sẽ bị lọt vào những cái phương pháp đúng của Phật, nhưng nó lại thành ra những cái phương pháp tu tưởng, tu tưởng mất.

Cái giới luật nó phải đi trước. Mà nó trước ở cái mức độ nào rồi nó đến cái pháp nào, cũng như bây giờ giới luật chưa nghiêm chỉnh mà mấy con tu Định Niệm Hơi Thở. Tu để làm quen với nó thì thôi chứ tu hơn một chút nữa là mấy con bị lạc. Mười sáu cái đề mục ở trong cái Định Niệm Hơi Thở, những cái đề mục khác ở trong pháp Thân Hành Niệm và Tứ Niệm Xứ. Cho nên nó mười chín cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở. Hơi thở rất quan trọng chứ không phải dễ.

Còn quán về đất, nước, gió, lửa, đều là mấy con phải ở trên căn cứ vào giới luật, để coi thử coi mấy con sẽ sử dụng hiểu biết cái giới luật chỗ nào. Như năm giới của cư sĩ. Năm giới của cư sĩ, đó là nói riêng cho cư sĩ, còn nói chung là cư sĩ và tu sĩ đều là phải có năm giới cơ bản. Bởi vì nó là Đạo Đức Nhân bản, cho nên chúng ta là con người là chúng ta phải có cái đạo đức này. Không thể không có được. Cho nên chúng ta phải hiểu được những cái điều này, tức là tri kiến chúng ta phải biết.

(1:27:10) Và đồng thời chúng ta có phạm năm giới này không? Căn bản nhứt mà, nó là nhân bản. Chúng ta là loài động vật, nhưng mà chúng ta nhờ có năm cái giới này nó mới gọi là chúng ta nhân bản, cái gốc của con người. Còn chúng ta không có cái đạo đức thì chúng ta là loại động vật mà thôi. Mặc dù là con người, chúng ta cũng có mặt, có mũi, có tay chân; cũng như một loài đười ươi, như một con khỉ, một con vượn, nó cũng giống như chúng ta vậy, nhưng mà nó là con vật. Bởi vì nó không có thể nhân bản được. Còn chúng ta có nhân bản. Còn chúng ta là con người mà không nhân bản thì chúng ta cũng như con vật mà thôi. Đó, phải hiểu như vậy.

Cho nên nó là cái đạo đức căn bản nhứt. Rồi bắt đầu từ đó chúng ta đi lên nữa. Thập thiện là nhân quả, mà nhân quả mà chúng ta không biết thì nó sẽ đem đến những quả đau khổ cho chúng ta, hành động ác của chúng ta sẽ đem đến những quả khổ cho chúng ta. Cuộc đời chúng ta toàn bộ gặp khổ. Cho nên trên cái bước đường tu tập, chúng ta phải đi từ cái chỗ hiểu biết này đến chỗ hiểu biết kia của giới luật, rồi mới Thập Giới Sa-di, mấy con.

Chớ không phải khi mà chưa biết được năm giới, chưa có thông được thập thiện mà vô đó thọ thập giới Sa di là mấy con hỏng chân hết. Phải đi từng bước. Cho nên lần lượt mấy con sẽ tìm hiểu, học hiểu cho rõ, rồi chừng đó người ta sẽ dạy cho mấy con những cái phương pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Chánh Niệm Tỉnh Giác, tu mà cho đến khi mà cái tri kiến của mấy con nó xả sạch được tâm thì người ta mới dạy mấy con Chánh Niệm Tỉnh Thức. Ở trong cái tỉnh thức của nó. Đó thì bắt đầu người ta mới dạy cho mấy con cái pháp môn hơi thở, để làm gì? Để luyện Thần Lực đó. Chứ không phải Định Niệm Hơi Thở để mấy con mà tu Định Niệm Hơi thở để vào định đâu. Mà luyện Thần Lực bằng những cái đề mục của hơi thở. Cho nên nó có những cái phương pháp tác ý của nó. Cho nên con cứ từ từ, để rồi Thầy sẽ dạy. Thầy biết tu như vậy chưa đúng. Thầy sẽ dạy cho. Thôi, mấy con cứ lo học cái lớp đạo đức cái đã.

(1:29:16) Các con thấy cái lớp Tam Quy mấy con chưa học, có phải không? Quy y Phật, quy y Pháp. Người cư sĩ mà vào đạo Phật là phải thọ Tam Quy rồi mới tới Ngũ Giới. Tại sao mà Thầy đưa Ngũ Giới trước, mấy con? Tại vì xã hội chúng ta hiện bây giờ cái đạo đức nó xuống cấp quá. Mà nếu Thầy không soạn cái đạo đức này để phổ biến rộng ra mà lo dạy Tam quy, thì Tam quy phải nói là cái đức hạnh của Đức Phật, cái gương hạnh của Đức Phật. Quy y Phật mà mình không hiểu Đức Phật là ai, không hiểu cái hành động sống của Đức Phật như thế nào. Bây giờ cái bộ sách Quy y Phật mấy con có chưa?

Rồi Quy y Pháp, Pháp nào, Pháp gì? Để không người ta lừa đảo mấy con, người ta nói pháp này của Phật, pháp kia của Phật. Mấy con bị lừa đảo mấy con đâu có biết được. Cho nên quy y Phật, quy y Pháp là không ai mà lừa đảo mấy con được. Quy y Tăng là mấy con chọn một vị thầy của mấy con là một người chứng đạo, làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Chứ đâu phải đụng ông nào mấy con cũng chọn làm thầy mình đâu. Thấy ông đó làm trưởng ban, hoặc cái này cái kia, giàu có, chùa to, Phật lớn, được mọi người đảnh lễ cung kính. Mấy con xu hướng theo, coi như ông ta là thầy mấy người. Nhưng ông ta vẫn sống như một người bình thường, vẫn danh, vẫn lợi, vẫn ăn, vẫn uống, vẫn say sưa, vẫn y chạy theo dục lạc như người, thế mà làm thầy mấy con à?

Mấy con phải chọn lấy một vị thầy mà người đó phải chứng đạo, phải làm chủ sự sống chết, thì đó là vị thầy của mấy con chứ. Để cái kinh nghiệm của người tu chứng mới dạy lại mấy con, mấy con mới tu chứng chứ. Còn cái ông thầy đó chỉ dạy mấy con chỉ ở trên dục lạc không hà, thì như vậy mấy con thấy cuộc đời mấy con tu như thế nào?

Cho nên bây giờ mấy con cứ về để mà học đạo đức, rồi Thầy sẽ dạy. Phải cố gắng! Bỏ hết cuộc đời còn trẻ mà nếu tu không được, quá uổng mấy con. Mà trong tuổi trẻ tu được thì đó là lợi ích rất lớn cho Phật giáo mấy con, cho Phật Pháp. Lợi ích rất lớn cho mọi người, bởi vì tuổi trẻ mấy con còn thời gian khoẻ mạnh, mấy con sẽ đem cái Chánh pháp này mà dạy cho người khác. Thầy đang nhìn vào cái tuổi trẻ của mấy con đó.

(1:31:22) Bây giờ Phật Pháp phải nhờ vào cái tương lai của tuổi trẻ. Bây giờ những người lớn tuổi như mấy con, Thầy dạy rồi, sức khoẻ mấy con, bây giờ đi ra đó, bây giờ đưa mấy con đi ra chỗ nào dạy thì sức khoẻ mấy con đâu bằng tuổi thanh niên đâu mấy con.

Cho nên mấy con chỉ cần nhập diệt là mấy con thấy an. Bởi vì tu rồi mấy con thấy cuộc đời này không có còn nghĩa lý gì hết. Muốn ra đi. Nhưng mà vì cái nhiệm vụ của mấy con, còn một tấc hơi mấy con phải độ chúng sanh mà thôi. Chứ còn tuổi trẻ thì cái nhiệm vụ nó phải gánh vác. Cho nên ở đây những người tuổi trẻ là mấy con phải thấy cái trách nhiệm của mấy con rất lớn đó mấy con. Mấy con phải còn có cái thời gian mà bây giờ mấy con phải tu đúng, tu nhanh để cho mấy con phải đạt được kết quả rõ ràng.

Thân giáo mấy con cụ thể, rõ ràng, nói đâu mấy con làm được đó, chứ đâu phải nói đùa nói giỡn được. Đó, mấy con thấy cái trách nhiệm của mấy con lớn như vậy. Chứ còn những người lớn tuổi này, người ta tu xong rồi thì người ta muốn ra đi liền tức khắc. Người ta đâu còn sức khoẻ đâu để mà hướng dẫn đâu. Nhưng vì không có người, buộc lòng Thầy để cho họ hướng dẫn. Chứ họ vào Niết bàn, họ bỏ cái thân này không phải sướng cho họ sao?

Khi tu xong rồi người ta đâu có còn tha thiết gì đối với cuộc sống thế gian này nữa đâu, mấy con. Người ta muốn ra đi, chứ người ta đâu muốn ở đây. Cho nên Đức Phật tu xong rồi, Đức Phật cũng muốn ra đi chứ Đức Phật đâu có muốn ở đây. Nhưng vì độ chúng sanh, vì chúng sanh còn đau khổ. Cho nên thậm chí như Đức Phật nhìn cái hoa sen, có hoa sen nở mà có hoa sen còn chìm trong trong nước, chưa nở trên mặt nước. Phật thấy chúng sanh khổ quá, không thể bỏ được. Cũng như Thầy tu rồi, Thầy thấy quá khổ, biết chúng sanh có độ được không? Nhưng mà gánh vác chúng sanh là cả một vấn đề khổ chứ đâu phải không. Hai mươi mấy mấy năm trời nay mấy con thấy Thầy làm được những gì? Mấy con thấy, rất là đau khổ mấy con.

(1:33:07) Điều mình muốn, mong muốn mà nó không bao giờ nó đạt được cái mong muốn của mình đâu. Cứ sóng gió dập dờn! Cũng như bây giờ xin phép được rồi thì bắt đầu nội bộ mình chia rẽ lẫn nhau, để rồi không làm được những gì hết. Chia rẽ mà làm gì? Giấy phép để ngó mà thôi. Các con thấy không? Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải học đạo đức, phải học đúng cách của nó. Đoàn kết, thương yêu nhau, bởi vì đây là kê vai gánh vác với nhau, chứ không phải có một người nào mà làm được chuyện này. Cả bao nhiêu người trên hành tinh này chứ đâu phải một người đâu. Mà có một người làm sao làm nổi?

Phật giáo mấy con thấy, trong đời Đức Phật, bao nhiêu vị chứng quả A La Hán, thế mà từ khi Đức Phật nằm xuống rồi, còn những gì của Phật giáo? Bây giờ nhìn kinh sách lại mấy con thấy không, có cái pháp nào dạy chúng ta làm chủ sanh, già, bệnh, chết không? Lý luận thì hay, nói thì hay, nhưng mà cuối cùng tu được những gì đây? Các con cứ nhìn từ Đông sang Tây coi Phật giáo người ta tu được những gì? Hay là tu để có chùa to Phật lớn, hay tu để có những cái danh, cái lợi?

Hôm nay mấy con cố gắng hơn nữa mấy con. Khi mà Thầy về thăm đều là mục đích Thầy sách tấn mấy con đoàn kết, nỗ lực tu tập thật tình, quyết tâm làm cho được, dựng lại nền đạo đức của Phật giáo cho mọi con người trên hành tinh này. Đó là mục đích phải gánh vác của mấy con. Vai của mấy con còn gánh nặng lắm, mấy con. Thầy bây giờ đã lớn tuổi rồi, Thầy mong mấy con tu tập được, làm chủ được, Thầy trao cái gánh này cho mấy con, Thầy sẽ ra đi. Nhiệm vụ của Thầy đã hết.

Chứ đâu phải mà Thầy ở đây đâu mấy con. Lẽ ra Thầy đi lâu rồi, nhưng mà Thầy thương xót mấy con, nhìn mấy con có duyên với Thầy mà bỏ đi thì bây giờ mấy con sẽ như thế nào? Có còn ngồi ở trong cái Tu viện Chơn Như này nữa không, có còn ngồi ở trong cái lớp này mà để nghe Thầy nói không? Thầy biết cái duyên của Thầy với mấy con còn, cho nên Thầy phải kéo dài từ đây để mà gặp mấy con, để truyền lại cái kinh nghiệm tu tập của mình, để truyền lại cái Chánh pháp của Phật.

Thầy biết mấy con đọc sách mấy con thấy hay lắm, đúng lắm. Từ lâu tới giờ thì mấy con đọc sách thì đâu có thấy được đâu, nhưng hôm nay thấy được rồi thì phải cố gắng, mấy con.

Con về. Có Thầy thì Thầy sẽ hướng dẫn, Thầy không bỏ. Nhớ, ráng học đạo đức hiện giờ.

(1:35:38) À bây giờ …​ xong rồi hả con? Có gì không con, cứ nói đi. Rồi Thầy còn qua bên nữ nữa con. Thăm mấy con rồi Thầy còn qua thăm bên nữ.

Tu sinh Minh Phước: Mô Phật. Kính thưa Thầy. (Thôi xá Thầy một lễ thôi con) Cái nghiệp của con cũng nặng thưa Thầy, cơ thể nó cũng có rất nhiều chứng bệnh. Cho nên nhiều khi tập một thời gian cái nhiếp tâm nó cũng chưa có được, cho nên nhiều khi nó cũng thối chí mà nó muốn về để mà trị bệnh, uống thuốc. Nên hôm nay nhân duyên lành được Thầy về đây sách tấn chúng con, khi nghe con rất cảm động, con cũng xin cố gắng ở lại Tu viện, cố gắng tu tập mà sau này cũng cầu mong gánh vác sự …​ an lành trong khi Thầy …​ Thầy chứng minh cho con.

Trưởng lão: Ừm. Thầy chứng minh. Cố gắng, mấy con. Khi nào mà, coi như là trong cái giới trẻ mấy con thì Thầy có sự chú ý đến mấy con. Phải cố gắng bởi vì tuổi trẻ mà như thế này, đời nó còn nhiều cám dỗ dục lạc, thế mà mấy con dám bỏ vào tu như thế này là gan dạ lắm. Thì các con là tương lai của Phật giáo, phải nỗ lực. Để rồi Thầy sẽ lần lượt, Thầy sẽ theo dõi từng chút, Thầy sẽ hướng dẫn cho. Thầy sẽ hỏi thăm kỹ lưỡng đàng hoàng, hướng dẫn từng chút cho mấy con. Thầy không bỏ một người nào đâu. Cố gắng, mấy con.

Thôi bây giờ thì mấy con…​ Còn gì nữa không con? Con.

8- NHIỆT TÂM, CẨN THẬN, KỸ LƯỠNG

(01:37:54) Tu sinh Gia Khánh: Kính thưa Thầy, nhân duyên lành hôm nay được Thầy về thăm chúng con. Chúng con rất là vui mừng. Con xin thưa Thầy con tu tập, bởi vì con tu tập để …​ có phần là thì như hồi nãy Thầy đã nói, về đạo thì như vũng nước tát gần cạn mà ra đời thì nó nhiễm trần, thì nó bị ác pháp tấn công lại. Ác pháp tấn công lại thì con bị, có phần con bị hôn trầm, còn một cái nữa là, thật sự làm bài thì cái ý kiến của con nó không được rõ ràng, mạch lạc như mọi người. Có cái nữa là sự tu tập của con về Như Lý Tác Ý, nó không có kết quả tốt lắm. Còn những gì Thầy dạy về xả tâm thì chúng con hiểu ở ngoài, hiểu qua chứ chưa có xả được thân tâm. Xin Thầy hướng dẫn kỹ lưỡng thêm. Như con đi kinh hành, đi Thân Hành Niệm có được không, và Như Lý Tác Ý thế nào cho kết quả tốt, cho thân tâm mình thanh tịnh để được tu tập tốt ạ.

Trưởng lão: Trong vấn đề tu tập đó là tu ít mà chất lượng cao. Chẳng hạn như bây giờ con muốn tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên cái thân hành bước đi của con. Thì con quyết định là tu tập trong mười bước đi, mà mỗi bước đi đều có cái chất lượng rất cao, cái sự tác ý và cái sự làm theo cái thân hành của con, và quan sát chung quanh con phải có sự cẩn thận, kỹ lưỡng trên cái hành động tu tập đó, gọi là nhiệt tâm, thì nó mới có kết quả.

(1:40:05) Còn con tu láng, tu linh, đi thì cũng có đi vậy đó, tu vậy là tu lấy có . Hồi đó là cái sự tu sai, tu không đúng đâu. Cho nên ở đây khi mà không tu thôi, mà tu, một lần mà đưa cái tay lên như thế này thì chú ý hết sức mình, chú ý cái hành động đưa lên. Và nhiệt tâm trên cái hành động đưa tay lên và phải có cái tác ý, ý của chúng ta muốn đưa cái tay lên để mà đẩy lui cái bệnh đó.

Thật sự nhiệt tâm ở trong tâm chúng ta là quyết định để đẩy lui cái thân bệnh này. Cái bệnh nhức đầu, bệnh đau bụng, bệnh gì thì khi đưa tay lên với một nhiệt tâm thật sự. Đây là đưa lên để mà đẩy cái bệnh. Thì trong khi các con tu, cái sức của các con làm được cái điều đó năm lần, cao lắm là mười lần nhiệt tâm. Chứ hơn nữa là các con tu lơ mơ, tu cầm chừng. Thầy biết.

Sau khi rèn luyện được cái nhiệt tâm, cái cẩn thận đó thì lần lượt mấy con mới tăng dần lên. Chứ mà chưa rèn luyện được cái Đức Cẩn Thận, cái nhiệt tâm của chúng ta thì chưa chắc chúng ta sẽ có một thời gian dài để nhiệt tâm. Hầu hết mấy con tu thì cái thời gian mấy con muốn dài, nhưng mà nhiệt tâm lại không có. Không có nhiệt tâm ở trong cái thân hành của chúng ta. Cho nên vì vậy mà tu cầm chừng, tu lơ mơ, tu không thấu suốt.

Đó, cho nên vì vậy có Thầy nhắc nhở mấy con, mấy con tu tập kỹ lưỡng lại, hẳn hoi từng chút, từng chút, thì cái sự nhiệt tâm của mấy con, từ đó nó sẽ kéo dài ra được. Các con hiểu điều đó?

Chứ không phải muốn tu là mình tu nhiều là nhiều. Nhiều mà không chất lượng thì cũng như cái người làm mà không cẩn thận. Kêu là làm dối đó. Cho nên cái sự tu tập của mấy con là sự tu tập dối, không thật. Chứ nếu mà tu tập thật thì mấy con đã làm chủ lâu rồi. Và cái tâm mấy con đã xả hết rồi. Còn tu tập dối thì xả không hết. Tu hoài mà giờ cũng còn sân, hoài mà sao bây giờ cũng còn si. Đó là tu dối.

(1:42:10) Mình phải xét thấy cái lỗi của mình chứ. Phải thấy được cái lỗi của mình, mà thấy được cái lỗi của mình rồi thì nhứt định là mình phải chừa những cái lỗi đó. Thấy lỗi mình để mà diệt, mà trừ nó. Cho nên Đức Phật nói: “Thấy mỗi mình, đừng thấy lỗi người”, đừng nhìn ra ngoài ai hết mà thấy mình. Mình tu tập sai là cái lỗi của mình.

Thôi bây giờ Thầy nói rồi mấy con xét lại có phải mấy con tu tập sai không? Mấy con thấy sai rất nhiều chứ đâu phải sai ít đâu. Tại sao tu tập không kỹ lưỡng? Tu tập phải nhiệt tâm, tu tập phải cẩn thận.

Không tu thôi, tu là một cái chuyện làm rất cẩn thận, chớ đâu phải tu chơi. Tu đâu phải lấy có. Cho nên chúng ta bỏ hết cuộc đời rồi mà bây giờ làm chuyện lấy có à? Làm cho ai cũng thấy mình tu à? Làm đâu phải lấy cái hình thức để che đậy? Mà đây thật sự là tu thật, cho nên mỗi hành động, bởi vậy Thầy dạy người ta tại sao mà người ta đẩy lui bệnh được. Thầy chỉ dạy người ta đưa cánh tay ra, đưa cánh tay vô, tay này, tay này, thế mà đẩy lui được bệnh. Tại vì người ta nhiệt tâm đẩy lui bệnh, còn mình thì thật sự có bệnh nhưng mà chỉ cầu mong thuốc thang kia à.

Còn đây, đẩy lui bệnh cũng nói ờ: “Cái bệnh nhức đầu này theo cánh tay mà ra!” rồi cứ đưa tay ra vô như vậy cho lấy có, chứ đâu phải nhiệt tâm mà đẩy lui bệnh! Còn ở đây người ta nhiệt tâm đẩy lui bệnh, người ta đâu cần thuốc đâu, cho nên cái bệnh người ta đâu có.

Các con thấy, một người tu chưa có Tứ Thần Túc nhưng mà người ta vẫn đẩy lui bệnh được mà, với cái phương pháp của Phật mà, tỉnh giác để mà đẩy lui bệnh mà. Các con thấy lúc Đức Phật sắp sửa chết, Đức Phật có một thời gian mà bệnh gần như muốn chết, thế mà Đức Phật ở trên tỉnh giác mà đẩy lui bệnh, chứ Đức Phật đâu có dùng Tứ Thần Túc đâu. Các con thấy rõ phải không? Cái bài Niết Bàn, cái bài kinh Niết Bàn, Đức Phật có nói cái đoạn kinh đó mà chứ đâu phải không đâu.

Đó, cho nên ở đây chúng ta tu để giải thoát thì chúng ta tu từng hành động, tu nhiệt tâm với hành động của chúng ta bước đi, đưa cánh ta ra. Hít thở, mỗi hơi thở của chúng ta là một hành động nhiệt tâm, chứ không phải thở lấy có. Còn mấy con thở lấy có cái một hơi nó thiếp luôn à. Cũng thở ra thở vô một hơi mà không biết tôi thở mấy hơi thở rồi đây? Quên mất rồi. Có phải không, mấy con? Tu đó là tu chơi, tu lơ mơ, tu không nhiệt tâm.

Mà Đức Phật thường trong kinh nhắc nhở: “Tu phải nhiệt tâm”. Trong kinh nào Đức Phật cũng nhắc mình phải nhiệt tâm. Đó thì con về, rồi lần lượt rồi Thầy sẽ hướng dẫn cho. Tập phải cẩn thận, kỹ lưỡng. Không tu thôi, ngồi chơi. Mà ngồi chơi với cái tư thế tỉnh giác, chứ không phải ngồi chơi để tâm mình sanh ra dục, nghĩ tham cái này, nhớ cái kia: “Bây giờ phải có ổ bánh mì về ăn chắc ngon”. Thì cái điều đó là sanh dục. “Bữa nay không biết cô Út nấu cái mùi gì mà thơm đây!”, ngồi đây mà lắng nghe cái mùi ở nhà bếp rồi thì có còn cái thứ gì mà tu?

(1:45:13) Đó thì các con thấy không, trong cái vấn đề chúng ta tu thật mà. Ngồi chơi chứ sự thật ra mỗi mỗi những cái gì xảy ra trên thân tâm của chúng ta đều là chúng ta đều biết hết. Tức là nhiệt tâm trong cái ngồi chơi. Ngồi chơi chứ mà phải nhiệt tâm, huống hồ là trong cái pháp Thân Hành Niệm. Đi đứng, hoặc đưa tay, hoặc hít thở, đều là Thân Hành Niệm của chúng ta, thì mỗi lần mà chúng ta muốn nhiếp tâm trong hơi thở thì phải nhiệt tâm trong hơi thở, từng hơi thở một. Thì Thầy tin rằng mấy con mà tu đúng như lời Thầy nói, thì sự chứng đạo của mấy con không xa. Không có xa.

Tu sinh Gia Khánh: Kính thưa Thầy! Thì con cũng nghiên cứu để chiến thắng. Bây giờ con mới thấy, con cố gắng tu tập nhưng con thấy nó đánh con, làm con…​ con thấy cũng oải quá rồi.

Trưởng lão: Thật sự ra nó đánh con thì con phải oải rồi. Tức là thiếu nhiệt tâm, thiếu cái sự nghị lực của mình là bị nó đánh riết là mấy con oải, mấy con thua trận rồi. Coi như là một người lính thua trận rồi, người lính bại trận. Cho nên nó mất hết ý chí của mấy con. Nó đánh mấy con chừng vài ba trận, mà nó đánh hôn trầm mấy con, hoặc nó đánh chừng vài ba trận mà các cảm thọ thì kể như mấy con rút dù mà chạy đi bác sĩ rồi. Chứ không còn dám ở đây mà nói dùng cánh tay mà đẩy bệnh được đây. Không dám đâu. Thầy tin rằng mấy con chưa đủ cái gan dạ và chưa đủ cái sức bền chí, gan dạ, sừng sững mà đấu tranh với cảm thọ, huống hồ là đã đánh mấy con gục vài ba lần thì mấy con thấy: “Thôi chắc cái kiểu này, tôi tu chắc không nổi rồi. Thôi chỉ còn nước về đời sống dục lạc, coi còn khoẻ hơn”.

Thật sự ra thì phải cố gắng hơn con, khắc phục hơn. Phải tu tập nhiệt tâm hơn. Cố gắng hơn. Tu, nó phải có cái khó của nó chứ. Mình đi là ngược dòng mà, ngược dòng đời mà, chứ đâu phải còn dòng đời đâu

Tu sinh Gia Khánh: Con xin nghe theo lời Thầy dạy

(01:47:10) Trưởng lão: Ráng cố gắng. Thầy về thăm là cái mục đích sách tấn mấy con đó, làm cho nó sống lại, làm cho nó quyết liệt lại, cho nó mạnh mẽ hơn.

Rồi còn thầy Chân Thành, để rồi Thầy còn qua bên nữ nữa. Để hết giờ.

Tu sinh Chân Thành: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Trưởng lão: Con quỳ con lạy luôn con, đứng lên đứng xuống, cực lắm. Rồi, xá thầy thôi con.

Tu sinh Chân Thành: Kính thưa Thầy, hôm nay là hơn một năm một tháng, Thầy ra đi có chút việc. Hôm nay chúng con rất vui mừng được Thầy về thăm, mà Giáo đoàn đã thành lập hơn một tháng nay. Trước mấy tiếng đồng hồ, Thầy đã để ý đến chúng con, biết thêm cái pháp cần tu, cần xả để đi đến con đường giải thoát hoàn toàn. Chúng con vô cùng biết ơn. Chúng con hứa là kỳ này trở đi, chúng con nhiệt tâm, nhiệt tình mà qua những lời dạy của Thầy, những lời sách tấn của Thầy, để chúng con tiến tu trên con đường giải thoát cũng như là cứu cho mình và cho người. Và chúng con xin vô cùng đội ơn Thầy.

(1:50:23) Trưởng lão: Rồi, bây giờ hết rồi phải không con? Con, còn gì?

Tu sinh Giác Thường: Kính thưa Thầy, qua thời gian thời giờ rất quý báu. Thời gian qua rồi rất là quý, cho nên không làm mất thời giờ Thầy, vì đó mà trong Tăng đoàn cũng như trong tu sĩ tu sinh của các con, hôm nay gặp Thầy, đã được Thầy chỉ dạy cho chúng con một bài học thánh thiện và đem vào để theo y giáo phụng hành tu tập. Đó là ân đức của Thầy vô lượng. Chúng con nguyện theo Thầy trên con đường tu học đến nơi đến chốn, và lắng nghe những lời Thầy dạy.

Điều thứ hai nữa, kính thưa Thầy, trong thời gian Thầy đã chỉ dạy cho chúng con mà tam y, nhất bát, mà thành lập giáo đoàn. Giáo đoàn chúng con đang còn mới mẻ, và sự hướng dẫn của chúng con đang còn nông cạn, không tránh làm sao khỏi những sai phạm vấp phải trên con đường tu học. Vì đó mà chúng con, theo như chúng con, theo như con nghe lời Thầy dạy là hướng dẫn, thì con cũng nghe lời Thầy và luôn luôn y giáo phụng hành. Làm bất cứ một việc gì, con phải trình Thầy, con không có tự ý là điều thứ nhất.

Điều thứ hai nữa, con nguyện con sẽ hết sức làm bổn phận mà Thầy đã giao phó. Dù cho xương nát này có tan, sự thực con cũng không lùi bước. Đó là điều thứ nhứt.

Điều thứ hai nữa, con sẽ làm được ngày nào thì con cũng sẽ làm sao để Tăng đoàn Chơn Như của chúng con ngày càng phấn chấn, ngày càng đoàn kết, dù cho có ai chửi con, hay có ai đập đánh con, hay la rầy con, con cũng vui theo hạnh ngài Phú Lâu Na.

Xin Thầy hoan hỷ cho chúng con, vì chúng con đang còn mê mờ, vì sự hướng dẫn của con đang còn vấp phải nhiều, cho nên nó có tiếng vô tiếng ra, làm cho nhiều khi Thầy cũng nghĩ đến chúng con không có hướng dẫn nổi. Như vậy thì chúng con cũng hy vọng và luôn luôn nghe Thầy chỉ dạy. Hôm nay, con xin quyết là làm bổn phận, trách nhiệm của con. Thầy đã cho con hướng dẫn thì con hướng dẫn đến nơi đến chốn. Con không bao giờ con nghỉ. Xin Thầy hoan hỷ chứng minh, cho con được xin lạy Thầy ba lạy.

(1:53:40) Trưởng lão: Bây giờ Thầy thăm mấy con rồi. Cố gắng nhớ những lời Thầy dạy. Thầy qua thăm bên Ni đoàn của mấy con. Rồi mấy con sẽ thực hiện, rồi Thầy lần lượt chọn người thanh tịnh giới, Thầy sẽ cho vào tu tập thiền định. Nhớ cái điều đó. Mấy con cố gắng. Người nào mà giới luật thanh tịnh, buông xả sạch thì sẽ được tu tập thiền định.

Rồi bây giờ Thầy xin…​ Mấy con đứng dậy, Thầy chào mấy con. (01:54:12)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy