00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(24:01)

(24:01) Sư Tuệ Tĩnh: Còn phần Ngũ triền cái đó Thầy. Xin Thầy giải thích cho thế nào là sống không trạo cử, hối tiếc. Gột rửa hết tâm hết trạo cử, hối tiếc?

Trưởng lão: Cái Ngũ Triền cái Thầy có ghi cái Ngũ Triền Cái. Ở đây nó có Thất kiết sử, có Năm Hạ Phần Kiết Sử, có Năm Thượng Phần Kiết Sử, có Năm Triền Cái.

Mà Trạo Cử có nghĩa là như thế này. Trạo cử của Ngũ Triền Cái, Trạo cử Hối quá.

Sư Phước Nhẫn: Hai ba thứ Trạo cử Thầy?

Trưởng lão: Có hai ba thứ chứ đâu phải một thứ. Trạo cử hối quá, mình làm cái lỗi gì, mình mới ray rứt mình gọi là Trạo cử, biết cái chỗ đó không? Nó đó là cái Trạo cử.

Ví dụ như: Mình phạm giới gì đi, cũng như bây giờ mình ăn ngày một bữa, bữa nay lỡ mình thấy có cục kẹo gì hay ly sữa mình uống, cái bắt đầu mình thấy mình hối hận, mình trạo cử. Mình xấu hổ lắm, nó nhắc đi, nhắc lại trong đầu mình nghe nó khổ sở lắm! Đó gọi là trạo cử. Cái mà nó cứ nhạo đi nhạo lại, mà nó giày vò cái lương tâm của mình, cái đó là Trạo cử.

Cũng như thuở giờ mình không có giết con vật, mà bữa nay lỡ mình làm chết con vật, thấy con vật nó giãy giụa, nó đau đớn. Cái hình ảnh đó làm cho nó trạo cử trong lòng của mình, nó hối hận quá. Sao mình vô tình quá? Nó làm cho mình ray rứt, khó chịu. Đó gọi là Trạo cử. Nó thì, đó là Trạo cử của Ngũ Triền Cái.

Cho nên ở đây nói, cái danh từ chỗ mà Trạo cử đó, ở đây nó có nhiều cái Trạo cử, mà Ngũ Triền Cái là Trạo cử Hối quá chứ không phải là Trạo cử thường, Trạo cử suông. Nó có cái Hối quá, Hối quá là hối hận. Mình làm cái gì lỗi đó. Ờ bây giờ, nó cứ Trạo cử cái đó hoài, nó không có chịu bỏ, nó làm cho mình khó chịu. Nó, đó là cái Trạo cử.

Chắc mấy cái kia thì hiểu hết rồi, chỉ có cái Trạo cử này thôi, Trạo cử Hối quá. Còn cái trạo cử khác, mình ngồi mà thân nó bức rức, khó chịu nó thuộc Trạo cử khác. Nó không phải Hối quá, nay sao mình ngồi nó bức rức, nó không muốn ngồi.

(26:11) Sư Phước Nhẫn: Mình buồn ngủ cũng trạo cử hả Thầy?

Trưởng lão: Cái đó Trạo cử Thùy miên. Tui Trạo cử, nó cứ nó tiếp tục nó gục tới, gục lui hoài. Nó bị Thùy miên.

Sư Tuệ Tĩnh: Gột rửa tâm hết Trạo cử Hối quá là sao Thầy?

Trưởng lão: Mình gột rửa tâm Trạo cử Hối quá, mình quán xét. Quyết định, mình có cái sự quyết định từ đây về sau, bây giờ những chuyện cái này là những cái chuyện đã qua, nhất định là mình sẽ không làm tái phạm cái lỗi này nữa. Cũng như lỡ mình ăn 1 viên kẹo phi thời, thì mình bị Trạo cử, mình nhớ cái lỗi đó. Nhất định từ đây về sau không phạm lỗi này nữa, nhất định là chết chứ không phạm lỗi này nữa. Mình quyết định, và thỉnh thoảng mình tác ý ra để nhắc mình, từ đó cái lỗi mình không còn phạm nữa, thì nó hết hà.

À! Mình có sự quyết tâm là nó hết, quyết tâm chừa. Mình biết rằng, bây giờ có nhắc lỗi này thì nó cũng không hết tội mình đâu, nhưng mà mình chỉ quyết tâm không tái phạm nữa, thì nó sẽ hết. Có sự quyết tâm, thì nó sẽ hết Trạo cử, cái Trạo cử của Hối quá này.

Hoặc là mình đến, mình trình cho một bậc Trưởng lão, một người tu chứng: "Con ngày đó, con có phạm lỗi đó, xin vị Trưởng lão; hay vị Thầy; vị Thượng Tọa; hoặc là vị Tỳ Kheo chứng minh cho con, từ nay về sau con sám hối, con không tái phạm nữa, chứng minh cho con!". Mình phát lồ ra rồi cái thì tâm nhẹ nhõm, không Trạo cử nữa. Chứ mình ôm ấp trong bụng mình, mình không nói cho ai biết thì nó Trạo cử dữ lắm! Đó là cách thức phá Trạo cử.

Thứ nhất là mình quyết định, mình xác định với tâm của mình, mạnh dạn quyết định là không phạm nữa.

Thứ hai là mình đến với một bậc Trưởng lão, xin sám hối với vị Trưởng lão, mình phát lồ ra thì mình sẽ hết Trạo cử. Con cứ làm rồi Thầy nói sẽ hết liền hà. Cái đó là cái đặc biệt của đạo Phật.

(28:00) Sư Tuệ Tĩnh: Trước đây có một ông sư ổng giảng: “Không có nên mà hối hận, bị vì việc mình làm rồi hối hận nó cũng đã rồi rồi. Cho nên mình bỏ nó đi, mình từ đây sấp lên mình không có làm nữa thì thôi, chứ đừng nên hối hận.

Trưởng lão: Thì cái đó là cũng đúng đó, nhưng mà có điều kiện là mình phải…​ coi vậy chứ nó nguy hiểm lắm đó! Coi chừng mình bỏ qua, tức là mình sẽ không có tàm quý nữa, mình hết xấu hổ với cái lỗi. Coi chừng mình bỏ qua rồi tới chừng đó nó phạm nữa à. Cho nên hằng ngày phải Như Lý Tác Ý mình sợ lắm! Bởi vậy, đức Phật nói: “Sợ các lỗi nhỏ nhặt”, mà mình sợ suông thì không được đâu, mà hằng ngày phải nhắc nó, cái lỗi này nhắc nó. Chứ không phải để cho nó trạo cử, nó làm cho mình khó chịu. Nhắc: “Quyết định là không tái phạm nữa!”. Nhắc thường xuyên, chứ lơ mơ là nó phạm nữa à. Nó quen một lần nó sẽ phạm nữa, chứ không phải dễ đâu! Thầy nói không đơn giản đâu, coi vậy.

Sư Phước Nhẫn: Ngựa quen đường cũ.

Trưởng lão: Nó làm được một lần rồi, nó sẽ làm tới nữa. Mình phạm một lỗi nhỏ đó chớ mình coi thường nó là coi chừng mình bị. Cái Trạo hối là cái quan trọng lắm đó! Mình có Trạo hối, mình mới quyết tâm dữ trọn. Còn mình không Trạo hối tức là tàm quý không có. Còn mình nói thường với nó là coi chừng mình sẽ bị nó lừa đảo.

(29:10) Sư Tuệ Tĩnh: Còn cái chuyện, cái quả của việc phạm lỗi nó có theo mình hoài không Thầy? Hay là nó cũng…​

Trưởng lão: Cái quả của nó khi mà mình sống đúng thì mình chuyển nó được. Còn mình sống không đúng thì cái quả đó…​ Bắt đầu bây giờ, mình đã phạm lỗi này nhỏ, mình thấy mình ăn cục kẹo, rồi mình coi thường nó, mình nói sơ sơ hay hoặc mình sám hối, hoặc mình phát lồ ra. Rồi mai mốt nó, coi chừng! Coi vậy chớ không đơn giản đâu. Mình phải thấy quan trọng những cái lỗi nhỏ nhặt của mình.

Do đó, coi chừng nó sẽ phạm lần nữa. Mà nó phạm rồi nó quen rồi, thì chừng đó mới đầu nó lén, sau đó người ta bắt được, người ta coi thường mình. Chừng đó cái quả bị khinh chê, tới cái đó là cái quả. Mà khi cái quả khinh chê rồi, thì mình như là người chai rồi, hết sợ rồi.

Dó đó, mình coi như là như các Thầy Đại thừa bây giờ thả cửa mà ăn, mà uống, nó hết ngại rồi! Rồi ông nào cũng vậy hết rồi bây giờ đâu có ngán nữa. Cái giới luật của Phật: "Thừa tự pháp chứ không thừa tự thực phẩm". Mà giờ ông nào cũng ăn, thầy lớn, thầy nhỏ cũng ăn hết, bây giờ nó vậy. Người ta biết, người ta cũng khinh chê như thường nhưng mà điều kiện mấy ông chai rồi, mấy ông không có ngán nữa. Đó là mình đi đến cái chỗ phàm phu tục tử rồi. Nhiều khi còn ăn vặt nữa là khác, nó thành ra là loài chúng sanh, Ngạ Quỷ nữa.

(30:33) Sư Tuệ Tĩnh: Cái lúc mà vua A Xà Thế mà trình với đức Phật về tội giết cha đó, đức Phật cũng nhận. Cái đức Phật nói vì cái quả đó, cho nên cái bài pháp của đức Phật nói vua A Xà Thế không có chứng được.

Trưởng lão: Bị vì cái tội đó nặng quá. Cái tội đó quá nặng! Đây là cái lỗi nhỏ nhặt, còn cái lỗi này lỗi quá lớn! Khó quá! Nếu mà vua A Xà Thế mà không có tội giết cha, thì cái bài pháp của Phật có lợi ích rất lớn…​ Đúng là đức Phật nói vì cái tội nặng quá, cái tội nhỏ mình có thể sám hối được, còn cái tội lớn quá sám hối nó cũng đâu thể hết. Bởi vì, ông bây giờ dù ông có cúng dường Phật cách gì nó cũng không có chuyển được cái tội đó. Tội giết mà cha, tội mà giết A La Hán hai cái tội đó rất nặng!

Cho nên ông thọ cái quả rất nặng! Bời vì những cái đó cái nhân quả nó quá lớn rồi!

(31:25) Tuệ Tĩnh: Bốn cái đó thì cái tội dâm nó cũng ngang với đó vậy Thầy? Nhân quả nó cũng bị vậy.

Trưởng lão: Nó cũng vậy đó, chứ không phải thường. Dữ lắm đó! Chứ không phải…​

Sư Tuệ Tĩnh: Cái phần Bất cộng trụ đó. Kêu là Ba La Di đó.

Trưởng lão: Cái tội đó là khó lắm đó, chứ không phải dễ đâu!


Trích dẫn - Ghi chú - Copy