00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(17:41)

(17:41) Về vấn đề mà khi mà an trú được rồi mà chuyển qua Tứ Niệm Xứ, đó là một giai đoạn khác rồi mấy con. Chuyển qua Tứ Niệm Xứ là một giai đoạn tu tập khác gắt gao hơn, khó khăn hơn. Nghĩa là mấy con phải khép chặt mình trong cái kỷ luật hơn. Nghĩa là độc cư trọn vẹn, không được đi tới, đi lui. Thất của mình ở, khi mà đi khất thực về là thất của mình ở. Và đồng thời không có ăn chung với chúng, không có sinh hoạt chung với chúng nữa. Nghĩa là hoàn toàn mấy con sống độc cư, độc bộ, độc hành.

Nghĩa là qua cái giai đoạn mà tu tập Tứ Niệm Xứ, an trú xong rồi mà chuyển qua tu tập Tứ Niệm Xứ là mấy con sống đời sống khác. Biệt lập, nghĩa là không có sống chung với mọi người nữa. Chỉ có một mình mình sống ở trong thất một bóng, một hình của mình thôi, không được mà đi ra tiếp duyên nói chuyện người này, người kia.

Bởi vì qua giai đoạn Tứ Niệm Xứ là nó thuộc về Chánh Niệm, nó không còn Tà Niệm, nó không còn tiếp duyên ra ngoài nữa. Đó là cái giai đoạn quyết định cuộc đời tu, có chứng đạo hay không chứng đạo là cái nơi chỗ Tứ Niệm Xứ này. Thì mấy con nhớ. Bây giờ mấy con tu tập, mấy con còn tiếp duyên. Chớ tới chừng đó mấy con còn tiếp duyên nữa thì thôi, uổng công mấy con tu tập Tứ Niệm Xứ.

Chớ không phải là Tứ Niệm Xứ muốn tu tập, muốn nói cái tên đó là mấy con nói. Chứ sự thật ra mấy con đâu phải là lúc nào mấy con tu tập được Tứ Niệm Xứ đâu. Cái người không biết Tứ Niệm Xứ thì mấy con nói, tôi tu Tứ Niệm Xứ thế này thế khác được. Chứ cái người, người ta hiểu biết pháp Tứ Niệm Xứ, mà thấy cái kiểu cách của mấy con nói chuyện hoặc là tiếp giao này, kia, nọ thì người ta biết mấy con chưa biết Tứ Niệm Xứ.

Thế cho nên ráng tập con. Sau này, khi mà vào Tứ Niệm Xứ rồi, thì đương nhiên là con không còn ở trong gia đình nữa, phải đi tới. Cho nên vì vậy mà chỉ còn sống độc cư, độc bộ, độc hành. Thì chỉ có nước mà ra cái khu vực của Thầy đang xây dựng cho mấy con đang tu tập để đi tới thôi.

Nghĩa là tới đó rồi thì mấy con chỉ còn một bóng, một hình ở trong thất của mình, không được tới thất ai, không được tiếp duyên ai. Ở đó Thầy cho ăn cái gì thì ăn cái nấy, không còn mà gia đình cung cấp cái này, cái kia, cái nọ gì được hết. Nghĩa là sau cái thời gian tu tập Tứ Niệm Xứ: Phải đi, phải chứng Đạo, phải đạt được cái kết quả rốt ráo của cái con đường tu của mình.

Bởi vì pháp Tứ Niệm Xứ là, Đức Phật ở trong kinh, Thầy nhắc lại cho mấy con nghe, cái bài kinh mà Tứ Niệm Xứ, Đức Phật nói: “Pháp Độc Nhất”. Cái pháp độc nhất người ta được, tưởng là cái pháp độc nhất, hầu hết là người ta hiểu cái chữ “độc nhất” của cái pháp đó, là người ta hiểu sai! Hầu hết là mấy người mà viết về kinh Tứ Niệm Xứ, Thầy không nói ra, chứ sự thật họ hiểu sai.

(20:14) Họ tưởng độc nhất là chỉ có cái pháp tu này độc nhất Chứng Đạo, nó không phải đâu! Nó phải tu nhiều pháp, cho đến cái pháp mà Tứ Niệm Xứ là cái pháp cuối cùng chứng Đạo. Nó độc nhất chứng Đạo, chớ không phải nó độc nhất một mình nó tu mà chứng Đạo được.

Cho nên người ta nghe Pháp Độc Nhất, cái người ta ôm cái pháp Tứ Niệm Xứ người ta tu. Trong khi Tứ Chánh Cần không tu, Giới Luật không tu, mà ôm Tứ Niệm Xứ mà tu, tu sao được? Các con hiểu. Cho nên cái chữ “độc nhất” ở trong kinh, mấy con tưởng là đó có cái pháp duy nhất đâu, không phải!

Nếu mà cái người nào mà không qua được Tứ Niệm Xứ, thì không bao giờ Chứng Đạo, cho nên nó độc nhất là phải đi qua cái lộ này. Cho nên trong Bát Chánh Đạo, các con thấy cái Chánh Niệm là cái lớp thứ bảy, mà cái lớp thứ bảy nó thuộc về Tứ Niệm Xứ. Mà còn tất cả các cái lớp khác từ Chánh Kiến, cho đến Chánh Tinh Tấn, không tu làm sao mà đi vào được cái lớp này, mà gọi nó là Pháp Độc Nhất, các con hiểu?

Cho nên cái chữ “độc nhất” ở trong kinh Tứ Niệm Xứ là hiểu phải đi qua cái ngã này, cái độc nhất này. Nếu mà không qua được cái lớp Tứ Niệm Xứ thì không bao giờ Chứng Đạo. Nó không Chánh Niệm thì làm sao Chứng Đạo được? Các con hiểu. Cho nên vì vậy khi mà ở trong bài kinh nó dùng cái chữ “độc nhất”, Thầy thấy nó làm cho người ta hiểu lệch.

Hiểu lệch thì do đó người ta cứ ngay cái pháp Tứ Niệm Xứ mà ôm vô tu. Chứ không ngờ rằng từ cái lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Tinh Tấn là Tứ Chánh Cần, họ không có tu tập, mà họ muốn vô Tứ Niệm Xứ rồi. Nhưng mà không theo cái chữ “độc nhất”, có nghĩa là không qua được cái lớp Tứ Niệm Xứ này thì không bao giờ nhập được Chánh Định, các con phải hiểu điều đó? Đức Phật muốn nói.

Mà không qua được cái lớp Tứ Niệm Xứ này thì không bao giờ Chứng Đạo. Bởi vì cái Tứ Niệm Xứ, Đức Phật xác định bảy ngày, bảy tháng, bảy năm chứng đạo. Mà không ở trên cái pháp Tứ Niệm Xứ này thì không thể chứng đạo! Nó độc nhất là độc nhất chỗ đó. Chớ không phải nó duy nhất, duy nhất có cái pháp Tứ Niệm Xứ, mà tu có riêng một pháp đó thôi thì nó chứng đạo, thì Đức Phật không có ý nói như vậy.

(22:20) Cho nên đọc kinh Tứ Niệm Xứ người ta hiểu chữ “độc nhất” một cách rất là mơ hồ, người ta cho nó là cái pháp duy nhất. Chứ quên rằng trước khi muốn vào được Tứ Niệm Xứ, biết bao nhiêu pháp để mà chúng ta tu tập, Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo của người ta. Như vậy Tứ Niệm Xứ là độc nhất rồi thì duy nhất không còn pháp nào thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo này Đức Phật viết để làm gì đây? Để chơi à?!

Đừng có nói tám bốn ngàn pháp môn, người căn cơ này, người căn cơ kia để tu để chứng đạo. Không phải! Chương trình giáo dục đào tạo để một người chứng quả A La Hán phải đi qua luôn cả tám cái lớp này. Anh không có nhập vào Chánh Định của Đạo Phật thì định của anh là Tà Định chớ không phải là Chánh Định được. Bởi vì Chánh Định chỉ có Tứ Thánh Định mà thôi.

Mình phải hiểu được như vậy mình mới biết được con đường của đạo Phật. Nó đã có một cái đường lối rất là rõ ràng cụ thể, nó là cái chơn lý Đạo Đế rồi. Nó là cái chương trình giáo dục để hướng dẫn chúng ta chứng quả, giải thoát hoàn toàn bằng một cái đường lối rất cụ thể. Cho nên từ Chánh Kiến cho đến Chánh Định rất rõ ràng.

Nếu không chúng ta ôm cái lớp mà Chánh Niệm, chúng ta cho nó là độc nhất thì thử hỏi mấy cái lớp kia Đức Phật để làm gì đây? Thì thôi nếu mà nó được cái pháp độc nhất như vậy, thì đưa nó ra thôi để chúng ta tu pháp này thôi, còn bày đặt Chánh Kiến, Chánh Tư Duy làm gì? Ông Phật sao mà nhiều chuyện vậy? Cho nên cái hiểu, chúng ta phải hiểu cho đúng cách. Ông Phật đâu phải là người nói qua, nói lại. Pháp nào cũng độc nhất hết, mà tu cuối cùng không thấy ông nào ra được gì hết.

Mình hiểu sai “độc nhất”, cái chuyện độc nhất đó. Chứ mình phải hiểu nó ở trên cái độc nhất đó, là phải đi qua cái lớp đó. Mà không qua được cái lớp đó thì không thể nào đạt được kết quả. Cho nên chúng ta phải hiểu!


Trích dẫn - Ghi chú - Copy