00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(28:29)

(28:29) Hỏi: ”Kính bạch Thầy! Ý nghĩa và lợi ích của việc ngồi kiết già trong khi tu thiền nhập định như thế nào? Ngồi bán già và các tư thế ngồi khác tốt và xấu, xin Thầy chỉ dạy cho con rõ.”

Những điều kiện này nó tuy đơn sơ vậy chớ mà cũng có hỏi thì nó mới có hiểu, chớ còn không hỏi thì nhiều khi chúng ta cũng không hiểu nó như thế nào.

Đáp: “Tư thế ngồi kiết già là một tư thế ngồi rất vững vàng hơn các tư thế ngồi khác.”

Nghĩa là mình phải công nhận rằng cái tư thế ngồi thiền mà ngồi kiết già rất là vững vàng. Nó có thể gom tâm rất dễ, thân nó gom, rồi tâm nó gom lại.

“Lợi ích của tư thế ngồi này là thân tâm gom lại dễ dàng nằm trên một tụ điểm. Tụ điểm chỗ thân tâm gom lại là một định lực sau này.”

Nghĩa là cái tư thế mà ngồi kiết già thì nó tạo cho chúng ta thành một cái tụ điểm rất dễ, cái sức gom tâm chúng ta rất dễ. Mà cái tụ điểm, mà chỗ để gom tâm để sau này nó trở thành một cái định lực, từ đó chúng ta mới nằm ở trên cái định lực, cái tụ điểm đó đó, mà chúng ta dùng cái đạo lực mà để điều khiển cả sự sống chết của chúng ta, chớ không phải ngoài cái chỗ đó mà chúng ta điều khiển được.

Cũng như bây giờ mình đặt cái tâm mình ở đâu ngoài, mình bảo nín thở hay hoặc là tịnh chỉ hơi thở, thì làm gì nó có tịnh chỉ được. Khi mà muốn điều khiển cái hơi thở chúng ta ngưng nghỉ, thì chúng ta phải đem cả cái tâm của chúng ta phải nằm ở trên cái tụ điểm đó, tức là nằm ở trên cái định lực đó, để rồi từ cái sức định lực đó, mà chúng ta biến nó trở ra một cái pháp hướng của nội tâm của chúng ta, nó trở thành cái sự điều khiển cho hơi thở tịnh chỉ.

“Tư thế ngồi này dễ gom tâm quán chiếu.”

Nó vừa dễ gom tâm mà tư thế này dễ quán chiếu hơn, trí tuệ chúng ta sáng suốt hơn, và nó phóng ra những trí tuệ rất là dễ dàng phát triển, cái tư thế mà ngồi kiết già.

“Bán già và các tư thế ngồi khác gom tâm khó hơn, dễ sanh lười biếng, trí tuệ khó phát triển hơn, nên sự quán chiếu thường bị vô minh che mờ.”

(30:35) Nghĩa là mình tu cái Định Vô Lậu mà mình ngồi trong cái tư thế thường vầy mình suy tư đó, mình quán chiếu đó, mình suy tư điều này thế kia thì nó không có sáng suốt đâu. Nhiều khi mình ngồi tư thế bình thường này, thì mình quán chiếu thì nó không có sáng suốt, nó không có xả được cái tâm của mình.

Cho nên phần nhiều chúng ta mà muốn xả được cái tâm mình thì mình ngồi kiết già, rồi mình đặt cái niệm đó mình quán chiếu cái niệm đó, mình xem xét cái niệm đó xong xuôi, thì càng lúc thì mình càng sáng ra. Tự nhiên nó làm cho mình thấu rõ được cái chỗ mình quán xét, chỗ mình quán chiếu.

“Nhưng khi đã nhập được định rồi, thì tư thế ngồi nào hoặc bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi đều nhập định được cả.”

Mới đầu chúng ta tu thì chúng ta cũng nên lấy cái tư thế ngồi kiết già mà chúng ta tập đầu tiên để chúng ta gom tâm và tạo tụ điểm. Sau khi mà chúng ta nhập định được rồi thì nó không cần ở chỗ cái tư thế ngồi kiết già, hay hoặc là ngồi tư thế nào chúng ta cũng nhập định được hết, đi cũng nhập định được, đứng cũng nhập định được, nằm cũng nhập định được, chớ không phải cần ngồi kiết già mà nhập định.

“Nhưng tu thiền định phải biết mọi oai nghi đều tu tập được cả, không riêng gì ngồi kiết già, nhưng không được bỏ kiết già. Vì ngồi kiết già là cũng là một phương pháp rèn luyện ý chí của người tu.”

(32:00) Chúng ta cũng phải nhớ rằng cái tư thế ngồi kiết già cũng là cái phương pháp rèn ý chí của mình đó. Bởi vì nó chéo chân nó đau nó nhức, nếu mà mình không ý chí thì mình thấy đau quá, kéo lên đau quá thôi xả ra, thôi ngồi kia tu cũng tu được chứ có gì đâu. Do đó ý chí mình nó cùn nhụt, nó không có cái nghị lực, nó không chiến thắng được.

Còn cái người mà kéo lên đau nhức kệ, nhất định là phải ngồi cho được, cho nên vì thế nó cũng rèn luyện cho mình những cái ý chí nó mạnh mẽ hơn. Thì như vậy chúng ta cũng không nên bỏ kiết già, nhưng mà khi mà chúng ta nhập định được rồi thì tư thế nào chúng ta cũng nhập định được chớ không phải là cần ngồi kiết già.

Bởi vì thiền của đạo Phật nó không chỉ nhắm vào có cái chỗ ngồi. Như chúng ta đi kinh hành đó, đi biết chúng ta đi đó, tức là tu hành tướng ngoại, là đó là Định Chánh Niệm Tỉnh Giác thì nó cũng là thiền định rồi, chớ đâu phải cần?

Cho nên bây giờ chỉ có mình tu về cái hơi thở, tức là cái hành động nội thân của mình đó, thì mình ngồi lại để cho tâm nó gom lại. Thứ nhất là nó cần thiết là cái Định Niệm Hơi Thở, nó là trợ pháp cho các pháp khác, thì mình ngồi nó càng tốt, để cho mình trợ các pháp khác, mình tu các pháp khác.

Thí dụ như bây giờ mà quán từ bỏ đó, thì mình dùng cái hơi thở, tức là mình ngồi trong tư thế đó để quán từ bỏ, thì tức là nó có một cái tâm nó xoáy vào đó để nó phá vỡ cái tâm tham sân si của mình, cái lậu hoặc của cái thân tâm mình. Cho nên từ đó mình “quán từ bỏ tôi hít vô, quán từ bỏ tôi thở ra”, thì do đó mình nương cái hơi thở đó để mình tỉnh thức, rồi dùng cái pháp hướng mình nhắc từ bỏ cái tâm tham sân si của mình.

Thì đó là cách thức mình ngồi, còn cách thức mình đi thì tập tỉnh thức mình đi, thì cũng là cái một oai nghi tu thiền, đều tốt.

Thì ở đây Thầy khuyên rằng tất cả oai nghi chúng ta đều tu được, nhưng mà hiện cái oai nghi nào tu theo cái oai nghi nấy, cái thiền nào tu theo oai nghi đó chớ không phải là, nó có nhiều cái thiền mà cần ngồi thì chúng ta ngồi, mà không cần thì chúng ta đừng có bắt nó ngồi, mà chúng ta phải tu ở trong cái oai nghi đó.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy