00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(15:06)

(15:06) Đó, trên cái phương diện như vậy, bây giờ chúng ta bắt đầu nghe lại cái bài kinh Đức Phật đã nói:

Này Đại Vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu uế, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỳ Kheo dẫn tâm, hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến.

Vị ấy biết thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, trong thân này thức ta lại nương tựa vào sự trói buộc.”

Đó, là khi mà cái tâm của chúng ta mà nó thuần tịnh, nó định tĩnh, nó thuần tịnh rồi, nó không còn cấu uế nữa, không còn phiền não, nó nhu nhuyễn, dễ sử dụng, nghĩa là bây giờ nhắc nó như thế nào, nó làm theo như thế nấy đó. Thì lúc bấy giờ chúng ta mới nhắc nó đến chánh trí, chánh kiến, thì nó nhìn thấy được cái thân nó như thế nào rất rõ.

Còn bây giờ chúng ta hiểu biết nhưng sự thật ra cái chánh trí và chánh kiến chúng ta chưa có, chưa có hướng đến được cái chánh trí, chánh kiến đâu.

Cho nên nhiều khi chúng ta hiểu là thân này là tứ đại do bốn đại hòa hợp thì đó là chúng ta nhai lại cái đờm dãi của kinh sách, nhai lại cái bã mía của cái người khác chớ không phải chính chúng ta đã thấy thật là nó như vậy. Vì vậy chúng ta chưa có chánh trí, mà chưa có chánh kiến, cho nên làm sao?

Vì tâm của chúng ta như là một cái dòng nước đục, nó còn đang đục, nó nhiễm, nó chưa có trong sạch, thì do đó cái chánh trí và chánh kiến của chúng ta chưa có.

Ở đây Phật nhắc cho chúng ta biết rằng, khi mà tâm chúng ta phải định tĩnh - định tĩnh là như thế nào? Cho nên lúc bây giờ một người mà muốn tu Tứ Như Ý Túc đó, là tâm phải định trên thân, thân phải định trên tâm.

Tại sao là tâm phải định trên thân? Là tâm nó nương vào cái thân để mà nó ly tất cả các cái lậu hoặc. Cái tâm nó nương vào cái thân để nó ly tất cả các lậu hoặc, cho nên gọi là tâm định trên thân. Nếu mà ngoài cái thân này thì cái tâm nó định tĩnh ở đâu mà nó ly được cái lậu hoặc? Nó phải ở trong cái thân này nó mới có ly được cái lậu hoặc.

Do lầm chấp cái thân này là ngã, vì vậy mà ai đụng đến nó thì dễ sanh ra lậu hoặc. Do đó ở trên cái thân này, cái tâm mà nó cố gắng nó định trên thân là nó định cái gì? Là nó định cái phiền não tham, sân, si, nó không còn nữa, nó thanh tịnh, thì nó gọi là định trên thân.

Bây giờ thì khi mà cái tâm nó định rồi, nó thanh tịnh rồi thì nó không có sanh ra phiền não nữa, nó không sanh ra giận hờn phiền não, thì trong đầu nó nó không có niệm vọng tưởng.

Một lát nữa Thầy sẽ trả lời, có người hỏi: “Con có vọng tưởng nhưng không biết làm sao! Vọng tưởng từ đâu nó sanh và đoạn diệt nó như thế nào?’’ Lát nữa Thầy sẽ trả lời về những câu vấn đạo, để biết rằng vọng tưởng nó ở đâu mà sanh ra.

Ở đây thì chúng ta biết rất rõ từ cái niệm trong tâm của chúng ta sanh ra, thì do ác pháp và lòng ham muốn của chúng ta mà sanh ra những cái vọng tưởng.

Vì vậy nếu mà chúng ta đã tu tập để ly tất cả những cái ác pháp và cái dục, cái lòng ham muốn của chúng ta, thì nó không còn sanh vọng tưởng nữa. Đó là một cái điều mà rất cụ thể và rõ ràng, và cách thức và pháp hướng thì Thầy đã dạy cách thức tu đó rồi.

Cho nên tất cả những cái điều mà nó sanh ra trong tâm của chúng ta đều là do cái chỗ mà tham, sân, si, lòng ham muốn của chúng ta mà ra. Mà bây giờ nó định tĩnh - định tĩnh tức là cái tâm của mình nó không còn, tĩnh đây là nó rất là yên lặng, định: nó định lại trong cái sự yên lặng của nó, nó không còn có Thất Kiết Sử, không còn có Ngũ Triền Cái nữa.

Vì vậy mà bây giờ nó định tĩnh mà nó còn thuần tịnh nữa. Đức Phật nói: “Với tâm định tĩnh, thuần tịnh’’. Nếu mà tâm chúng ta chưa định tĩnh, chưa thuần tịnh mà chúng ta tu tập thiền định, thì tu tập thiền định gì? Nó đâu có được!

“Không có uế nhiễm”, nghĩa là trước cái món ăn, nó ngon mình cũng không thèm, trước cái sự cám dỗ của tất cả những vật chất, nó cũng không ham, đó là cái chỗ nó không có cấu nhiễm.

Rồi bây giờ nó đã như vậy rồi, thuần tịnh rồi định tĩnh rồi, thì nó sẽ không phiền não mà nó dễ dàng sử dụng, cái tâm dễ dàng sử dụng.

Cho nên khi, ở đây có một thầy, người ta tu người ta xả cái tâm mình, mỗi cái tâm niệm khởi lên thì người ta xả nó. Bây giờ nó ham muốn gì đó thì người ta xả nó, người ta nghĩ rằng cái đó là nó không có, nó là ác pháp, nó đem đến cho chúng ta khổ nè, hãy buông nó đi, đừng có nghĩ ngợi nữa.

Và cứ cố gắng, cứ họ tu như vậy, riết đến khi mà cái tâm nó xả hết, cuối cùng rồi nó xả hết, bắt đầu nó yên lặng, tự nó yên lặng à. Nó yên lặng rồi cái vị thầy đó mới bảo: “Cái tâm đừng có nghe ngóng ra ngoài! Quay vô! Biết hơi thở ra biết hơi thở vô!”

Lúc bấy giờ luôn luôn chúng ta ngồi cả giờ đồng hồ mà vẫn biết hơi thở, không có cái niệm vọng tưởng nào hết. Chớ không phải ngồi mà để hít thở hoặc là đếm, hoặc là sổ tức, hoặc là tùy tức, hoặc là niệm Phật, hoặc là các pháp khác mà ức chế tâm để đi vào cái chỗ mà không vọng tưởng.

Ở đây thầy đó chỉ xả tâm thôi, sống đúng độc cư. Sống cho đúng độc cư, nghĩa là không có đi ra khỏi cổng chùa, không nói chuyện với ai, sống một mình, sống trầm lặng một mình.

Nó nhiều khi nó phá chúng ta, muốn đi chơi muốn nói chuyện người này thì chúng ta ngăn chặn, đây là những cái ác pháp làm chúng ta phá những cái hạnh tu của chúng ta.

Cho nên người đó ngăn chặn. Ngăn chặn mãi cho đến khi tâm xả sạch, thì nó có một cái nhu nhuyễn dễ điều khiển nó lắm. Cho nên nhắc nó: “Cái tâm quay vô!” nó quay vô, nó không cần nghe ra ngoài nữa, và lúc bấy giờ nó cũng không có nghe như chúng ta.

Còn chúng ta bây giờ, nó vừa nghe trong mà vừa nghe ngoài, bây giờ nhiều khi chúng ta hít thở chúng ta biết mà vẫn nghe âm thanh, chứ chưa phải vắng đâu. Còn cái người đó cái tâm nó quay vô rồi, nó không nghe.

Nghĩa là âm thanh vẫn có, nhưng mà vì nó đã quay vào trong, nó nghe hơi thở mà nó không cần nghe ra ngoài nữa, tức là tâm hết phóng dật. Vì vậy mà lúc bấy giờ cái tâm nó dễ sử dụng, dễ sử dụng thì tức là chúng ta hướng tâm đến chỗ nào là nó hướng đến chỗ đó.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy