(18:27) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Hiện nay ở các chùa thường có lệ cúng chim đại bàng trước giờ thọ thực, vậy ý nghĩa như thế nào? Đức Phật có dạy trước khi ăn cúng chim đại bàng không?”
Đáp: “Trong kinh điển phát triển…”
Tức là kinh điển Đại Thừa.
“… cho chim đại bàng là bậc đại nhân ví như Đức Phật. Kim Sí Điểu là một trong tám bộ chúng. Tám bộ chúng gồm có: 1- Thiên chúng, 2- Long chúng, 3- Dạ Xoa, 4- Càn Thát Bà, 5- A Tu La, 6- Kim Sí Điểu, 7- Phi nhân, 8- Đại mãng xà.
Tám bộ chúng này có Thiên Long Thần hơn hết, nên đặt lên hàng đầu gọi là Thiên Long Bát Bộ.”
Thường thường chúng ta nghe nói Thiên Long Bát Bộ gia hộ hay hoặc này kia đó, ở trong chùa có thờ Thiên Long Bát Bộ đó, đó là tám cái loại này này.
“Theo kinh Đại Thừa dạy thì Thiên Long Bát Bộ luôn luôn hộ trì Phật pháp, hộ trì người tu. Do sự hộ trì này nên trong các chùa Đại Thừa, trước khi thọ thực cúng chim đại bàng, vì chim đại bàng hộ trì và giúp đỡ người tu hành.
Trên đây chỉ là một sự tưởng tượng của các nhà Đại Thừa. Phật đã chẳng dạy “các con tự thắp đuốc lên mà đi”, cớ sao lại có Thiên Long Bát Bộ và nhất là Kim Sí Điểu hộ trì chúng ta tu hành? Điều này không đúng với tinh thần tự chủ của Đạo Phật.
Làm gì có Chư Thiên, Long chúng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Kim Sí Điểu, Phi Nhân, Đại Mãng Xà gia hộ và giúp đỡ chúng ta được? Nhân quả do chúng ta làm thì chúng ta phải gánh chịu, chớ không thể nào có người khác gia hộ chúng ta được. Đó là những loại kinh tha lực, với những bọn ma quỷ này làm gì gia hộ bảo vệ cho chúng ta được?
Trong Kinh Nguyên Thủy Đức Phật dạy: “bọn này thường đến phá phách các vị Tỳ Kheo đang tu tập”. Chỉ có những người mê tín lạc hậu mới tin vào điều này, cúng bái Kim Sí Điểu.”
Thì các con thấy, Bát Bộ Thiên Long mà Thiên Long Bát Bộ, mà thường thường người ta hay nói ở trong các chùa Đại Thừa, thì do đó là tám cái loại này này. Mà tám cái loại này là tám cái loại độc ác nhất.
Thiên Long, Thiên chúng thì tức là cảnh giới trời, Chư Thiên rồi, thì nó là hiền rồi, Long chúng tức là cái loại rồng, Dạ Xoa là Quỷ Dạ Xoa đó, Càn Thát là quỷ Càn Thát đó, A Tu La là quỷ A Tu La, Kim Sí Điểu là loại chim, Phi nhân là loại mà không có giống người nhưng mà rất ác đó, Đại mãng xà là cái loại rắn độc, rắn dữ, rắn lớn đó, thì tất cả những cái loại này, tám cái thứ này gọi là Bát Bộ đó, tám cái chủng loại này rất là ác độc, đối với người tu của chúng ta đều là phá chớ không phải là hộ.
Nhưng mà bên Đại Thừa lấy cái chỗ này mà họ cho rằng người nào phá mình, thì đó mình mới lấy cái chỗ đó để mình tu tập, để cho mình được giải thoát. Nhưng mà ở trong cái kinh Nguyên Thủy thì như Thầy đã nói, như A Tu La thường đến phá các vị tu sĩ.
Thí dụ như một vị tu sĩ nam thì A Tu La nó biến ra một cái hình người nữ rất đẹp, nó đến nó trêu ghẹo cái vị đó, còn nếu là một vị tu sĩ nữ thì nó biến ra một cái hình người nam rất đẹp, nó đến nó trêu ghẹo người tu sĩ nữ.
Cho nên đó là những cái ma, những cái loại phá chớ không phải là những ủng hộ. Thế mà trong kinh Đại Thừa thì coi như là nó ủng hộ.
Và Kim Sí Điểu là một trong tám cái Bát Bộ này, là một cái loại chim mà trong kinh điển Đại Thừa, nó bay lên trên trời, cánh nó che mát rợp trời, nó nhìn xuống dưới thế gian này, nó thấy ai mà tâm còn tham sân si chưa hết, thì nó dùng cái thần thông nó làm cho cái người đó hết tham, sân, si để đạt được sự giải thoát.
Cái người nào mà chưa chứng quả A La Hán thì nó trợ giúp cho chứng quả A La Hán, nó làm cho những cái người đó được giải thoát hoàn toàn. Vì thế mà trước cái bữa ăn chúng ta thường hay cúng chim Đại Bàng, đó là cái kiểu của các nhà Đại Thừa.
Nhưng mà trong kinh Nguyên Thủy thì cho những cái loài này là những cái loài ma, những cái loài mà làm cho cuộc đời tu hành chúng ta rất là vất vả, khổ sở.
Đó thì hôm nay, thì các con muốn theo Đại Thừa, thì cứ trước bữa ăn thì nên cúng chim đại bàng, còn muốn tu theo Nguyên Thủy, thì cái thứ này là coi như là cái thứ mà chúng ta tránh xa, chớ không có quyến rũ nó, cúng bái.