00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(27:53)

(27:53) Bây giờ Thầy xin nhắc thêm để thấy được cái tham sân si của chúng ta. Tham sân si là cái nghiệp lực, hằng ngày chúng ta cứ bị người ta chọc ghẹo mình, lúc nào cũng sân, lúc nào cũng thấy cái này kia ham muốn cho nên chúng ta huân cái ham muốn, huân cái sân thành ra một cái lực, thành ra một cái thói quen. Cái thói quen nó nằm trong tâm của quý vị hay hoặc là nằm ở ngoài?

Có người nói khi mà chúng ta huân như vậy nó nằm ở trong tâm. Sự thật ra, thân tâm của chúng ta, nó với cái nghiệp lực nó không có một mà nó hai. Cho nên một người chết rồi thì không còn một cái vật gì hết thì như vậy là rõ ràng nó nằm ở đâu mà đi đầu thai đây? Quý vị suy nghĩ kĩ cái chỗ này, khó, rất khó hiểu.

Bây giờ theo đức Phật nói thân Ngũ Uẩn của chúng ta nó diệt là diệt hết, không còn một cái vật gì hết. Nghĩa là thân Ngũ Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức chứ gì. Thì người nào ở trong thân chúng ta, người nào có cái thân này thì cũng có Ngũ Uẩn hết. Nhưng mà khi chết rồi nó không còn có một vật gì trong đó hết, tan hoại hết. Tan hoại hết không còn có một vật gì, vậy thì cái gì mà còn tiếp tục luân hồi tái sanh đây? Thì cái đó là cái nghiệp lực của chúng ta.

Khi một hành động, Thầy đưa ra như thế này, Thầy dùng một cái danh từ để dễ hiểu, đó là cái từ trường, một hành động Thầy đưa cánh tay ra Thầy đánh người ta, thì cái hành động đó là hành động ác. Một lời nói của Thầy nói ra một lời nói làm cho người ta đau khổ phiền não trong lòng người ta, thì cái từ trường đó vẫn còn, nó thảy ra, nó thành một cái lực. Cái lực nó thành một cái từ trường nó bao vây xung quanh một cái người ác, cũng như một người nói thiện làm hiện, nó cũng bao vây.

(29:31) Cho nên trong kinh Pháp cú nói, những cái hành động thiện, những hành động ác nó theo chúng ta, nghĩa là như bánh xe mà theo chân con vật kéo xe. Có phải không? Những cái hành động thiện nó theo chúng ta như hình với bóng. Có đúng trong cái bài kinh Pháp cú đó Phật nói vậy mà.

Vậy thì nó theo chúng ta chớ đâu phải nó ở trong thân tâm của chúng ta. Nếu mà thân tâm của chúng ta, mà trong thân Ngũ Uẩn mà nó ở trong đó, tâm chúng ta là nghiệp, thì chúng ta chết thì cái nghiệp nó cũng chết mất, nó cũng tan hoại hết phải không? Cho nên nó theo là nó ở ngoài nó theo. Như vậy quý vị không có nhìn thấy được cái ác của quý vị nó đang theo quý vị và cái thiện nó đang theo.

Bây giờ quý vị làm ác, với cái đôi mắt của cái người có Tam Minh, người ta thấy cái từ trường quý vị ác quá, người ta biết. Quý vị không thấy biết quý vị đâu. Nhưng mà quý vị biết được của quý vị là quý vị thấy được tai nạn, bệnh tật, đau khổ, đó là nó tác động vào cái thân tâm của quý vị để cho quý vị phải trả những cái quả đó mà thôi, chứ còn thân Ngũ Uẩn của quý vị nó không có dính với cái này đâu, nhưng mà ở ngoài nó có tác động vô.

Nghĩa là nó bao vây quý vị thì cho nên thọ khổ thọ lạc đều là do những cái sự bao vây của cái nghiệp lực của quý vị, cho nên khi mà cái thân quý vị mất rồi, hoại rồi thì cái nghiệp lực này nó còn. Bây giờ nó còn, nó để làm sao mà nó tái sanh đây?

Nếu nó tham sân si, nó phải giống với những người tham sân si xung quanh nó đây, nó giống ai thì những cái người đó làm cha mẹ nó đó, còn cái thân của quý vị Ngũ Uẩn đây nó hoại mất rồi. Có phải nó tái sanh luân hồi bằng cái nghiệp lực ác, thiện của nó không, có đúng không?

Quý vị làm ác, cái nghiệp lực đó nó nhiều nó dày nó mới đi tìm, nó tương ưng với những người mà nghèo khổ đói khát, nhất là những người bỏn xẻn ích kỷ. Cái nghiệp lực mà bỏn xẻn nó cũng thành một cái bao vây của quý vị, cho nên nó tương ưng với những cái người mà nghèo đói nhất ở trong cái xã hội này. Cho nên có những người sanh ra không có áo mặc, không có cơm ăn, đó là những cái ác pháp.

(31:48) Còn chúng ta hung dữ, chúng ta chửi mắng, chúng ta giết hại loài vật, chúng ta luôn luôn ăn thua đủ với mọi người thì cái từ trường đó nó cũng thành cái nghiệp lực đó nó tiếp tục tương ưng với những cái hạng người mà như vậy, sẽ làm cha mẹ nó tiếp tục.

Cho nên quý vị đừng nghĩ rằng cái thân của quý vị là cái tham sân si, nó không có tham sân si. Cho nên Thầy ngồi đây nè, Thầy bảo tâm thanh thản an lạc vô sự, tâm Thầy thanh thản an lạc vô sự, nhưng cái từ trường ác của Thầy nó vẫn còn đây nè, cho nên nói sao mà tôi cố gắng tôi ly mà sao ly không hết.

Tôi hãy ly cái từ trường của tôi nè, bắt đầu Thầy làm những điều thiện, Thầy giữ tâm thanh thản nó thảy ra cái từ trường thiện đó, nó mới đánh át những cái từ trường ác kia đi. Cái này càng lớn lên, mạnh lên thì cái từ trường ác kia nó bị dẹp xuống. Mỗi một niệm thiện hiện ra thì một niệm ác dừng lại mấy con, có đúng không?

Người ta chửi mình, mình vui vẻ thì cái niệm ác nó phải dừng, thì cái từ trường đó nó phải thảy ra, cái nghiệp đó nó tăng lên cái thiện, thì cái thiện ác, cái từ trường cái nghiệp ác nó phải giảm đi. Và cuối cùng nó giảm sạch xuống thì chúng ta hoàn toàn ngồi đây tâm không vọng tưởng.

Còn quý vị ngồi đây mà ức chế nó, thì nó lại còn mạnh hơn nữa, nó nằm đây chứ nó đâu có mất đâu. Còn cái này Thầy cứ tăng trưởng cái thiện, Thầy tăng trưởng cái thiện vô lậu của Thầy, tức là cái tâm thanh thản an lạc vô sự.

Cho nên đức Phật nói cái tâm mà thanh thản an lạc vô sự nó tương ưng với chư Phật, bởi vì nó có tham sân si đâu, mà tâm của Thầy đâu có tham sân si, tại vì cái từ trường tham sân si của Thầy, hằng ngày Thầy làm Thầy thảy ra cả đống đây, nó bao vây Thầy, phải không? Thầy đem ví dụ.

(33:36) Cho nên đức Phật nói thân Ngũ Uẩn này chết rồi không còn vật gì hết, vậy mà anh tái sanh luân hồi. Còn nếu mà nói tâm của chúng ta có tham sân si ở trong này, thì vậy thì khi mà chết đi thì cái tâm chúng ta nó còn nó mới tham sân si, nó mang cái tham sân si này nó đi đầu thai. Thì như vậy là thân Ngũ Uẩn đâu có mất, có phải không?

Tức là còn có cái thế giới linh hồn, còn cái linh hồn. Cái tâm của chúng ta, cho nó cái tên là linh hồn đi, hay là cái tâm của chúng ta, mà bây giờ chúng ta tham sân si thì cái tâm này nó tham sân si nó ở trong này hết, thì như vậy là chết thì cái thân của chúng ta hoại diệt đi, mà cái tâm của chúng ta nó còn chứ gì?

Cho nên hầu hết là các tôn giáo khác không hiểu điều này, không hiểu được cái từ trường mà bao vây, cái nghiệp lực bao vây xung quanh, mà cái tâm chúng ta rất thanh tịnh. Bây giờ, tới bây giờ người ta cũng không hiểu cái này.

Bởi vậy cho nên Thầy, khi mà tu xong Thầy mới nhìn lại Thầy thấy đúng, ông Phật nói đúng, thân Ngũ Uẩn hoại là không còn gì hết. Bởi vì nó đâu có cái gì đâu, nhưng mà vì cái lực mà tham sân si, cái nghiệp lực nó thúc đẩy, cho nên mỗi đời của chúng ta mà mang cái thân này, bị nó thúc đẩy mà nó tạo ra những cái ác, nó tăng thêm cái nghiệp lực của nó. Hoặc là nó tăng lên cái thiện của nó, nó giảm bớt đi cái ác của nó thôi.

Cho nên vì vậy đức Phật nói phải ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, do đó mới có cái phương pháp dạy chúng ta để giải thoát. Chớ còn nếu mà đức Phật nói nó còn có một cái vật mà thường hằng, cái biết thường hằng như cái linh hồn của chúng ta, thì đạo Phật ra đời không có làm sao giải quyết được đau khổ của người ta.

Bởi vì chính nó nó thường hằng nó phải mang theo cái nghiệp của nó dính liền với nó rồi. Cái nghiệp của nó là chính nó rồi, thì làm sao mà mình cắt ra được. Còn cái này cái nghiệp là cái từ trường nó ở hoài, còn cái tâm của chúng ta nó rời ra, nhưng mà nó có lực mạnh nó đẩy chúng ta.

Mỗi lần nó gặp ác pháp thì nó đẩy chúng ta giận hờn tức giận, tạo thành những các cái nghiệp lực ác nữa, tăng trưởng lên thêm nó nữa. Cho nên vì vậy mà chúng ta, mỗi lần mà chúng ta giận là chúng ta tăng thêm cái vòng của chúng ta.

(35:43) Thay vì cái hào quang của Phật là cái từ trường thiện, phải không? Bây giờ cái hào quang của chúng ta là cái hào quang đen thui à, nó là từ trường ác. Nếu mà chúng ta mà thể hiện ra cái ánh sáng mà như một cái hào quang của Phật, thì chắc chắn cái hào quang chúng ta đen cũng như là mực tàu. Nó bao vây chúng ta đen thui, bởi vì nó là ác pháp.

Còn hào quang của Phật thì nó sáng trưng, nó thiện. Thầy đem một cái ví dụ để mà chúng ta thấy, người nào cũng có mang theo cái hào quang này hết, phải không. Nó từ ở trong thân của chúng ta, chứ nó không phải trong thân chúng ta, mà từ trong thân chúng ta tạo ra nó để cho nó xung quanh chúng ta. Còn ông Phật ổng thanh tịnh, ổng tạo ra cái hào quang rất sáng là tại vì cái từ trường ổng sáng.

Các con hiểu chỗ này, Thầy, quý Phật tử hiểu chỗ này, chứ không hiểu cái chỗ này là quý vị không biết làm sao mà cứ nghĩ rằng cái linh hồn mình đi tái sanh chứ không gì. Cho nên các tôn giáo đều lầm hết, chỉ có ông Phật là, đạo Phật là không lầm.

Bởi vì khi mà chết rồi ba cái biết này đều là bị hoại hết. Cái biết thứ nhất là Sắc Thức, là ý thức của chúng ta, cái biết thứ hai là Tưởng Thức, là Tưởng Uẩn, là cái biết trong giấc mộng, cái biết thứ ba là Tam Minh. Vẫn ba cái này, khi mà chưa tu thì ba cái này chết là hoại hết, còn cái mà còn lại cũng là cái nghiệp, mà nghiệp không tham sân si.

(36:56) Nghĩa là bây giờ Thầy tu rồi, khi cái thân này Thầy chết rồi thì nó cũng hoại, nó cũng hoại hết, nhưng mà cái nghiệp không tham sân si của Thầy còn. Mà cái nghiệp không tham sân si còn nó tương ưng chư Phật thì ở nơi đó chứ không đi đâu được hết.

Còn bây giờ quý vị có tham, có thiện có ác, mà thiện thì lại thiện hữu lậu chứ có phải thiện vô lậu đâu mà tương ưng chư Phật, phải không? Cho nên cái thiện của quý vị, cái từ trường này nó vẫn còn, nó vẫn còn nó tiếp tục nó tương ưng, giống đâu nó nằm đó, mà nếu nó tương ưng nó thiện hơn một chút xíu.

Cho nên đức Phật nói nếu mà nó ly được năm hạ phần kiết sử, hay diệt năm hạ phần kiết sử, thì nó không giống ai dưới thế gian được hết, nó không làm con họ được, thì nó phải ở trong cái từ trường đó. Khi nó ở trong cái từ trường đó, tại vì thiện, cho nên nó ở trong từ trường đó mà đức Phật nói là 33 cõi trời.

Nó có cõi không? Nó có từ trường chứ nó đâu có cõi đâu, nhưng mà gọi là 33 cõi trời cho nên 33 cõi trời là cõi tưởng. Phải không, cái từ trường gọi là tưởng. Phải không. Bây giờ Thầy nằm chiêm bao cũng là cõi tưởng. Bây giờ ở trong cái thế giới mà chúng ta hiện có thân, có cây cỏ nhà cửa này đức Phật cũng nói thế giới tưởng nữa.

Tại vì chúng ta tưởng nó là có thật, nó là duyên hợp, nó không có thật mà chúng ta tưởng nó có thật cho nên ai cũng cho rằng thân mình có, cho nên hở một chút là người ta chửi mình mình giận. Mình cho cái nhà này thật của mình cho nên mình chấp nó, ai mà xâm phạm tới là không được.

Cho nên vì vậy đó là mình bị sống trong tưởng, phải không. Đây là một trong cái tưởng, rồi bắt đầu chúng ta, cái hình dáng của chúng ta nó thành cái bóng của chúng ta, thì chúng ta lại cho đó là cái thế giới siêu hình, lại là một lúc tưởng nữa.

Cho nên vì vậy 33 cõi trời là khi nào mà chúng ta còn ở trong cái từ trường mà chúng ta chưa có thân hình, trong cái tưởng mà nó duyên hợp, còn cái tưởng này là cái tưởng bóng dáng, cho nên cái tưởng này là còn ở trong cái từ trường thiện mà thôi. Khi mà nó ở trong từ trường thiện mà nó không biết cách thức nó tu, thì nó không tiến tới đến vô lậu thì nó sẽ bị trở lại, nó tái sanh làm người, nó hết cái phước thiện của nó rồi.

Cho nên đức Phật nói ở trên cõi trời còn phải tái sanh trở lại, phải không, đâu có vĩnh viễn được. Trừ ra khi nào mà chúng ta vô lậu hoàn toàn thì chúng ta không còn tái sanh trở lại đây nữa.

Cho nên khi mà chúng ta hiểu được cái lý, rõ được, biết được thì chúng ta hằng ngày mà nếu chúng ta cứ làm ác thì chúng ta tăng thêm cái từ trường ác này, thì muôn đời ngàn kiếp chúng ta phải luôn luôn tái sanh luân hồi làm loài vật, làm con người ác, làm con người thiện, đều là do cái từ trường của chúng ta mà thôi.

(39:19) Còn nếu mà chúng ta biết hằng ngày chúng ta ngăn ác, diệt ác sanh thiện tăng trưởng thiện thì cái từ trường thiện chúng ta càng ngày càng tăng, tăng cho đến khi nó vô lậu hoàn toàn thì lúc bây giờ thân chúng ta bỏ thì cái từ trường này còn, chúng ta luôn luôn đâu có mất.

Cho nên đức Phật nói như cái cây kia, chúng ta vạt bỏ vỏ, bỏ giác, còn lại cái lõi chứ. Nghĩa là từ cái chỗ mà chúng ta còn để mà đi tái sanh luân hồi, cái mà luôn luôn tiếp tục tái sanh luân hồi, đó là cái từ trường thiện và ác, chúng ta thiện hữu lậu và cái ác của chúng ta cho nên luôn luôn nó tiếp tục tái sanh luân hồi trong một cái môi trường sống này.

Nếu chúng ta cố gắng tu tập thì tâm chúng ta không còn tham sân si. Không còn tham sân si thì cái từ trường không tham sân si này vĩnh viễn còn mãi. Trong khi đó cái từ trường này nó có đủ 7 cái năng lực gọi là Thất Giác Chi, 7 cái trạng thái Bồ Đề gọi là Thất Bồ Đề.

Do đó nó sử dụng được tất cả những điều kiện cần thiết của nó, nó muốn gì được nấy, nó đâu có mất. Bởi vì cái từ trường thiện nó vậy. Khi mà tâm chúng ta ly dục ly ác pháp sạch rồi, nó bất động tâm rồi thì nó có 7 cái từ trường nó, 7 cái lực của nó, 7 cái lực của cái từ trường, của cái nghiệp thiện này, của cái nghiệp mà không tham sân si này.

Bây giờ Thầy cho cái nghiệp này là nghiệp tham sân si, cái nghiệp này là nghiệp không tham sân si. Một khi mà chúng ta chưa tu thì cái nghiệp không tham sân si chưa có, nó còn tham sân si thì đâu nó có không tham sân si. Cho nên hằng ngày chúng ta huân nó thành một cái nghiệp không tham sân si. Phải không.

Cũng như cái cây kia hồi nhỏ nó không có lõi, nhưng lớn dần lớn dần nó có lõi, do sự tu tập chúng ta lớn dần, chúng ta có cái nghiệp không tham sân si. Thì khi mà cái thân tứ đại chúng ta là do duyên hợp nó phải hoại, 5 cái uẩn này nó phải hoại, phải không?

Nó hoại rồi thì cái nghiệp không tham sân si này vẫn còn, mà cái nghiệp không tham sân si này nó sẽ tương ưng nơi giải thoát, nó sẽ ở nơi giải thoát, nó ở cái chỗ giải thoát, không ở chỗ mà làm sanh ra làm con người con vật nữa, rất đau khổ. Vì mỗi lần chúng ta mang cái thân này rất đau khổ, đủ thứ đau khổ.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy