(42:17) Phật tử 1: Dạ kính bạch Thầy, có một cái cô phật tử cũng lớn tuổi rồi. Cô ấy cũng xin thưa lại bạch Thầy chỉ dạy cho cô ấy, cô ấy muốn biết một cái chữ: "Không". Cô ấy hiểu sát nghĩa được cái chữ không ấy Thầy. Mong Thầy hôm nay đủ duyên Thầy giảng cho các vị ở đây, để cho các vị hiểu thêm được cái chữ "Không" đó. Tức là cái nghĩa nó để cho vị có cái tâm niệm nào muốn. Thầy giảng cho cái chỗ này.
Trưởng lão: Ừ.
Phật tử 1: Mình muốn biết được xin Thầy dạy giùm.
Trưởng lão: Ờ. Mấy con ngồi đi con. Cho nên nó phải rơi vào 1 trạng thái Không Vô Biên Xứ. Nghĩa là bây giờ cái niệm nó không còn nữa thì nó ở trong cái "Không" rồi đó. Mà nếu mà cái "Không" này, nó không đứng yên 1 chỗ đâu. Cái không niệm này nó không đứng yên.
Bây giờ con người thì nó có cái ý thức, thì cái ý thức nó sẽ, nó lăng xăng, lăng xăng nó nghĩ cái này, nó nghĩ cái kia thì kèm bên cái ý thức có những cái thức khác, nó hỗ trợ cho cái ý thức lăng xăng. Như con mắt thì nó có nhãn thức. Như cái lỗ tai thì nó có nhĩ thức, cái biết của lỗ tai, cái biết của con mắt.
Cho nên Thiền tông, nó lầm lạc là nó cho rằng cái tánh thấy, tánh biết, tánh nghe, tánh…
Nhưng ở đây chúng ta biết rằng cái lỗ tai thì nó nghe thì trong cái nghe của nó, nó có cái biết của cái nghe. Nhưng nó không phân biệt, nó không. Nó biết, nó biết nhưng mà nó suy tư ra thêm thì nó truyền qua cho cái ý thức nó làm việc.
Cũng như bây giờ con mắt Thầy thấy cái cây đó, thấy con sâu ăn cái lá cây đó. Nhưng nó truyền qua cái ý thức. Cái ý thức nó điều khiển Thầy đi ra kéo cái cây đó xuống, bắt con sâu. À, các con thấy không phải qua cái ý thức, cái ý thức trong 6 cái thức đó, nó hoàn toàn là: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức, thì nó, nó là 1 cái nhóm của nó, cái nhóm của nó gọi là tâm. Cho nên nó luôn luôn nó hoạt động.
(44:22) Mà bây giờ nó không hoạt động nữa thì nó là "Không". Từ cái ý thức không hoạt động, từ con mắt nhìn không thấy, không gì cả hết. Hoàn toàn không nghe, không thấy đó là "Không". Tức là chúng ta sẽ lọt vào cái "Không"- Không Vô Biên Xứ, không còn biết gì hết.
Cho nên một cái, thường ở đây các tu sĩ, họ ngồi hơi, họ lọt vào ở trong cái "Không". Cho nên họ ngồi, các con, như thế nào mà họ không biết, họ cúi xuống, họ gục như thế này. Rồi họ, họ ngẩng lên như thế này. Mà họ ngồi suốt một thời gian mà 1 tiếng, 2 tiếng đồng hồ họ cứ cúi gật, cúi gật như thế này họ không biết. Đứng sát một bên họ không thấy, chứ họ thấy thì chắc họ không làm điều đó đâu. Họ cũng không biết cái thân họ cúi gục, cho nên họ cũng không biết. Họ không biết cái thân họ hoạt động. Đó là họ rớt trong "Không", các con hiểu cái không chưa?
Họ không biết gì nữa hết mới là "Không".
Còn cái không mà còn biết thì không phải là "Không". Cái không mà còn biết làm sao gọi là "Không" mấy con.
Cho nên người ta nói cái không mà còn biết đó là diệu dụng, diệu dụng của bát nhã. Sự thật ra diệu dụng như thế nào? Khi tâm chúng ta còn tham, sân, si thì cái diệu dụng của tham, sân, si là tức giận, phiền não, ham muốn. Cái dụng của nó thì phải tức giận, phiền não. Mà cái người này họ ở trong cái "Không" như vậy họ không biết thì họ lại là bị Không Vô Biên Xứ.
Mà họ ‘Không’ mà họ biết thì họ xét, bây giờ họ ‘Không’ mà biết họ không còn tham, sân, si. Đó là ‘Không’ đúng, đó là cái ‘Không’ mà đúng.
Tại vì ‘Không’ của họ là ‘thanh thản, an lạc, vô sự’, tức là “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’ mấy con. ‘Không’ đó bởi vì nó không niệm, chứ nó không phải không biết. Nó biết hết tất cả, nó nghe thấy hết tất cả mọi cái. Chứ không phải không ngơ. Nó nghe thấy hết tất cả mọi cái.
(46:15) Nhưng mà nó luôn luôn nó bất động. Nó không có tự động nó khởi niệm. Mà nó điều khiển được ý thức. Nó muốn nghĩ, nó điều khiển, bây giờ nó ngồi vầy này, nó bảo, ý thức nó khởi ra nó bảo đứng dậy đi thì nó đi phải không? Bây giờ trong cái ý thức của nó muốn đứng lên đi thì nó đứng lên đi. Nó điều khiển nó bảo đứng lên đi, thì nó đi, đó là nó chủ động.
Còn bây giờ nó khởi ra nó ngồi đây nó dự định cái chương trình của nó, ngồi là 1 tiếng đồng hồ, nhưng mới có nửa tiếng à, cái ở trong đầu khởi niệm đi thì đây là bị vọng tưởng, chứ không phải điều khiển. Nếu mà trong khi nó dự định ý nó muốn ngồi 1 giờ thì sau khi 1 giờ, đúng 1 giờ rồi thì ý nó khởi đúng giờ đứng dậy đi thì đó là đúng. Đó là đúng mình là, mình điều khiển ý thức của mình. Cho nên nó không có niệm 1 giờ rồi bắt đầu bây giờ đúng giờ nó mới khởi, nó mới tác ý ra nó bảo đi thì đúng. Còn bây giờ mới có nửa tiếng à, mà nó khởi niệm đứng dậy đi là bị vọng tưởng.
Thầy phân biệt để thấy được cái ‘Không’ mà diệu dụng, mà cái "Không" không diệu dụng. Nó diệu dụng là chỗ Thầy bảo nó 1 giờ rồi đúng 1 giờ Thầy mới ra lệnh tức là diệu dụng của nó ra lệnh điều khiển. Nó ‘Không’ đó bởi vì nãy giờ Thầy ngồi 1 giờ không có gì hết là ‘Không’. Có phải không?
Nhưng mà diệu dụng đúng thì Thầy bảo nó đứng dậy đi, để Thầy đem cái ví dụ để thấy được cái "Không" của nó đúng hay sai. Chứ không khéo người ta nói "Không" thì ra có diệu dụng. À, bây giờ diệu dụng thì vì vậy mà họ thường tu Bát Nhã, họ nói: “Tự tại, vô ngại đói ăn, khát uống, mệt ngủ”. Họ ăn uống phi thời như vậy, họ không làm chủ được cái ăn của họ mà. Cho nên họ nói “tự tại, vô ngại”. Bây giờ cái"Không" của họ diệu dụng. Họ ngồi lại thì "Không", họ "Không" cái Không Vô Biên Xứ rồi thì họ "Không" rồi. Nhưng mà họ sống lại bình thường thì họ lại phạm Giới, phá Giới. Tức là cái "Không" của họ là cái "Không" sai, cái không đúng.
(48:15) Cho nên Thầy nói hồi nãy, như hồi nãy Thầy nói ngồi đây mà gục lên, gục xuống như thế này mà không biết mình gục. Cho nên họ ngồi thì họ tưởng là họ đang "Không", họ đang không niệm, họ đang im lặng, họ đang tỉnh táo. Nhưng cái tỉnh táo ở trong tưởng. Chứ không phải tỉnh táo ở trong ý thức.
Ở đây đức Phật dạy câu kinh Pháp Cú rất rõ ràng: “Ý làm chủ. Ý tạo tác. Ý dẫn đầu các pháp”, có phải không? Mà cái ý của mình bị mất rồi. Mà hầu hết là các pháp mà dạy cho chúng ta tu tập theo Đại thừa đều là tập dừng ý. Niệm Phật để nhất tâm cũng là dừng ý mấy con. Thiền của ngài Khuê Phong dạy: “Biết vọng liền buông” cũng là dừng ý. Ngài Duy Lực dạy, các thiền Đông Độ dạy chúng ta tham công án, thoại đầu cũng mục đích là dừng ý. Làm cho cái ý thức của chúng ta đừng có khởi niệm. Các con thấy cái đó là một cái dừng ý.
Mà chính đạo Phật dạy: “Ý làm chủ. Ý tạo tác. Ý dẫn đầu các pháp”. Tại sao chúng ta không dùng ý để mà chúng ta làm chủ nó. Cho nên mấy người đó dừng cho đến khi mà ý thức không còn nữa, thì mấy người có làm chủ được sao? Mấy người muốn sai, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống không?