(45:34) Sư Phước Nhẫn: Cái ly tham mà nhàm chán đó con có thể tu với Định Niệm Hơi Thở rồi mình Tác ý cái câu đó được không Thầy?
Trưởng lão: Được!
Sư Phước Nhẫn: Cái đó nó có giá trị hay không? Hay là bây giờ chưa giá trị trong lúc này?
Trưởng lão: Trong lúc này…
Đó! Cho nên vì vậy mà phải nhớ lời Thầy nhắc pháp Như Lý Tác Ý là cái pháp rất mầu nhiệm. Tác ý khác mà Như Lý Tác Ý là khác. Phải phân biệt được cái chỗ này. Thiện xảo Tác ý là khác. Mà thiện xảo Như Lý Tác Ý là khác. Đó! Phải biết phân biệt được những cái điều đó.
Nhưng mà hằng ngày ít ra chúng ta phải có 1 lần hay 5 lần, 10 lần để mà Như Lý Tác Ý. Và luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải cần Tác ý. Bởi vì Tác ý để mà chúng ta làm chủ được. Muốn nói một cái gì thì Tác ý ra, nói cái đó phải suy nghĩ để cho nó tỉnh táo trước cái chỗ mình sắp nói. Còn nếu mình không Tác ý ra mình nói đại. Mình tập thành quen chứ không khéo mình sẽ nói đại, mình không có Tác ý ra.
Cho nên cái Tác ý là nó nhắc cho mình ngay liền một cái hành động làm gì đó để cho khéo léo và thiện xảo được cái việc làm đó. Còn Như Lý Tác Ý là cái Lý thật sự rồi không còn sai nữa, cho nên mình thường nhắc tâm của mình để cho nó đừng có làm sai. Còn cái Tác ý là làm cho tỉnh thức được ngay cái chuyện mình sắp làm, mình Tác ý. Cho nên phải phân biệt được cái chỗ Tác ý và Như Lý Tác Ý.
Chứ còn cái Tác ý và Như lý tác ý nó cũng giống nhau thì không được. Nếu mà như vậy thì đức Phật chỉ nói Tác ý thôi, chứ nói Như lý chi cho mắc công. Phải hiểu! Nghĩa là Như lý là không còn thay đổi. Mà Tác ý là có thay đổi. Con có hiểu được không? Thầy nói vậy quá rõ rồi chứ gì!
(47:27) Sư Phước Nhẫn: Cái tu mà bây giờ song song với cái tưởng nhàm chán, thì con tu cái Định Niệm Hơi Thở rồi con Tác ý nhàm chán luôn cũng được hả Thầy?
Trưởng lão: Được! Bởi vì Tác ý như một cái lý nhàm chán để cho mình nhàm chán, để nó làm cho có một cái lực. Còn mình quán nhàm chán để cho nó thấu suốt được cái đối tượng nhàm chán.
Sư Phước Nhẫn: Bởi vì trong sách Thầy có nói là: "Khi mà tâm thanh tịnh thì mình tu Định Niệm Hơi Thở mình Tác ý nó mới có giá trị". Còn bây giờ tâm con chưa thanh tịnh mà mình tu Định Niệm Hơi Thở rồi mình Tác ý là nó cũng chưa có giá trị hay sao Thầy?
Trưởng lão: Nó không có giá trị! Coi như là nó không có hiệu quả đó. Thầy muốn nói không có giá trị, tức là không có hiệu quả ngay liền.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra bây giờ con tu cái pháp đó cũng như không?
Trưởng lão: Không! Nhưng mà mình tu đó, để nó… Bởi vì mình tu là mỗi một mình tác ý một câu nói đó, bây giờ nó chưa có gì hết, nhưng mà mình nhắc như vậy, mình nhắc trong cái câu đó như vậy để nó trở thành một cái lực sau này.
Ví dụ như mình muốn đưa cánh tay có cái lực thì mình phải đưa như thế này thì nó có một cái lực đi xuống, mà mình không chịu đưa thì nó không có lực. Bây giờ mình đưa thì mình không thấy gì hết, nhưng mà nó có cái lực ở trong này, nó sẽ có một cái lực, cái lực của nó. Ví dụ như một câu mình nói ra nó có một lực của nó rồi, cái lực đối với cái tâm của nó. Bây giờ thì nó không có hiệu quả gì hết, bởi vì cái tâm mình nó chưa thanh tịnh. Còn khi mà nó thanh tịnh rồi thì bắt đầu nó khởi muốn thôi chứ chưa có nói, nó khởi muốn tịnh chỉ hơi thở là nó tịnh chỉ liền, là nó có lực. Thầy muốn nói cái chỗ đó đó.
Đó! Cho nên bây giờ nếu mà mình không luyện tập nó thì làm sao tới chừng khi mà mình nói nó được, ý mình muốn được. Tức là “khởi ý muốn” là Như Lý Tác Ý.
Đó! Nó như vậy, chứ không phải là như mình bây giờ mà phải tác ý nguyên một cái câu như vậy. Mình như một cái lý một cái câu đó mình tác ý ra. Còn cái này nó “muốn như vậy” là nó là tác ý rồi.
Và khi mà muốn được một cái lực mình như vậy thì bắt đầu bây giờ mình phải tu. Cái pháp này nó không hiệu quả ngay bây giờ đâu, nó không lợi ích ngay bây giờ, cái tâm mình không thanh tịnh nó không lợi ích ngay bây giờ, nhưng về sau là nó lợi ích. Còn bây giờ mình không tác ý, mình thấy nó không hiệu quả mình không tác ý, về sau thì nó làm sao nó có được. Cái Pháp này coi như là nó tạo thành một cái lực về sau chứ không phải là hiện tại. Nhưng mà trong ngay bây giờ mình thấy cái tâm mình chưa thanh tịnh, thôi mình không tác ý nó, đợi cho tới chừng nó thanh tịnh thì nó trở thành cái hiệu quả, mà nó trở thành hiệu quả thì không tác ý ngay bây giờ thì làm sao ngày mai nó có được cái hiệu này.
(49:54) Mà nhờ cái tác ý này, bây giờ mình phải tác ý cho đúng cách. Thay vì bây giờ mình tác ý: "Hơi thở phải tịnh chỉ. Hay Tầm tứ phải diệt", phải không? Thì nó trật! Nó không làm sao được hết! Nhưng mà mình tác ý như thế này thì nó đúng. À! Cái tâm mình nó ham muốn cái gì đó thì tác ý: “Cái tâm không được ham muốn cái đó”. Ví dụ như nó ham muốn cái xe Dream, hay xe Cub gì đó, thì mình nhắc: “Cái tâm không có được ham muốn, ham muốn là người thế gian, chứ người tu không có được ham muốn điều đó". Đó là mình nhắc nó thì nó có hiệu quả của cái pháp đó.
Bây giờ tôi đang hít thở bỗng dưng nó nhớ cái xe, nó phóng niệm cứ nhớ cái xe, bởi vì cái tâm mình ham muốn cái gì nó sẽ phóng ra cái nấy à. Đó! Bắt đầu mình mới nhắc cái tâm của mình, mình như một lý đạo đó mình nhắc: “Cái tâm không được ham muốn cái xe. Đời người ta ham muốn, còn người tu thì không được ham muốn, mày không được ham muốn”. Đó, mình nhắc nó vậy, rồi mình yên lặng ở trong hơi thở của mình. Bỗng dưng nó hiện ra nữa thì mình nhắc nữa, mà nó không hiện thì thôi, mà nó hiện ra là nhắc.
Rồi nó sẽ hiện cái thứ khác, chứ không phải nó hiện mỗi cái này không. Mà mỗi cái đều phải có Như Lý Tác Ý kèm theo để nó được hướng tâm. Nhưng mà không ngờ cái hướng thì ngay bây giờ mình thấy cái chuyện đó nó làm cho cái tâm mình nó chặn đứng lại, chứ sự thật chưa có phải là mình hết ham muốn cái xe đâu. Nó chặn đứng lại, bởi vì mình hướng tâm mình nhắc như vậy là nó chặn đứng lại thôi, chứ chưa phải thật sự nó hết ham muốn. Nhưng mà cuối cùng thì nó sẽ thành một cái lực sau này mà chúng ta muốn là được.
Còn bây giờ chúng ta phải quán mới nhàm chán cái xe, chứ không khéo mình chặn nó như vậy chứ ít bữa nó cũng thấy chiếc xe là nó ham à, chứ chưa hết, cho nên mình quán. Mình quán thật sự để nhàm chán không còn thích chiếc xe nữa, thì nó mới hết phóng ra, chứ không nó phóng hoài. Đó! Cách thức tu là nó phải như vậy.
Mà mình tu thì mình phải biết từng tâm niệm của mình, nó còn nhàm chán hay chưa nhàm chán. Ví dụ như bây giờ mình tu hành mà mình thích có cái túi bát thôi: “Bây giờ ở đây mà cần gì phải mang cái túi làm cái thứ gì, mà mày ham cái này để mày làm cái gì đây?”. Nhất định là cấm nó liền, tác ý ra liền để chặn đứng cái tâm đó. Nhưng mà rồi quán, quán cho đến khi mà nó không còn ham thích cái túi bát nữa. Chứ còn bây giờ nó ham thích cái túi bát, cái mình chạy xin người này, xin người kia, hay hoặc là đi thợ may nhờ họ may cái túi bát. Không có!
Khi mà có rồi thì nó đã thỏa mãn cái ham muốn của mình thì mình tưởng nó không ham muốn, sự thật là mình chồng lên cái sự ham muốn, mai mốt nó sẽ ham muốn cái khác đó, chứ nó không phải không! Bởi vì mình huân cái ham muốn thì nó phải chồng lên cái lực nó ham muốn. Mà mình ngăn chặn và mình đoạn dứt nó thì nó sẽ hết ham muốn. Mặc dù là mình chỉ còn ba y một bát thôi, mà thấy cái túi bát của người khác, mình thấy mình thích rồi, thì bắt đầu nó có tham rồi, mà mình không chặn nó thì nó sẽ sanh ra cái này, cái kia. Mình tưởng là khi mà mình có cái túi bát thì thôi mình sống để rồi thôi! Nhưng mà không ngờ cái tâm tham của mình nó nằm ở đó. Đó! Thành ra mình phải diệt ngay từng chút của cái tâm mình.
Bây giờ hiện có cái gì thì mình sống và nó chưa cần thiết cái chuyện đó thì mình không quan trọng mà đi xin nó đâu. Đừng xin để dành. Thầy nói không xin để dành, chừng mà tới đó rồi thì hẳn xin, còn bây giờ mà chưa cần thiết thì không xin. Cũng như bây giờ mình còn một chút xíu xà bông, thôi thì bữa nay giặt đi. Thôi để xin trước cái đã, để có đặng mai khỏi xin, thì kiểu này còn tham. Mà nếu mà xin không được thì giặt không cũng không ăn thua gì phải sợ. Cuộc đời tu sĩ không có cần dự phòng. Đó! Như vậy là diệt cái tâm tham chứ không có gì. Nó còn một chút xíu tham là nó lo lắng, nó dự phòng.
Sư Phước Nhẫn: Dạ! Tụi con nhiều tâm tham quá.
(53:32) Trưởng lão: Thầy nói từng chút thì tụi con sẽ thấy biết được. Cho nên Thầy nói thật sự, ví dụ như bây giờ mình có ba y một bát rồi, mà người ta cúng dường, nhất định là từ chối, mà không từ chối thì nhận rồi đem cho người khác liền, không có để.
Cho nên đức Phật nói trong giới luật nói 10 ngày còn cất giữ được, mà ngoài 10 ngày là phải xả, chứ còn không xả thì đọa đó. Tức là bị dính theo nó là đọa chứ sao. Cho nên xả hết, chỉ ba y một bát thôi, không cần gì nữa hết. Đời đã xả rồi mà còn chưa nhàm chán hay sao mà còn cất giữ? Hễ mình không nhàm chán đời thì mình còn cất giữ cái này, cái kia à. Mình thấy vừa đủ những vật dụng mình vừa đủ để sống cho một đời sống tu sĩ rồi, còn thấy có cái gì dư là xả hết. Như vậy là mới rốt ráo, mới là tâm nó không phóng dật, chứ còn không khéo là phóng dật.
Thầy nói chỉ sống đúng giới luật của Phật đi, nghiêm túc đi. Mình thấy rằng mình là một vị Phật trong cái thời hiện tại của mình phải sống đúng như Phật, thì mình sống làm sao cho đúng như Phật, thì lúc bấy giờ tâm nó mới chịu ly. Bởi vì giới luật là Thầy. Thật sự Thầy nói, đúng! Không có sai đâu! Quý sư mà làm đúng đi thì quý sư sẽ thấy. "Tôi chỉ cần một ngày làm Phật thôi. Nhưng mà làm phật được một ngày thì tôi leo lên ngày nữa, tôi leo lên suốt cuộc đời thì tôi làm Phật luôn. Mà chỉ có giới luật thôi, mà tôi sống đúng là tâm tôi ly dục, ly ác pháp". Bởi vậy đức Phật mới nói: “Ta nói ly dục, ly ác pháp là nói Giới luật”.
Đó! Bây giờ quý thầy cứ nghĩ bây giờ tại sao mình đi tu rồi mà mình còn lấy kiềm, lấy búa làm gì để ở trong thất mình? Nếu nó cần thì mình mượn mình đóng đồ xong đem trả đi, cất cái này làm chi cho thêm mệt, thêm mất công. Người tu sĩ thì chỉ ba y một bát thôi, chứ tại sao còn thêm búa kềm chi đây.
Sư Phước Nhẫn: Dạ!
(55:19) Trưởng lão: Rồi bây giờ ở đây, mai mốt đi chỗ khác cũng mang theo à? Nhiều khi có người còn sắm sẵn đồ đạc này kia đồ thêm để rồi đi đâu cũng mang theo. Làm chi vậy? Trời đất ơi! Đức Phật nói lấy gốc cây làm giường nằm, thì còn nghĩa lý gì nữa. Chúng ta xả như vậy tâm nó mới hết phóng dật, còn lơ mơ là nó phóng. Như vậy con đường tu của đạo Phật nó không khó thật sự. Nhưng mà khó thật, một chút xíu tâm chúng ta còn dính mắc, chưa nhàm chán một chút xíu, còn lo lắng cho nó một chút xíu là chúng ta chưa xả hết. Nó đơn giản như vậy!
Chứ mà Thầy thấy đúng là ngày xưa Thầy sống 6 tháng Thầy thực hiện được là Thầy sống đúng hạnh của Phật, hằng ngày Thầy sống như Phật. Bởi vậy Thầy mới biết được niệm Phật là chỗ đó, chứ còn nếu mà không thì ai mà giảng được cái chỗ này. Thật sự không kinh nghiệm này thì không ai giảng được hết. Người ta cứ nghĩ niệm hồng danh Phật, nhưng Thầy nói Thầy sống như Phật là Thầy Niệm Phật đó. Cho nên Thầy dặn con.
Sư Phước Nhẫn: Lúc nào cũng nhớ hết?
Trưởng lão: Lúc nào cũng nhớ hết! Bởi vì không được làm sai Phật, thì tức là mình niệm Phật, còn mình làm sai Phật thì làm sao gọi là niệm Phật.
Sư Phước Nhẫn: Mấy cái kia là trì danh Phật mà họ nói lộn là niệm Phật. Trì danh là mới đúng phải không Thầy?
Trưởng lão: À! Đúng là trì danh đó. Còn họ nói niệm Phật đó là cái sai rồi.
Sư Phước Nhẫn: Trì danh Phật mà họ nói lộn qua niệm Phật.
Trưởng lão: Thành ra cái ngôn ngữ thì nó hơi khó để người ta hiểu. Nhưng mà sự thật niệm Phật tức là trong cái bài kinh của Phật dạy: "Niệm Phật - Niệm Pháp - Niệm Tăng - Niệm Giới". Tức là mình sống như Phật, sống như Pháp, sống như giới luật, sống như Tăng.
Đó! Giới luật dạy sao thì mình làm y như vậy, đừng có phạm thì tức là mình đã Niệm giới chứ gì. Mình phải hiểu chỗ này. Chứ Niệm giới là mình cứ Niệm giới hay Tụng giới là Niệm đó, thì cái đó là sai rồi, đâu có đúng đâu!