(01:29:48) Đến đây là giai đoạn phần giới đức của người tu sĩ…
Đây là phần mà Thầy dạy tiếp cho cái kỳ sau đó, dạy tiếp cho quý thầy là phần giới đức của người cư (tu) sĩ của đạo Phật:
… cần phải trau dồi tu tập từng phút, hằng phút, hằng giây không được biếng trễ.
Tới cái giai đoạn giới đức thì quý vị tu tập, trau dồi nhiều hơn. Còn cái phần kia là quý vị phải dứt bỏ và sống cho đúng những cái hành động của mình ở trong cái Sơ Thiện, ở trong cái giới hạnh của nó là cái phần này nó ít có sự tu tập, trau dồi, mà phải sống, sống cho đúng, phải tập sống cho đúng, phải dứt bỏ những cái ác để cho chúng ta sống đúng thôi.
Còn cái phần giới đức thì trau dồi, tu tập hết sức, cái phần này là cái phần quan trọng chớ không phải là cái phần ít. Cho nên đến cái phần giai đoạn giữa này - giới đức - thì chúng ta - là cái phần rất là quan trọng.
Phần giới hạnh là phần dứt bỏ…
Đây Thầy giải thích thêm để chúng ta biết:
Phần giới hạnh là phần dứt bỏ, phải từ giã, không làm nữa. Phần này là phần giữ gìn, cảnh giác nghiêm ngặt không được mọi hành động vi phạm, dù một sự việc rất nhỏ cũng không được lầm lạc.
Đó, thì cái phần giới hạnh là cái phần dứt bỏ, còn cái phần giới đức là cái phần tu tập, trau dồi. Hai cái phần này nó có hẳn hòi là nó phải có những cái pháp hành của nó như thế nào để mà chúng ta thấy biết rõ ràng.
Cho nên cái phần nào mà dứt bỏ, thì cái phần giới hạnh là cái phần dứt bỏ. Cho nên ở trong đầu chúng ta cứ nghe cái phần mà chúng ta nhắc đi, nhắc lại đó là “phải dứt bỏ”, là “phải từ giã”, là “phải xa lìa” đó. Đó là cái phần dứt bỏ đó.
(01:31:28) Cho nên mỗi cái hành động đó - bởi vì bây giờ mình muốn làm cái nghề thầy thuốc, hiện giờ cần mình phải dứt bỏ chớ, mình cứ mình làm thầy thuốc mà mình không dứt bỏ thì làm sao dứt bỏ? Bây giờ tu tập làm sao mà hết làm thầy thuốc đây, phải không?
Cứ vác rựa vô trong rừng chặt rễ cây, chặt cây về cứ vạt, rồi hốt cho người ta, thì giờ mình chỉ cần dừng lại đừng có… thì đó là dứt bỏ, mà cứ chặt vạt hoài, hốt hoài thì làm sao mà dứt bỏ!
Cho nên cái phần giới hạnh là cái phần dứt bỏ, chớ không phải là cái phần tu tập. Đó cho nên cái Sơ Thiện mà của đạo Phật dạy là cái phần dứt bỏ chớ không phải phần tu tập, phần trau dồi đâu.
Đó. Thì như vậy thì chúng ta thấy được cái phần nào dứt bỏ, cái phần nào tu tập, phần nào trau dồi.
Còn cái phần giới đức là cái phần tu tập và phần trau dồi, nó phải khác, nó ở đây nó có những cái khác chớ nó không phải giống như vậy.
Đó thì quý thầy đã hiểu rồi, quý thầy đã rõ rồi, thì như vậy quý thầy biết được cái phần dứt bỏ là phần nào rồi đó. Cho nên ở trên ớ Phật nói đó: thông hiểu, rồi dứt bỏ, rồi trau dồi, rồi tu tập. Cái phần dứt bỏ, bây giờ đó dạy tới cái giới hạnh thì quý thầy thấy cái phần dứt bỏ, dứt bỏ rất rõ ràng.
Còn phần giới đức, như Thầy đã dạy ở trên, phải siêng năng trau dồi, tu tập và còn phải…
Cái phần giới đức nó còn phải có cái phần dứt đoạn nữa, phải dứt bỏ nữa. Nó vừa trau dồi, vừa tu tập mà cần phải dứt bỏ những cái gì?
Thí dụ như bây giờ mình ghiền thuốc phiện hay ghiền thuốc, mà bây giờ mình cứ mình trau dồi cái này cái kia mà mình không chịu, cứ hút thuốc hoài thì thử hỏi làm sao mà trau dồi cái giới đức mình được? Cho nên phải dứt bỏ không hút thuốc.
Dứt bỏ không ăn phi thời, dứt bỏ, cái đó là phải dứt bỏ. Ở trước kia là giới hạnh chúng ta dứt chưa hết, thì bây giờ tới đây nó còn dính dấp một chút gì đó thì phải tiếp tục dứt bỏ nữa, và đồng thời thì tu tập và trau dồi nó mới có kết quả.
… những (gì) chưa dứt bỏ hết (ở) cái phần thứ nhất và cái phần này về chuyên tu trau dồi nhiều hơn.
Về cái phần mà tu tập trau dồi, về cái phần thứ hai này, cái phần giới đức thì nhiều hơn, và cái phần dứt bỏ nó chỉ còn chút ít những cái thói quen mà không bỏ được, thì bây giờ chúng ta tiếp tục chúng ta dứt bỏ để cho thành tựu được cái giới hạnh, và đồng thời thì chúng ta tiếp tục tu tập và trau dồi những cái giới đức.
Đến đây thì Thầy xin ngưng lại vì chúng ta sẽ hết giờ rồi.