00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(30:10)

(30:10) Phật tử: Con xin thành tâm đảnh lễ với Thầy, con về đây được ba ngày, thì trước đó ba ngày, thì con cũng đi khắp nơi để mà tìm cái pháp, hoặc là những cái tin những cái căn bệnh nào coi như bác sĩ là bỏ, bó tay. Nhưng mà, cái con quyết định về đây, thì trong ba ngày hôm nay, con sống với những, con cảm nhận được cái pháp, cho nên là, ừ nó hay thiệt, cái niềm vui đó nó dâng tràn. Còn cái việc mà …​(nghe không rõ)…​ cứ mà làm một mình suốt mười mấy năm con xuất gia tu hành làm con học hết trường lớp này, tới trường lớp khác, con cũng nghiên cứu thiền. Bản thân cũng qua cái mác, để con qua thấy bay mà lại con cảm thấy, còn chưa có cái gì, để mà nên con đi tìm gặp Thầy, thì trong cái tuổi, thì nghĩ là nó có cái nơ, thì lúc đó, thì con đang ở bên đó, thì con đau rất là nặng và bay về Việt Nam. Việt Nam để trị bệnh, thì thật sự mà nói là hồi xưa giờ con đọc rất là nhiều sách, và con học rất là nhiều bằng cấp, Nhưng mà con nghĩ, vì sao là cái duyên con nó chưa tới, cái tới hôm nay con mới gặp, con gặp được, chuẩn bị, à tu ở đây như cô Nguyên Thanh, thì con nghe nói là cổ tu ở đây sáu năm mà là với một Thầy là đã từng ở đây, và con chưa đến được đọc một quyển sách nào của Thầy cả. Nhưng mà, nhưng mà cái cách sống của họ đã làm cảm hóa được con, thì con nghĩ là, khi mà ở ngoài đời thì con buông tất cả rồi, con trốn gia đình xuất gia. Nhưng mà, mấy năm con đang tu, thì con vẫn không cảm nhận được, nhưng mà tới hồi tối này khi con đi kinh hành và con chỉ có xả tâm và giờ hồi xưa, giờ con cứ nghĩ rằng tu hành là phải ngồi thiền rất là lâu, hoặc là phải thế nào đó, thì nó mới giải thoát, hoặc là phải tri vọng biết vọng gì đó. Nhưng mà hoàn toàn ngược lại, khi mà con không có ngồi chân trái, thì con cảm nhận được cái hơi thở tự nhiên mà chắc con cũng hay thì con biết nó cách đây mười mấy năm thì trước khi con tu thì con bỏ tất cả và con xuất gia được một năm, thì con thực tập ăn một ngày một bữa. Nhưng mà sư huynh, thì con tập như vậy được hai năm, thì con thấy rất là an lạc và khi con ngồi thiền thì cái trạng thái mà cảm nhận được cái hơi thở tự nhiên mà còn hông thở ra thở vô đó thì nhưng mà lúc đó thì đúng là thì chưa hề biết thì con thưa Thầy lúc đó mà cái cái quý giá. Cho nên nó chỉ đi qua thôi, và lúc đó thì sư phụ sợ con không có sức khỏe, cho nên không cho con ăn một ngày một bữa nữa, còn bắt con phải đi học trường cấp nữa, học tất cả các lớp. (34:00)

(34:01) Thì sau khi sư phụ tịch, thì con đi qua Myanmar con học, nhưng mà tới tối này thì khi con ngồi con chơi con cảm nhận được cái trạng thái đó trở lại và con có thưa hỏi với thầy Bảo Nguyên thì thầy nói đó là một cái trạng thái hơi thở tự nhiên và có nghĩa là bình thường. Thì con dậy ba giờ rưỡi, nhưng mà mấy ngày nay thì thầy cho con ba giờ dậy, nhưng con cảm thấy mọi người đều dậy hai giờ, cho nên con hai giờ con dậy, nhưng mà hồi tối thì thường thì mười giờ con thì buồn ngủ, nhưng mà tối hình như con rất là tỉnh, gần mười giờ nhưng mà con rất là hoàn toàn con không buồn ngủ và cũng tắt điện nằm thả lỏng nên mình tự nhiên con thực tập thư giãn con cũng không có làm gì cả, thì cái hơi thở tự nhiên nó trở lại với con, vậy con cảm thấy cái thân tâm nó rất là nhẹ nhàng, như là có một cái luồng ánh sáng và lúc đó hoàn toàn là lần đầu tiên.

(35:07) Bây giờ con mới gặp được Thầy, nhưng mà con có cảm nhận là nó có một cái luồng sáng rất là, ấy giống như có một cái lực nào đó, nó làm con rất là nhẹ nhàng, thì sáng nay con đi kinh hành, thì quý thầy thì thầy Bảo Nguyên tới nói con là đi vô gặp Thầy, thì trên bước đường con đi từ trong đó ra đây thì con rất là vui mà giống như là con đi đến một anh Phật tử này. Nhưng mà khi mà anh hỏi, thì con không có muốn trả lời và con phát nguyện là sống, sống hạnh độc cư, tại vì con nghĩ là hồi xưa giờ, phàm cái mà cái cửa ta đi vào đạo con nghĩ là nó rất là xa xôi, mà như khi mà học Hán Phạn, thì con cứ tưởng là ba truyền thuyết hoặc là những cái nguồn sách, không phải là sách gốc đó thì con biết là sách từ Trung Quốc truyền qua. Cho nên nó hoàn toàn bị mất gốc, nhưng đến khi con cảm nhận được cái điều này, thì trên con đường con đi, thì con tưởng tượng là con đang đi đến mà để gặp Phật. Nhưng mà con nói chị Trang, thì chỉ nói là mày trên mây rồi, dạ cho nên con muốn đảnh lễ Thầy, nhưng mà khi con ngồi đây nãy giờ, thì mỗi lời Thầy nói thì con cảm nhận được nó như là một cái gì đó, thì con rất là xúc động. Con xin thành tâm đảnh lễ Thầy, mà những cái gì trên bước đường tu tập giải thoát thì con xin Thầy, Thầy hướng dẫn cho con! (Cô Phật tử kể chuyện ngày xưa của cô ấy và các trạng thái này kia khi tu tập rồi xin Thầy hướng dẫn cho tu tập)

Trưởng lão: Xá Thầy thôi con. Từ từ rồi Thầy sẽ hướng dẫn cho tu tập, không có lo đâu, Thầy không bỏ ai hết. Nhưng mà Thầy rèn luyện cho mấy con đầy đủ ý chí sắt đá. Thầy rèn luyện cho mấy con sự bền chí. Cho nên vì vậy mà khi có đủ duyên gặp Thầy, mà Thầy trực tiếp hướng dẫn rồi, thì chắc chắn là giải thoát trước mắt, không có khó gì hết.

Bởi vì mỗi người đều có cái trí tuệ hiểu biết, mà đạo Phật là đạo trí tuệ. Chúng ta triển khai trí tuệ, chứ chúng ta không triển khai thiền Đông Độ. Đó thấy hông? Bây giờ trí tuệ, chúng ta thông suốt rồi, ai chửi chúng ta hổng giận. Ai làm gì chúng ta hổng buồn phiền, thương yêu và tha thứ. Chữ thương yêu và tha thứ đó là những cái ngôn từ của dân tộc Việt Nam. Còn từ, bi, hỷ, xả đó là danh từ của người Trung Quốc. Cho nên, Thầy thường thường, Thầy sửa đổi những cái danh từ thật sự của Việt Nam dễ hiểu. Thương yêu và tha thứ nghe nó gần gũi với mình nhiều, mà từ, bi, hỷ, xả nghe nó xa xôi, có phải hông mấy con?

(38:01) Cho nên, khi mà có đủ duyên gặp Thầy, quyết tâm tu, thì Thầy cất cái Tu viện Chơn Như để làm gì đây? Là để nuôi dưỡng mấy con, để tu tập đó. Cho nên hôm nay, mấy con nhìn thấy cái cơ sở của Tu viện Chơn Như nó không đơn giản. Có bạc tỷ chứ không thể nào mà xây dựng cất được như vậy đâu. Cả một khu rừng cây cao bóng mát, nhà thì lót gạch. Thì đó là chuẩn bị những nơi để cho mấy con tu tới nơi tới chốn. Chỉ có mấy con quyết tâm, thì Thầy sẽ dạy tới nơi tới chốn dễ dàng. Đừng bỏ cuộc, khi bỏ cuộc, là do cái sự thử thách trắc nghiệm của Thầy. Mà mấy con thấy khó quá, mấy con bỏ cuộc là mấy con dở lắm.

Cho nên, dù một người đệ tử nào, thì Thầy cũng phải thương yêu và giúp đỡ tận tình. Nhưng trong cái sự thương yêu giúp đỡ tận tình đó, đều có phải sự thử thách. Chớ không thể nào mà thương yêu như người mẹ mà thương con, như trứng mỏng vậy không được. Hổng được. Thương con kiểu đó hư. Cho nên vì vậy mà Thầy thương yêu là dạy bảo, thương yêu là chỉ lối, dẫn đường. Để cho mấy con được giải thoát hoàn toàn, làm chủ sự sống chết của thân tâm của mình, đó là thương yêu mấy con. Chứ không phải thương yêu như người mẹ thương con thì chẳng ích lợi gì cả.

(40:06) Đó! Cho nên hôm nay mấy con quyết tâm tu, thì cứ bền chí, xin về đây, ở đây. Rồi trong cái thời gian mà Thầy thấy đúng cái duyên để mà hướng dẫn, thì ngay đó Thầy cho người đến gặp và đến sẽ gặp Thầy. Mà Thầy thì kể như là còn có một duy nhất là làm chủ được sự sống chết, Pháp của Phật là Pháp quý, Pháp làm chủ sự sống chết mà, đâu có dạy bừa bãi. Đâu có dạy cái kiểu mà đưa ra dạy như thế này thế khác, để cho mọi người hiểu chơi, không phải. Mà chọn những người thật tu giải thoát, quyết tâm có ý chí rèn luyện, thì Thầy sẽ chọn những người đó, hướng dẫn họ đi tới nơi, tới chốn, mấy con ráng cố gắng.

(41:19) Phật tử: Dạ thưa Thầy, con có sự thưa hỏi, tại vì lúc mà sau khi mà con, khoảng hai giờ sáng, thì lúc đó, thì sau khi giống như là cái thân tâm giống như là, rất là khinh an, nó rất là nhẹ nhàng, thì lúc đó, thì tự động nó sửa cái tư thế. Mà nằm theo tư thế kiết tường là hoàn toàn quay bên phải như vậy, nhưng mà sau đó thì con bỏ gối ra và nằm thả thả luôn chứ không có nằm gối nữa, Thì con có một cái giấc mơ là con thấy là ba con đã mất cách đây mười mấy năm trước khi con đi xuất gia. Thì có một cái luồng gió rất là mạnh, và ba con rất là đẹp, mà rất là trẻ hơn hồi lúc con, hồi lúc mà mất như một người trung niên thôi và rất là đẹp. Thì một luồng gió rất là mạnh và gần như là bay chứ không phải là đi, thì mới cắp con đi, nói là con đi cùng. Nhưng mà con nói, con không có đi, tại vì, à con đã gặp được Pháp và con đã được về đây và được gặp Thầy rồi, thì ba con mới nói là trước đó, trước rằm tháng bảy, là ba con bị trói và ấy. Nhưng mà bây giờ, thì ba đã giải thoát rồi, ba muốn đưa con đi, nhưng mà con giữ cái giường, nằm giữ cái thân giường lại và con nghĩ là lúc đó con không có phải là nằm ngủ mơ hay mê gì lắm. Nhưng mà có nghĩa là con rất là, con nói là con đã nhờ được cái, tại vì, khi mà con từ bên Myanmar về đó, thì con cũng gặp được những cái vị Thầy tâm linh và cũng như là cầu siêu, suốt nửa tháng, thì cho nên ba con nói là ba con được giải thoát mà con không biết cái đó là như thế nào? Nhưng mà ba con nói là, thì con mới nói là, ba phải cám ơn Phật Tổ đã, là Phật đã gặp được tam bảo. Cho nên, ba mới được giải thoát như vậy và ba phải quay về và con không thể đi theo ba được, tại cái đó là một cái ái kiết sử và trong cái giấc mơ đó con dứt khoát là như vậy và con bám chặt cái cái giường lại. Con không đi, thì cái luồng gió nó bay qua thật là mạnh, xong rồi ba con đi, thì lúc đó là con nghe ở ngoài cửa gõ con mấy tiếng, khi con mở cửa ra thì không có ai hết. Thì từ sáng giờ con vẫn, con định là đem qua thưa thầy Bảo Nguyên, nhưng mà con chưa thưa, thì con đi qua đây, thì cái đó con không hiểu sao? Thầy giải thích giúp con! (Cô Phật tử hỏi về giấc mơ kỳ lạ và nhờ Thầy giải thích dùm cô ấy).

Trưởng lão: Ừm, để Thầy giải thích cho con nghe!

Phật tử: Dạ!

(44:08) Trưởng lão: Chư Phật đã xác định trong thân của chúng ta có năm uẩn : Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, thấy hông? Cái tưởng thức đó của con, nó hoạt động, nó tạo ra cái thế giới đó. Nó không phải, thường thường đó, nó phải tạo ra cái giấc mộng, con phải nằm chiêm bao. Nhưng mà nó không nằm chiêm bao nữa, tại vì trong người con, nó có sức tỉnh rồi. Thành ra từ đó nó hoạt động trực tiếp qua cái ý thức của con. Cho nên vì vậy mà những cái điều mà con thấy, đều là qua cái tưởng thức và đồng thời với cái ý thức của con. Chứ không phải một cái được, một cái nó thành ra giấc mộng. Thí dụ như tưởng thức, thì nó chỉ có giấc mộng mà thôi, nhưng mà nó cộng với cái ý thức của con, thì nó không thành giấc mộng mà nó gần như là hiện thực. Đó cho nên vì vậy đó, các con thấy cái đặc biệt của con người là trong thân có năm uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

Cho nên, vì vậy mà chúng ta tu mà không hiểu, thì chúng ta rèn luyện cái tưởng của chúng ta, cuối cùng chúng ta lọt vào tưởng mất rồi. Tưởng nó cũng đặc biệt, nó cũng thực hiện được những cái thần thông, những cái gì mong muốn của mình. Còn cái ý thức của chúng ta mà tu tập rèn luyện, nó mới thật sự là làm chủ thân tâm của mình. Cho nên phân biệt được cái chỗ này, chứ không khéo các con tu riết bị tưởng hết. Người ta sợ tưởng lắm, cho nên vì vậy mà tu, một thời gian ra mà thấy cảnh giới này, cảnh giới kia, đều là cảnh giới của tưởng hết. Cho nên dừng lại không có tập nữa, bây giờ sống bình thường triển khai cái tri kiến giải thoát.

(46:18) Đạo Phật là Đạo trí tuệ, chỉ triển khai cái sự hiểu biết của mình, để cho tất cả những ác pháp không tác động vào thân tâm mình được. Không có làm cho mình đau khổ, thì đó là sự giải thoát của đạo Phật bằng trí tuệ, chứ không phải bằng thiền định. Mà bằng thiền định, tức là chúng ta bị ảnh hưởng của người Trung Quốc. Cho nên không khéo tự tu tập, mà bây giờ lại lọt vào cái hướng của các Tổ Trung Quốc, thì đó là sai đường.

Kinh sách Phật còn đó, nhưng mà nó dám lấy những cái lời của Phật dạy, mà nó triển khai qua thành lời của Tổ dạy. Người Trung Quốc họ khéo léo, quá khéo léo. Người Việt Nam của mình nó không đủ cái sức mà chỉ dạy vậy rồi tu vậy thôi. Cho nên cuối cùng miền đất của chúng ta, từ khi mà có Phật giáo cho đến giờ, từ khi các Tổ Trung Quốc truyền sang qua dậy mà nhìn lại, thì chưa có ai mà làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Rõ ràng là dạy sai làm sao mà làm chủ được.

Cho nên hôm nay thật sự ra thì qua kinh nghiệm bản thân của Thầy, Thầy cũng lo là một mai mà Thầy chết rồi, thì kinh nghiệm này nó sẽ mất. Bởi vì, không truyền thừa được cái người hiểu biết, để giữ gìn được cái Chánh pháp của Phật, thì sẽ bị mất. Cho nên Thầy tìm cái người để mà truyền thừa cái kinh nghiệm của Phật tu hành, để cho còn mãi mãi với dân tộc Việt Nam, đó là cái điều mong ước. Thầy nghĩ rằng, sau này chỉ có dân tộc Việt Nam mới có đi đúng vào Chánh pháp của Phật, mới có làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Chỉ có dân tộc này mới làm được nên sự nghiệp đó.

Tuy rằng đất nước chúng ta, đất nước Việt Nam nhỏ nhoi, nhưng mà chúng ta đầy đủ những anh hùng. Những người tu theo Phật giáo mà không lạc đường. Bằng chứng như hôm nay Thầy tu theo Phật giáo, Kinh sách đó, mà không bị Hán tạng dụ Thầy. Mặc dù Thầy rất giỏi chữ Hán, nhưng mà không Thầy không bao giờ mà Thầy dùng chữ Hán. Tại sao? Thầy nói chữ Hán là chữ Tàu, Thầy không có chơi chữ đó. Chứ chữ Việt Nam chúng ta, có chữ quốc ngữ, thì chúng ta sử dụng chữ của đất nước chúng ta, đó là tinh thần dân tộc của chúng ta.

Đó, cho nên từ cái chỗ chữ nghĩa, mà Thầy không bị ảnh hưởng. Chớ thường thường người ta khi mà người ta cầm cây bút người ta viết chữ Phật hay hoặc là tất cả những chữ Hán, người ta thấy hãnh diện lắm. Nhưng mà Thầy thấy cái nhục. Các con biết sao không? Chữ của người ta mà mình lấy làm chữ của mình, trong khi mình có Việt ngữ chứ đâu phải không. Tại sao mình không sử dụng những cái ngôn từ, những cái danh từ, những cái chữ của người Việt Nam? Cho nên, Thầy triển khai những cái gì mà chúng ta chưa đủ, thì Thầy triển khai cái ngôn từ cho chúng ta đầy đủ những cái lời nói của chúng ta. Chứ không phải, dùng những cái lời nói của người Trung Quốc.

(50:14) Cho nên Thầy dùng từ, bi, hỷ, xả, Thầy dám đổi lại là thương yêu tha thứ, mấy con thấy không? Mà thương yêu tha thứ nó gần gũi với chúng ta vô cùng. Mà từ, bi, hỷ, xả nghe nó xa vời. Nhưng mà có người họ nói từ, bi, hỷ, xả họ hãnh diện lắm. Họ nói, họ chữ Hán, họ thông. Tiếng Việt mấy người chưa thông, ở đó chữ Hán mà thông. Thông để làm gì? Để làm tay sai cho người Trung Quốc chứ làm gì.

Đó cho nên đối với Thầy là chủ trương cái Việt của dân tộc, là triển khai những cái đó, để làm tốt cho dân tộc của chúng ta. Rồ cái, cái tinh thần đoàn kết, tự lực, ngôn ngữ cho đến cái sức mạnh của nó, để bảo vệ một đất nước nhỏ nhoi như thế này. Mà đến hôm nay còn, thì chúng ta biết là tổ tiên của chúng ta, đổ biết bao nhiêu xương máu với người Trung Quốc chưa.? Người Trung Quốc luôn luôn lúc nào nó cũng muốn ăn cái nước mình được, luôn luôn lúc nào nó cũng muốn xâm chiếm.

Cho nên vì vậy, mà mình phải đào tạo những anh hùng đất nước của mình, để bảo vệ người dân (quê hương) không để cho cái người khác xâm chiếm. Người ta muốn đồng hóa đất nước mình lâu lắm mấy con. Người ta coi như, mình là cái đất nước của mình, người ta coi như là Giao Chỉ. Mấy con nghe danh từ Giao Chỉ? Tức là mọi Giao Chỉ, người ta coi như mình mọi rợ. Người Trung Quốc, họ coi mình vậy đó. Thì mấy con biết rằng, Thầy thấy đúng là một cái đất nước lớn, nó ăn hiếp mình đất nước nhỏ như vậy, hổng có xứng đáng chút nào hết. Vậy mà bây giờ, nó còn ngồi, nó còn nằm ở ngoài biển (Thầy cười vui vẻ) chớ đâu phải không, mấy con.

Cho nên nhất định là chúng ta không có cho nó xâm chiếm đất nước chúng ta. Thầy nói Thầy còn, ngày mai này mà nó vác súng vô đây xâm chiếm, là Thầy vác súng đi đón nó, Thầy hổng đầu hàng. Mà Thầy mà vác súng đi thì toàn dân này vác súng đi hết. Bảo vệ đất nước của chúng ta mà, đâu có chịu thua ai đâu. Đó thì mấy con thấy không? Một cái tinh thần của dân tộc Việt Nam, nó cao vòi vọi như vậy đấy. Quê hương của nó mở mang còn được như vầy, Trung Quốc mà không ăn được, không thôn tính được nó, là do cái tinh thần của dân tộc Việt Nam rất là hùng dũng. Nãy giờ mấy con nghe Thầy ca ngợi dân tộc Việt Nam ghê gớm, nhưng mà dân tộc khác là…(nghe không rõ)


Trích dẫn - Ghi chú - Copy