(35:22) Trong bài kinh Ước Nguyện đức Phật dạy nhập Bốn Thánh Định rất rõ ràng và dễ dàng, không có khó khăn. Vì muốn nhập Bốn Thánh Định này không khó khăn, không có ức chế tâm như các nhà học giả kiến giải dạy ra. Chỉ cần sống đúng giới hạnh và tu tập các pháp Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ để xả tâm cho thật sạch không còn tham, sân, si, mạng, nghi nữa.
Đây các con nghe lời của đức Phật dạy mà khi chúng ta nhập Bốn Thiền Định. Mà hầu hết là các con từ lâu tới giờ cố gắng để mà nhập cho được Tứ thiền để tịnh chỉ hơi thở chứ gì, để phá âm thanh chứ gì. Nhưng mà tới giờ này thì chưa có ai làm được là tại vì các con tu không đúng: “Này các Thầy Tỳ kheo, nếu các Thầy Tỳ kheo có ước nguyện, mong rằng tùy theo ý muốn không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức ta chứng được Bốn thiền thuộc Tăng thượng tâm”. Tức là thuộc về định cao quý nhất: Hiện tại lạc trú. “Tỳ kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì nội tâm”. Nghĩa là phải giữ gìn giới luật rất là kiên trì. Nghĩa là lúc nào cũng không có để mà vi phạm giới luật thì cái người đó mới thực hiện Bốn thiền nó rất dễ dàng không có khó khăn.
Như Thầy đã nói khi cái tâm thanh tịnh là cái tâm không còn tham, sân, si. Thì cái tâm đó nó mới có thể thực hiện Bốn thiền một cách dễ dàng. Nghĩa là bảo nó nhập tịnh chỉ hơi thở là ngay đó nó tịnh chỉ liền, bảo nó tỉnh thức phá ly 18 cái loại hỷ không còn mộng mị chiêm bao nữa, thì nó tỉnh thức suốt đêm mà nó không có mệt nhọc không có khổ sở.
Các con biết rằng khi mà tu tập tỉnh thức để phá cái chiêm bao đó thì cái người đó tỉnh thức không có ngủ. Mà không ngủ thì cơ thể họ bắt đầu bệnh. Trường hợp đó là cái trường hợp Minh Tông ở đây nè. Khi nghe Thầy nói muốn nhập Tứ thiền thì phải ly 18 cái loại hỷ tưởng. Mà ly 18 loại hỷ tưởng thì nó sẽ không ngủ. Cho nên nó tập không ngủ để cho không có chiêm bao chứ gì. Nhưng mà tập được không ngủ rồi, dùng pháp hướng tập nó không ngủ thì cơ thể nó phát bệnh. Coi như người mà mất ngủ thì phải bệnh. Từ đó nó phải tập luyện làm sao mà cho cái thân nó ngủ trở lại. Bây giờ nó mất ngủ nó không chịu ngủ, nó cứ tỉnh hoài nó không chịu ngủ, thì bắt đầu cơ thể nó mệt nhọc. Ngồi thiền nó ngồi hết muốn nổi và đi kinh hành nó đi hết muốn nổi nữa, nó mệt nhọc nó làm cơ thể uể oải. Cho nên nó thấy nguy hiểm rồi, bắt đầu từ đó nó phải tập ngủ trở lại.
Hồi đó tập cho nó tỉnh thức, tập ngủ trở lại thì nó chiêm bao lung tung, nó đủ thứ chiêm bao hết. Thì các con thấy nguy hiểm ghê gớm chưa. Nó trải qua biết bao nhiêu những cái điều mà khi mà ngồi mà rớt ở trong những cái trạng thái bị ngủ, mà Thầy nhắc đi nhắc lại Thầy bảo tỉnh thức xả tâm chứ không phải là tỉnh thức mà để lặng vô trong đó mà ngủ. Nhưng mà cuối cùng thì mọi người để đến khi mà nhắc đi nhắc lại cho thời gian nó dài rồi mới rút tỉa được kinh nghiệm từ bản thân của mình thấy cái đó là sai rồi mới chịu bỏ. Chứ còn hồi Thầy nhắc thì ít có ai nghe.
(38:30) “Tỳ kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì nội tâm tịch tĩnh, sáng suốt định”. Tức là giữ cái tâm sáng suốt, mình thanh thản hằng ngày đó. “Không gián đoạn Thiền Định”. Nghĩa là luôn luôn giữ cái tâm đó, tức là Thân Hành Niệm nội và ngoại, tức là hơi thở và đi kinh hành. “Thành tựu quán hạnh”. Tức là Định Vô Lậu xả tâm. “Thích sống tại các trụ xứ không tịch”. Tức là tạo cái trụ xứ không tịch để cho mình sống ở trong cái trụ xứ đó. "Nếu người nào muốn tu tập Thiền định đạo Phật, nhập Bốn thiền làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì không có khó khăn chỉ cần thành tựu viên mãn giới luật." Tức là sống đúng giới luật.
Xét ra từ khi đức Phật nhập diệt đến giờ không có ai mà nhập được Bốn thiền, chỉ vì không thành tựu viên mãn giới luật. Nếu đã có người nào viên mãn được giới luật, sống đầy đủ chánh hạnh thì Phật pháp đâu bị ngoại đạo biến thể như thế này, để trở thành một tôn giáo hỗn tạp mang đủ thứ pháp môn, 84.000 ngàn pháp môn. Còn mang những danh từ ngã mạn, cống cao Đại thừa, Tối thượng thừa.
Như trên Phật đã dạy trong bài kinh Ước nguyện: "Từ đức hạnh làm người sống không làm khổ mình, khổ chúng sanh để đem lại sự giải thoát cho nhau trên hành tinh này. Thì hãy sống đầy đủ Giới hạnh, đầy đủ Giới bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của Giới bổn. Đầy đủ uy nghi, chánh hạnh thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và tu học các giới học. Thì được toại nguyện, mãn nguyện làm người có đạo đức đầy đủ." Đây là giới của người cư sĩ.
Nếu muốn thành tựu những đức hạnh của bậc Thánh nhân và thực hiện Thiền định làm chủ sự sống chết của bậc chơn nhân mà người đời thường hay ưa thích tu Thiền định. Nhưng không biết Thiền định nào đúng sai, cứ nghe Thiền định là cứ tu. Nhắm mắt tu đùa tu không suy nghĩ. Đã mất công sức tu hành, lại còn mất tiền mất của, bỏ đời sống thế gian, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ thân bằng quyến thuộc v.v… Chỉ vì muốn làm bậc Thánh nhân nhưng lại tu sai. Thánh nhân đâu không thấy, giải thoát đâu không thấy, ngẫm lại mà đau lòng bị lừa đảo mà không dám nói ra, ngậm miệng tự an ủi mình phải tu nhiều kiếp. "Kiếp này chưa xong thì kiếp khác tu nữa. Phật Thích Ca xưa còn tu vô lượng kiếp mới thành Phật." Câu này là câu an ủi nhất của những người tu lạc, tu tà pháp, họ nuôi hy vọng ảo huyền để mà hy vọng.
(41:10) Như trong bài kinh ước nguyện Phật dạy: “Tùy theo ý muốn không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, tu chứng được Bốn thiền thuộc Tăng thượng tâm hiện tại lạc trú”. Ở đây đức Phật nói những cái Thiền định đó tu tập nó không có khó khăn gì hết, nó không có mệt nhọc gì hết. Nhưng chúng ta phải biết là vì chúng ta chỉ có cần giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh mà thôi. Để rồi chúng ta xả tâm ly dục ly ác pháp, thì cái Bốn thiền định mà làm chủ sự sống chết này nó không có khó.
Cho nên chúng ta tu Bốn thiền định này khó phá âm thanh nè, phá thọ nè, rồi tịnh chỉ hơi thở nè chúng ta thấy sao mà khó quá! Khó vô cùng khó! Mà mệt nhọc quá, đêm nào cũng thức dậy ngồi thiền lim dim suốt đêm. Khuya dậy thức dậy tu tập, thế mà tới giờ này không nhập được trong bốn cái loại thiền này. Rất khó! Mà xưa đức Phật thì tu quá dễ, rất dễ. Không có khó!
Thì tại sao? Tại vì chúng ta giới luật mà không có giữ trọn, chứ đâu có gì. Giữ trọn giới luật, sống đúng những hạnh để xả ly tâm tham, sân, si, phiền não của mình thì cái gì lại không đạt được! Đó! Thì cái Thiền định gì mà không có làm chủ được. Thì các con thấy trong cái vấn đề tu nó không phải lâu. Mà tại vì các con không có chịu bỏ cái tâm của mình. Tại sao kỳ vậy?
(42:30) Như vậy Thiền định tu tập đâu có khó khăn. Thế mà người tu thiền thời nay lại tu quá khó khăn. Tu mãi từ hai ba chục năm nhưng không thành tựu. Các tổ như ngài Đại An 12 năm, ngài Diệu Cao Phong 30 năm mà chỉ triệt ngộ những công án mà thôi, còn làm chủ sanh tử thì chẳng biết gì, tâm sân hận vẫn còn cao ngút. Giải thoát đâu không thấy, làm chủ sanh, già, bệnh, chết đâu không thấy. Chỉ thấy được mồm mép bén nhạy, đối đáp như gió thổi cơ phong. Còn một số người nữa lại tu vào các loại thiền khác xuất hồn, khí công, Yoga, Mật tông, luyện bùa, niệm chú, bắt ấn v.v… Biến dần tu sĩ này thành, thay vì tu giải thoát họ lại làm Thầy trị bệnh trừ tà ếm quỷ hoặc tập luyện dưỡng sinh. Tức là Thiền định biến thái thành phương pháp ngừa bệnh.
Các con thấy bây giờ người ta tập dưỡng sinh là cái lối phương pháp tu Thiền chứ gì. Mà chính trong lúc đó những cái phương pháp này là những cái phương pháp Thiền ức chế tâm. Cho nên dần dần nó không có đạt được cái ước vọng của họ, mong rằng họ sẽ làm chủ sự sanh, già, bệnh, chết chứ gì, họ làm chủ được cái tâm tham, sân, si họ chứ gì. Nhưng mà tập luyện riết không có làm chủ được, thì bắt đầu bây giờ nó biến thái nó đẻ ra những cái hành động để mà dưỡng sinh, để mà tập cho mình ngừa bệnh đừng có xảy ra những cái bệnh tật khổ sở. Đó bây giờ biến Thiền nó trở thành là dưỡng sinh. Chứ đâu phải tự dưng mà khi không mà người ta đẻ ra dưỡng sinh đâu. Người ta tu Thiền mãi nó không được người ta đẻ nó ra dưỡng sinh.
Thiền định thời nay biến dần thành phương pháp ngừa bệnh dưỡng sinh chứ đâu còn là Thiền định làm chủ sự sống chết. Nhìn sự tu hành của Phật giáo hiện giờ ta rất buồn cười. Thiền định của Phật thì không tu mà lại tu thiền của ngoại đạo. Chỉ vì Thiền ngoại đạo không có giới luật nghiêm túc. Đời sống theo dục lạc dễ dàng, ăn uống ngủ nghỉ phi thời. Do đó tu mãi mà chẳng kết quả thì chạy sang các pháp môn khác, vừa tu Thiền vừa Niệm Phật như các tổ Vĩnh Minh, Vân Thê, Từ Vân.
Thì các tổ như các con biết như tổ Vĩnh Minh ngài nói vừa tu Thiền mà vừa tu Tịnh độ thì như cọp mọc sừng, 10 người đạt được 10 người. Nhưng mà cuối cùng các con thấy có người nào mà họ làm chủ sanh tử luân hồi chưa? Cũng chẳng có gì. Mà lời của tổ Vĩnh Minh nói ngày đó vẫn còn. Cho nên tổ Vân Thê nè, tổ Từ Vân nè đã biết bao nhiêu là ca ngợi về cái pháp môn Tịnh độ. Rồi cuối cùng thì để lại cho chúng ta những ngôi chùa Tịnh độ rất là ê chề. Một vị Thầy thì đi đám tụng niệm ê a, ăn thịt cá, uống rượu say sưa, vất mã đủ loại đủ cách. Làm cho chúng ta thấy một Phật giáo đau lòng vô cùng.
(45:25) Trong chùa thì hầu hết là Thầy không biết chứ chung quanh đây khi mà đi họp thì nghe Thầy chánh tri sự ở tỉnh, Thầy nói quý thầy trừ ra có Thầy Thông Lạc, Thầy Mật Hạnh với sư Minh Bửu là không có vợ con thôi. Còn bao nhiêu quý thầy đây, người nào cũng có vợ con hết. Ổng nói như vậy để làm gì? Bởi vì bây giờ người ta biết ổng là làm lớn như vậy mà ổng có vợ con, mà bây giờ có nhiều người không biết quý thầy kia có vợ con hay không? Cho nên ổng lôi ra hết cả đám với nhau, chung một đám vậy thì ổng đâu có mắc cỡ, đâu có xấu. Mà trừ ra có mấy người ít như vậy thì đâu có bằng cái số của mấy ổng. Cho nên do đó ổng lôi ra như vậy thì các con thấy. Từ lâu tới giờ Thầy đâu có ngờ trong cái cuộc họp như vậy, nhìn ông nào mặt ông nào cũng có vợ con hết, Thầy mới "Trời! Như vậy là toàn bộ hết như vậy sao?"
Đó! Đó là những cái điều kiện mà làm cho mình thấy nó đi từ cái thoái pháp, từ cái Thiền tông. Con thấy cái Tịnh độ tông nó đâu có trước Thiền đâu. Cho nên Thiền nó đi qua Trung Hoa rồi sau đó thì ngài Huệ Viễn mới thành lập cái Liên Trì Thư Xã. Trong cái thế kỷ thứ 18 thì ngài mới thành lập cái Liên Trì Thư Xã mới sớ giải những cái kinh Đại thừa mà thuộc về Tịnh độ, để mà đưa ra cái pháp môn Tịnh độ. Từ đó, từ cái chỗ tu Thiền mà nó không có kết quả, cho nên các ngài mới chạy qua Tịnh độ. Thì trong đó có những ngài mà xương minh Tịnh độ nhất là ngài Vĩnh Minh, ngài Vân Thê, ngài Từ Vân.
Đó! Thì các con thấy cuối cùng Tịnh độ đi dần dần đến. Ban đầu thì nhiếp tâm để cầu vãng sanh, niệm Phật để đi đến Thiền định chứ gì. Rồi sau Thiền định nó không được, nhiếp tâm nó hết vọng tưởng mà nó chẳng tới đâu. Do đó bây giờ mới cầu vãng sanh, để mà mong cho mình lên cõi Cực Lạc mà tiếp tục tu nữa để giải thoát. Chứ ở thế gian này tu chắc không nổi rồi. Do đó cuối cùng thì đưa đi đến cái chỗ mà chúng ta thấy các chùa thì ông thầy trở thành đi tụng niệm cúng bái làm chuyện mê tín. Rồi có vợ, có con sinh hoạt sống như một cái gia đình thế gian.
(47:26) Mới đầu thì người ta vừa tu Thiền mà vừa tu Tịnh độ. Rồi lần lượt người ta bỏ luôn hẳn Thiền. Bỏ luôn hẳn Thiền thì chúng ta cũng biết có rất nhiều người bỏ luôn Thiền mà chỉ tu Tịnh dộ không. Có người thì chuyển sang Tịnh độ hẳn, chuyên ròng niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Như các tổ Tông Bổn, như tổ Khánh Anh, Thiện Hoa, Thiện Hòa. Cho nên khi mà Hòa thượng Thanh Từ mà đi sang qua Thiền thì coi như là Hòa thượng Thiện Hoa là Thầy của Hòa thượng cũng không bằng lòng lắm. Không có bằng lòng, nhưng mà đệ tử nó muốn sao nó muốn chứ còn Hòa thượng không có bằng lòng.
Đó! Từ cái Thiền định người ta đi về Tịnh độ. Bây giờ người ta không có chấp nhận cái Thiền định nữa. Và có một cái số người thì tu mãi không có thấy ở Tịnh độ như thế nào, mà lại phạm giới phá giới quá là triệt để như vậy. Cho nên có một số người triển khai trở lại để chấn hưng Phật pháp tốt trở lại. Một vị tu sĩ không có vợ con cho nên mới phát triển Thiền tông trở lại. Rồi Thiền tông tu mãi ở đây thì một thời gian sau không có kết quả gì hết thì bắt đầu các vị Thiền sư như Hòa thượng, Thầy nói như Hòa thượng bây giờ thì người ta còn theo Hòa thượng nhưng mà cuối cùng khi Hòa thượng tịch rồi người ta thấy không tu ra gì hết, không làm chủ sanh tử, thì bắt đầu Phật tử người ta lơ dần người ta không đến chùa nữa. Thì bắt đầu quý thầy muốn sống như thế nào? Phải làm sao sống đây? Phải làm sao như thế nào?
(48:43) Tu không giải thoát làm sao người ta cúng dường mình? Cho nên bắt đầu xách mỏ đi tụng. Tụng rồi bắt đầu người ta mới cúng dường, mới có sống chứ còn không khéo ở trong chùa mình rồi bắt đầu đây rồi phải lao tác, phải cấy lúa, phải làm lụng, phải thế này thế khác để mà sống. Cho nên mới vào hồi nãy Thầy nói với các con nếu các con không tu Thầy tịch rồi thì ai mà cúng dường cho các con? Thì các con cũng phải làm những công việc để mà sống. Rồi từ đó các con nghĩ như thế nào?
Cho nên nếu mà các con không có chịu mà học mấy cái bài kinh tụng niệm cầu siêu, cầu an, đi làm đám ma thì chắc chắn là các con cũng phải ra đồng cày ruộng hoặc là cấy hoặc là trồng trỉa hoặc là buôn bán bằng cái này, bằng cái kia sống chứ làm sao bây giờ? Các con thấy cái nỗi khổ chưa? Đó! Còn nếu mà còn Thầy thì các con đâu có lo chi. Không có lo gì hết. Nghĩa là an tâm mà lo tu mà thôi. Mà không còn Thầy rồi thì các con có ngồi không mà tu được không?
Nhưng mà các con hôm nay thấy Thầy như thế nào? Già hay là còn trẻ? Bao lâu nữa? Cỡ cái tuổi đời của Thầy còn thêm bao lâu nữa? Mà trong khi Thầy phải làm công việc rất là nhiều. Đủ thứ việc để lại một cái giáo pháp cho đúng để làm lại những cái gì mà con người đang đòi hỏi, đang cần thiết có một cái đạo đức. Đạo đức nhân quả, đạo đức không làm khổ mình, khổ người, để đem lại sự an vui hạnh phúc cho loài người. Thì cái nhiệm vụ và trọng trách của Thầy đang làm rất nhiều cái điều này. Và đồng thời muốn mà duy trì được Phật pháp một cái đường lối sâu thì nhờ cái công lực của các con tu tập. Nếu các con tu tập thì đâu có gì mà khổ. Mà các con không có chịu xả ly cái tâm, cái tâm quá là nhỏ mọn, quá là phàm phu tục tử đó, bỏ xuống đi! Dẹp xuống đi!
Có cái gì đâu mà giận hờn, có gì đâu mà lại tạo cho mình bất an. Mình phải sống trầm lặng với trong cái hoàn cảnh của mình độc cư trọn vẹn. Để rồi nở một nụ cười sung sướng khi thấy tâm hồn mình không còn tham, sân, si, không còn ác pháp nữa. Bỏ xuống hết thì các con sẽ thấy đủ cái lực mà các con làm chủ sự sống chết. Chứ đâu có cái gì khác, đâu có cái tu tập gì khác. Chỉ cần dẹp cái tâm tham, sân, si phiền não các con xuống. Chỉ cần thấy là một ác pháp, là một cái sự đau khổ cuộc đời người, muôn đời muôn kiếp và tiếp tục những cái thói quen mà ác pháp này mà gọi là nghiệp lực nó tiếp tục tái sanh luân hồi trong những cái nghiệp lực này. Chỉ cần bỏ đi mà thôi!
(51:14) Cho nên ở đây cái bài kinh Ước Nguyện Phật dạy chúng ta chỉ có giới luật mà thôi, làm cái chuyện gì đi nữa cũng chỉ có giới luật mà thôi để đưa chúng ta đi đến cái cảnh giới giải thoát hoàn toàn làm chủ sự sống chết.