00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(24:14)

(24:14) Phật tử 3: Dạ, thưa Thầy rằng con muốn hỏi là như thế nào gọi là tu xả tâm ?.

Trưởng lão: À, tu xả tâm hả con?

Phật tử 3: Dạ.

Trưởng lão: Ví dụ như bây giờ cái tâm con nó khởi lên một cái niệm, niệm đó nó khởi về nó lo lắng cho gia đình, con cái gì đó. Thì cái niệm đó con nghĩ con biết ngay đó là Ái Kiết Sử, nó có cái tên là Ái Kiết Sử. Thì con sẽ xả cái niệm đó bằng cách là con tư duy suy nghĩ. Con tư duy suy nghĩ, “Ái Kiết Sử đây là nhân quả từ cái tiền kiếp đã nợ với nhau trong cuộc đời nay mới gặp nhau, mới thành con, hoặc thành vợ, thành chồng với nhau thì vui vẻ mà trả đừng có nên mà buồn phiền, lo lắng hay sợ hãi điều gì, cứ chấp nhận vui vẻ trả thì mọi nhân quả đều qua”.

Thì khi mà con đã tư duy trong đầu con cái câu nói như vậy đó, đó là nhân quả vay nợ mới gặp ở trong cái đời nay thành vợ, thành chồng, thành con, thành cái với nhau, hãy vui vẻ mà trả đừng có vì cái điều đó mà buồn phiền. Thì tức là trả được cái nhân quả. Thì khi mà con nghĩ như vậy đó là nó sẽ xả, không còn lo nữa. Chứ không nó lo gia đình thiếu hụt, đói khổ, rồi con đi học không tiền không bạc đủ thứ đó là nó Ái Kiết Sử.

Thì mình cứ nghĩ đây là nhân quả hãy vui vẻ mà trả, phải làm hết sức mình để mà trả cái nhân quả. Thì khi mà con nghĩ được như vậy đó, đó là cái niệm nó đã xả, nó không còn làm cho con phải lo lắng buồn phiền trong lòng con nữa, đó là Ái Kiết Sử.

Một cái người mà ở gần mình, họ do cái sự làm ăn gì đó, cái họ tức quá họ lại họ nói nặng nói nhẹ mình, cái mình nghĩ đây là nhân quả đời trước mình đã vay, cho nên đời này người ta chửi, người ta nói nặng mình lại, thôi mình vui vẻ đừng có nói nặng họ, mình vui vẻ để mình trả cái nhân quả đi. Thì khi mà con nghĩ, con nói như vậy đó, thì cái tâm con nó bình an, nó không giận, không tức đó là xả, con hiểu không? Cách thức là xả.

(26:14) Bây giờ tới một cái xả nữa, để Thầy chỉ tới cái xả nữa, nó còn nhiều cái. Lúc bây giờ cái tâm của con nó đang tức giận một cái điều gì đó, ai đã làm cho con tức giận, một cái người nào đó ở trong cái gia đình của mình, chồng hay là con của mấy con mà rầy, nói nó không nghe làm cho con tức giận, thì con sẽ nói: “Tâm sân giận này là khổ, là ác pháp hãy đi đi! Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Con chỉ nói như vậy, thì cái tâm của con nó đang giận đó nó sẽ xuống ngay liền, nó sẽ xuống nó không giận nữa. Con nói câu nói đó tức là con đã xả cái tâm con, tác ý ra con xả.

Cũng như bây giờ đó, nó khởi cái giờ này là cái giờ chưa phải ăn, mà nó thấy cái đó nó muốn ăn, thì con nói: "Giờ này không phải là giờ mày ăn, ăn như vậy là ăn phi thời không có đúng cách, nó sẽ bệnh đau". Thì câu tác ý như vậy, thì ngay đó nó sẽ làm cho cái tâm con không còn thèm ăn, một trái chuối, một cái bánh gì đó, ăn lặt vặt nó không ăn nữa, con làm chủ được cái ăn của mình.

Còn ví dụ như bây giờ nó buồn ngủ, mà giờ này nó chưa phải là giờ đi ngủ, thì con nói: “Ngủ là si mê hãy tỉnh thức, hãy tỉnh táo hẳn hòi”. Thì con nói như vậy đó, thì bắt đầu con nhắc cái tâm con vậy, thì con đứng dậy con đi kinh hành, con đi tới đi lui, đi tới đi lui thì cái cơn buồn ngủ con nó sẽ phá đi, đó gọi là xả tâm.

Phật tử 3: Thưa Thầy, con hỏi là thế mình lúc tác ý như thế này mình nghĩ thôi hay là mình nói ra miệng ạ?

Trưởng lão: Mình, khi mà mình cảm thấy như nó buồn ngủ nó nặng thì mình nói ra miệng, nói ra âm thanh, còn nó…​

Phật tử 3: …​Tác ý thôi ạ.

Trưởng lão: Tác ý thôi, suy nghĩ trong đầu mình thôi.

Phật tử 3: Vâng.

Trưởng lão: Còn nếu mà nó nặng quá thì mình phải nói ra.

Phật tử 3: Nói mạnh ra.

Trưởng lão: Ví dụ như con tức giận quá, bây giờ con tức quá, mà nó ấm ức trong lòng con, thì con nói: "Sân là đau khổ, các ác pháp hãy đi đi! Ở đây ly dục, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự! ", thì con phải nói lớn tiếng, có âm thanh ra thì lúc bấy giờ nó mới đàn áp được cái cơn sân con, nó mới xuống ngay liền. Chứ con nói thầm thầm nó còn hoài. Cách thức phải áp dụng cho đúng cách thì nó sẽ xả ra được con. Đó là con hỏi về cái xả, còn con hỏi gì thêm nữa không?

Rồi, rồi, cứ hỏi đi con. Hỏi đi rồi Thầy giải, cứ hỏi đi để Thầy dạy cho để rồi con ghi chép, để rồi con biết cách.

Phật tử 3: Con ghi chép, để rồi con ra con còn áp dụng.

Trưởng Lão: Áp dụng con, áp dụng con, rồi, rồi.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy