(20:37) Vậy giới hạnh đầy đủ là gì?
Tức là giới hạnh cụ túc là gì đó.
Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ sát sanh.
Đây bắt đầu cái hạnh thứ nhất mà cái người bắt đầu vào tu - hồi nãy đó là chỉ giới thiệu chúng ta biết phần giới hạnh chứ chưa phải là cụ túc, còn bây giờ bắt đầu, ở đây chúng ta mới thấy được cái giới hạnh cụ túc đầy đủ thứ nhất là như thế nào. Cái thứ nhất của giới hạnh chúng ta phải làm gì?
Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ sát sanh, tránh xa sự sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, bỏ gươm, đao, cung tên, súng đạn, dao rựa, mác, luôn luôn phải tu tập, biết xấu hổ và sợ hãi trước những lỗi nhỏ nhặt sát sanh, phải có lòng Từ Bi, sống phải thương xót đến tất cả hạnh phúc của chúng sanh và loài hữu tình.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ nhất trong giới luật của Đức Phật.
Đó là cái giới hạnh thứ nhất của vị ấy, chúng ta nhớ, đây là cái giới hạnh là không giết hại chúng sanh đó. Bỏ trượng, bỏ gậy, bỏ làm cái sự đau khổ, luôn luôn khi mà lỡ chúng ta đạp chết một con kiến là chúng ta phải xấu hổ, chúng ta phải sợ hãi. Chớ đừng có nghĩ rằng… Đó là cái hành động sai lạc của chúng ta, vô tình của chúng ta chớ không phải là một cái chuyện chúng ta coi thường đâu!
Bởi vì một cái vị tu sĩ gọi là giới hạnh thì không được làm đau khổ chúng sanh một con vật nào hết thì mới gọi là giới hạnh, chớ không phải là ăn thịt chúng ở trong miệng mà gọi là giới hạnh được đâu, đó là một cái điều sai, rất sai.
Cho nên một người tu sĩ mà theo đạo Phật thì giới hạnh phải rõ ràng, phải biết được cái giới hạnh của nó, là cái hành động của cuộc sống của chúng ta hằng ngày gọi là giới hạnh.
Mà hằng ngày chúng ta đi chúng ta đạp chết côn trùng thì thử hỏi cái đó là giới hạnh của chúng ta sao? Hoặc là hằng ngày chúng ta ăn thịt chúng sanh mà cái đó là giới hạnh của chúng ta sao? Cho nên tất cả những cái điều này chúng ta phải thấy được cái chỗ đó.
Và chúng ta còn phải trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm của chúng ta trong những cái giới hạnh này để chúng ta thực hiện tâm Từ Bi chúng ta luôn luôn lúc nào nó cũng thực hiện với sự thương yêu của chúng ta đối với chúng sanh. Từ đó chúng ta mới không có làm đau khổ chúng sanh, không giết hại chúng sanh, đó là sự tu tập cái giới hạnh của chúng ta.
Đây là chưa phải tới những cái pháp mà dạy tu. Nhưng đây là những cái pháp để mà chúng ta biết, để mà chúng ta ngăn ngừa, để mà chúng ta thực hiện trên cái sự tu tập.
Như chúng ta học hồi nãy, cái lộ trình thứ nhất Tứ Vô Lượng Tâm - Từ Bi Hỷ Xả, Tứ Chánh Cần - các việc ác chưa sanh không cho sanh mà đã sanh thì đoạn diệt, các việc thiện chưa sanh thì cho sanh và đã sanh thì tăng trưởng - đó là Tứ Chánh Cần, do những cái pháp mà tu tập như vậy.
Và đồng thời Thầy còn dạy nè: Chánh Niệm Tỉnh Thức Định nè hoặc là tu Định Vô Lậu nè, tất cả những cái này đã dạy cách thức, pháp Hướng cái này kia, Tùy - Hướng - Quán chúng ta đã có nắm được một số tu tập rồi. Thì bắt đầu bây giờ qua cái giới hạnh là chúng ta đã biết cách rồi, không cần nhắc đi, nhắc lại cái chỗ tu tập này nữa.
Sau khi dạy các pháp như là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo, như tu Tứ Niệm Xứ hay hoặc là Ngũ Căn, Ngũ Lực hay hoặc là Thất Bồ Đề thì từng đó mới dạy ra cách thức mà thêm cho nó sâu hơn trong những pháp hành. Còn bây giờ chúng ta chỉ nói về giới hạnh cho nên chúng ta chỉ lướt qua mà không nói về pháp hành, nhưng chúng ta phải biết pháp hành.
(23:48) Nói về phải thương xót chúng sanh thì tức là chúng ta phải biết Từ, Bi, Hỷ, Xả rồi, do đó chúng ta phải muốn cái giới hạnh chúng ta mà tròn đủ - cụ túc là đầy đủ đó - thì chúng ta phải thực hiện Từ, Bi, Hỷ, Xả chúng ta, phải thực hiện Tứ Chánh Cần rồi, thì thực hiện Tứ Chánh Cần thì chúng ta - Thầy đã có giảng cho các thầy biết cách để trạch pháp ra những câu pháp hướng, pháp tùy như thế nào, pháp quán như thế nào - thì quý thầy đã rõ rồi.
Do đó quý thầy vẫn hiểu biết được cái giới hạnh. Mà vẫn biết được cái giới hạnh thì quý thầy thực hiện ở những cái pháp đã học thì tức là quý thầy đã đạt được một cái giới hạnh thứ nhất mà trong giới luật của Đức Phật đã dạy.
Đó là cái giới hạnh thứ nhất, tức là dạy cái hành động chúng ta nó phải thực hiện cái tâm Từ Bi như thế nào để mà chúng ta giữ trọn được cái giới hạnh đó, không có còn giết hại chúng sanh, không có còn cầm một cái vật mà làm đau khổ chúng sanh nữa.
Đây, một cái giới hạnh thứ hai:
Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ được mong những vật đã được cho, tự sống thanh tịnh, ở hạnh tu này luôn luôn giữ gìn không để mang tiếng trộm cắp.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ hai trong giới luật của Đức Phật.
Đó chúng ta phân ra từng chút để thấy những cái hạnh của nó. Bây giờ mình lấy cái vật của người ta không cho, lén lấy cục kẹo hay một cái bánh ăn lén thì đó là trộm cắp rồi.
Hay hoặc là thấy ở ngoài vườn của mình có cái trái cây nào đó, thì thay vì hái nó đem vào giao cho tất cả chúng - chúng ta không ăn phi thời nè , không có ăn trộm nè, do đó chúng ta hái trả lại, không bao giờ mà chúng ta ăn như vậy.
Vì vậy đó là không có cái hành động như vậy là hành động không có trộm cắp. Còn bây giờ thấy một cái trái cây, ổi hay hoặc là trái nhãn hay trái gì chín, lấy cái lột bỏ vô miệng nhai, thì đó rõ ràng là trộm cắp rồi.
Mà trộm cắp như vậy là cái hạnh đó có tốt không, cái hành động đó có tốt không? Cái hành động đó không tốt tức là không phải là giới luật. Vì vậy không phải là giới hạnh.
Cho nên khi mà giới hạnh là cái hành động làm cho chúng ta thanh tịnh không còn trộm cắp, không còn ăn vụng, ăn vặt, không còn ăn uống phi thời thì đó là cái giới hạnh.
Cho nên ở đây cái cuộc sống của chúng ta, từng cái giới hạnh như vậy để mà nêu lên, để biết nó là cái giới hạnh nào, thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư, trong cái cuộc đời tu hành chúng ta phải giữ gìn nó.
Như vậy giới hạnh của vị ấy thứ hai trong giới luật của đạo Phật.
Nghĩa là mình không có trộm cắp, không lấy của không cho thì như vậy là cái giới hạnh thứ hai của đạo Phật.
(26:23) Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ dâm dục, phải xa lánh sự dâm dục, luôn luôn tự sống tịnh hạnh trong sạch, trong ý không được mống khởi dâm dục.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ ba trong giới luật của Đức Phật.
Đó, thì các thầy thấy những cái giới hạnh này thì chúng ta thấy nằm như là, gần như là ở trong cái giới bổn của Ngũ Giới, rõ ràng. Nhưng không phải đâu, nó là giới hạnh để biến ra cái hành động của chúng ta, còn cái kia là giới bổn nhắc nhở chúng ta đừng có làm chuyện đó chớ không phải là giới hạnh.
Còn giới hạnh đây là cái cuộc sống của tu sĩ, cái hành động sống của tu sĩ phải nghiêm chỉnh trong cái hành động đó, gọi là oai nghi tế hạnh của vị đó, cho nên gọi là giới hạnh.
Vị Tỳ Kheo từ bỏ nói láo, tránh xa sự nói láo, phải luôn luôn nói lời chân thật, y chỉ trên sự thật mà nói, nói rất chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt, không phản lại lời nói.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ tư trong giới luật của Đức Phật.
Đó. Nếu mà cái người mà không nói láo đó là cái giới hạnh thứ tư trong giới luật của Đức Phật. Thì trong giới bổn của Đức Phật thì cái giới đó cũng là giới thứ tư, mà giới hạnh ở trong đây là cái hành động mà không nói láo, thì cái hành động oai nghi của chúng ta hằng ngày, thì cái oai nghi đó gọi là giới hạnh của chúng ta.
Vị Tỳ Kheo từ bỏ nói lưỡi hai chiều, tránh xa nói hai chiều: Nghe điều gì chỗ này không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia không đi nói với những người này để sanh chia rẽ với những người kia.
Như vậy Tỳ Kheo ấy đang sống hòa hợp với những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, vui mừng trong sự hòa hợp, thoải mái trong sự hòa hợp, hân hoan trong sự hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ năm trong giới luật của Đức Phật.
Đó thì, chúng ta thấy rằng từ cái giới thứ tư đến giới thứ năm, thì ở cái giới này chúng ta thấy nó nằm ở trong Thập Thiện chớ không phải là nằm ở trong cái Ngũ Giới nữa, mà nó đi qua cái Thập Thiện.
Mà qua cái Thập Thiện thì chúng ta thấy đây là cái hành động của miệng của chúng ta. Mà miệng của chúng ta mà không nói những cái lời hai chiều như vậy, đó là cái giới hạnh của một người tu sĩ, nó có khác hơn là ở trong cái giới bổn ở cái chỗ này.
Đó chúng ta thấy cái chỗ giới bổn, thì khi mà nói Ngũ Giới thì nó chỉ có nói vọng ngữ thôi, mà nói về Thập Thiện thì nó mới có nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác đồ đó.
Đó thì ở đây chúng ta thấy qua cái giới hạnh thì nó lại có một cái sự sai khác hơn một chút xíu như vậy thôi, mà nó nói lên được cái hành động của nó, cái hành động của cái vị tu sĩ, cái oai nghi tế hạnh của nó ở chỗ cái hành động của cái miệng của nó.
Đó là giới thứ năm, giới hạnh thứ năm trong giới luật của Đức Phật.
(29:25) Vị Tỳ Kheo từ bỏ nói lời độc ác, tránh xa nói lời độc ác. Vị ấy nói những lời không có lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, nhẹ nhàng, ôn tồn, nhã nhặn, dễ cảm thông đến tâm của mọi người, luôn luôn có những lời tao nhã làm đẹp lòng người khác.
Như vậy (là) giới hạnh của vị ấy thứ sáu trong giới luật của Đức Phật.
Đó thì, cái giới hạnh thứ sáu này thì chúng ta thấy không có nói lời to tiếng, không có chửi mắng, không có nạt nộ, không có làm cho người ta khổ sở, không làm cho người ta sợ hãi, mà luôn luôn nhẹ nhàng, ôn tồn, nhã nhặn thì đó là cái hạnh, cái oai nghi tế hạnh của cái hành động của miệng.
Cho nên nó là giới hạnh thứ sáu ở trong giới luật của Đức Phật.
Kế nữa:
Vị Tỳ Kheo từ bỏ nói lời phù phiếm, tránh xa nói lời phù phiếm, phải nói đúng thời, đúng lúc, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩ cao đẹp, nói những lời về Chánh Pháp, nói những lời về giới hạnh, giới đức, nói những lời đáng được ca ngợi, nói những lời hợp thời, hợp lý, hợp căn, hợp cơ, thuận lý, có mạch lạc, có hệ thống, có ích lợi cho người, cho mình.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ bảy trong giới luật của Đức Phật.
Đó thì, ở đây cũng trong cái hành động nói mà nói như thế nào mà được những cái hạnh, được cái giới hạnh đó, thì như vậy thì cái giới hạnh này là giới hạnh thứ bảy trong giới luật của Đức Phật.
Vị Tỳ Kheo từ bỏ làm hại các hạt giống và các loại cây cỏ thảo mộc; dùng ngày một bữa không ăn đêm, không ăn phi thời; từ bỏ, xa lánh ăn phi thời; từ bỏ đi xem múa hát, ca nhạc kịch; từ bỏ trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thơm, xà bông thơm và các thời trang khác; từ bỏ không dùng giường cao rộng lớn; từ bỏ tủ, bàn, ghế, sang đẹp; từ bỏ nhận vàng bạc, tiền bạc, của báu; từ bỏ không nhận các hạt giống sống; từ bỏ không nhận thịt sống, thịt chín; từ bỏ không nhận đàn bà, con gái; từ bỏ không nhận nô tì trai, gái; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa, ngựa cái; từ bỏ không nhận ruộng nương, đất đai; từ bỏ không nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ buôn bán các nghề thương mại; từ bỏ gian lận bằng cân, bằng thước, bằng tiền bạc, hoặc bằng các dụng cụ đo lường khác; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, ăn lo, gian trá, lừa đảo; từ bỏ làm tổn thương hoặc làm đau khổ chúng sanh: câu thúc, bức bách, bức đạp…
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ tám trong giới luật của Đức Phật.
Đó là từ bỏ những cái việc làm như vậy, từ bỏ tất cả những điều kiện ở trên mà Thầy đã kể thì nó mới là cái giới hạnh thứ tám của trong đạo Phật, của giới luật của đạo Phật. Nó một loạt như vậy chớ nó không kể ra từng chút, từng chút.
(32:41) Nghĩa là ở đây Thầy xin giải thích thêm cái chỗ này: “Từ bỏ không nhận đàn bà con gái” là dưới hình thức mà người tu sĩ mà chúng ta nhận, đó là chúng ta nhận - hoặc là cái người mới vào mà tập sự tu hành là công quả - đó là hình thức mà tôi tớ ở trong nhà chùa đó.
Người ta công quả rồi sai người ta làm cái này, làm cái kia, làm cái nọ, sai họ làm đủ thứ ở chuyện nhà chùa hết. Đó hình thức là công quả, nhưng mà sự thật đó là mình nhận đàn bà hay hoặc là đàn ông hay hoặc con trai để làm nô tì cho mình ở trong chùa, đó là cái hình thức công quả.
Cho nên ở đây chúng ta phải xét rằng ông Phật hồi xưa không có làm cái điều này, không có nhận cái kiểu mà công quả đâu. Còn bây giờ thì chúng ta ngồi không đó mà nhận người vô để cho gọi là tập sự đó, gọi là tịnh nhân đó, để cho họ công quả, hay hoặc là những người cư sĩ ở ngoài họ muốn tạo thêm phước để họ vô chùa họ làm công quả đó.
Cái điều đó thật sự ra có nhiều khi mình hiểu lầm một chút xíu, mình tưởng đó là những người công quả để cho họ tạo phước họ, nhưng mà cuối cùng thì mình lại nhận họ trở thành những người nô tì của mình ở trong chùa để cho sai vặt họ làm cái này, cái kia cho mình, đặng cho mình khỏi làm.
Từ cái quét dọn nhà cửa, chùa chiền đồ, đều là sai những cái người công quả. Tu sĩ thì ngồi không chơi chớ còn để cho tất cả những cái vị cư sĩ - bởi vì hễ có nhiều người công quả nhiều thì toàn bộ tu sĩ đều là ngồi chơi. Thầy thấy cái điều này rất rõ.
Cho nên thí dụ như bây giờ, trong cái phần nhiệm vụ của các cô ở trong bếp nước, mà ni á, thì khi mà có những người cư sĩ vô công quả, họ giao phế hết cho mấy bà công quả đó làm chớ họ ngồi đó họ chỉ ngón tay, họ làm chủ họ sai.
Tức là biến những người công quả đó trở thành nô tì cho cái người tu sĩ, cho nên cái giai cấp của cái người tu sĩ trở thành cái giai cấp là chủ, chủ nhân, còn cái giai cấp của cư sĩ mà công quả là cái giai cấp nô tì.
Chúng ta phải hiểu thêm những cái hình thức mà nó qua cái danh từ thì coi như là công quả, nhưng mà qua cái hành động thì như là nô tì: sai, rồi bảo, rồi này, kia đủ thứ hết, làm đủ thứ mọi mặt hết.
Mà cái người mà làm nô tì như vậy người ta chỉ nghĩ mình làm cái điều đó được phước cho nên cứ ráng mà làm thôi. Phước đâu thì, có hay không có thì không biết nhưng mà chỉ nghe quý thầy nói làm công quả thì được phước thì cứ chổng khu mà làm thôi, người ta sai cái gì mình làm cái nấy thôi, bảo quét dọn cái gì, hốt rác hay hoặc là chỗ dơ bẩn nào cũng xông pha vô.
Như chẳng hạn là như quý thầy ở đông rồi, những cái hầm tiêu nó đầy ngập lên, thay vì quý thầy phải nhảy xuống dưới hốt, không, nhờ mấy ông cư sĩ mà vô mà công quả: “Mấy ông giúp dùm cái này phước báo lớn lắm!” - do đó mấy ổng nhảy xuống mà hốt!
(35:20) Đó là những cái mà chúng ta lợi dụng cái lòng tin Phật, cái sự cầu để được phước báo, cho nên cái sự tha cầu được phước báo đó mà chúng ta biến họ trở thành những nô tì làm những cái chuyện dơ bẩn thay cho chúng ta, trong khi chúng ta là những người tu sĩ chưa đến đâu mà cũng chỉ muốn ngồi trên để làm chủ mà sai họ.
Bởi vậy khi mà lật ra những cái giới hạnh này của đạo Phật, Thầy thấy Đức Phật dạy chúng ta quá kỹ, không có còn cái chỗ nào mà thiếu sót những cái hành động đúng, sai của chúng ta hết.
Nghĩa là lật ra tất cả những cái sự thật của cuộc sống tu hành của chúng ta thì những cái giới hạnh Thầy thấy Đức Phật dạy không còn cái chỗ nào mà Đức Phật không dạy cho chúng ta biết. Do biết như vậy mà chúng ta dạy cho rõ ràng, cho kỹ lưỡng chớ không khéo thì người ta cũng sẽ lầm lạc mất đi.
Tiếp tục:
Vị Tỳ Kheo không được trồng trọt tất cả các loại hạt giống…
Nghĩa là cái hạt giống nào chúng ta cũng không được trồng hết.
… những loại giống từ rễ cây sanh ra.
Nghĩa là có cái loại giống, cái cây mình chặt cái rễ đi, rồi cái rễ đó nó lên cái tược, rồi mình lấy cái tược đó mình đem trồng, thì Đức Phật cũng cấm không có được lấy đó.
Những cái chiết cành, tháp cây đó, làm cho nó ra những cái cây con, cây nhánh đó rồi đem trồng thì Đức Phật cũng không có cho chúng ta trồng.
Những cái hạt giống mà ươm nó lên cây, rồi những cái rễ cây mà lên cây, cũng như thí dụ như cái cây chuối vậy đó, nó từ cái củ của nó, nó ra cái cây vậy đó, thì Đức Phật cũng không cho chúng ta trồng cái gì hết, tới cái cây chiết, cây tháp gì cũng không cho trồng hết.
Đó là tất cả những cái loại đó Đức Phật cấm không cho chúng ta làm.
Và cũng không được làm hại những loại giống đó.
Không có được làm cho những cái loại giống chết, nghĩa là chúng ta không được trồng, nhưng mà chúng ta không có được làm hại cho nó chết. Đó là những cái đặc biệt của đạo Phật đó.
Vì vị Tỳ Kheo chỉ dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà thôi.
Nghĩa là chúng ta chỉ đi xin ăn thôi chớ chúng ta không có làm cái điều đó được.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ chín trong giới luật của Đức Phật.
Nghĩa là các thầy thấy giới bổn nó có khác heng? Mà đến đây cái giới hạnh nó đi qua một cái góc độ khác rồi, nó đi qua một cái góc độ mà chúng ta không ngờ được cái hành động hằng ngày chúng ta phải sống, do đó chúng ta không học giới bổn thì chúng ta thấy hoàn toàn là ở cái chỗ mà trồng tỉa đồ thì nó không có phạm tội gì hết à.
Nhưng mà qua cái giới hạnh chúng ta thấy cái hành động mà của vị tu sĩ đó, chỉ có hành động đi xin mà thôi chớ còn hoàn toàn là không có làm được cái gì khác hết. Mà thật sự đi xin mới giải thoát, còn làm làm sao giải thoát được! Cho nên Đức Phật cấm từ không có nhận các hạt giống.
Đó là cái giới hạnh thứ chín của một người tu sĩ của đạo Phật.
(38:02) Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn cất chứa và thọ hưởng các đồ vật như cất chứa các món ăn, cất chứa đồ ăn uống, cất chứa vải, cất chứa xe cộ, cất chứa đồ nằm, cất chứa hương liệu, cất chứa các mỹ vị, như vậy không đúng giới hạnh, vị ấy phải từ bỏ cất chứa các vật trên.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười trong giới luật của Đức Phật.
Đó, cấm chúng ta không cất chứa được cái gì hết, nghĩa là dù là thuốc thang… cái gì cũng không cất chứa.
Cho nên Thầy nói trong cuộc đời tu hành của Thầy mà đọc đến cái chỗ giới hạnh Thầy thấy Thầy chưa có trọn vẹn được chút nào hết. Chỉ có bây giờ Thầy ẩn bóng, sống một cái đời sống du tăng, khất sĩ rày đây mai đó, lúc thì ở rừng, lúc thì ở núi, lúc thì giữa chợ, ai cho cái gì ăn cái nấy, hoàn toàn là ba y một bát không thêm không bớt, đau thì xin thuốc, mà không đau thì không có xin, không có để dành đó.
Còn chúng ta thì luôn luôn lúc nào cũng phòng ngừa, phòng ngừa để dành, mang ôm ấp, cứ sợ hãi bệnh đau chết thôi! Người tu sĩ khi mà nỗ lực mà thực hiện được như vậy rồi thì chúng ta chẳng còn sợ hãi gì nữa hết.
Như Thầy bây giờ còn sợ hãi cái gì? Cho nên thực hiện đúng cái hạnh của Đức Phật chớ còn để làm gì nữa đây! Nếu mà Thầy không thực hiện chắc cuộc đời này chẳng có ai thực hiện được những cái giới hạnh này hết.
Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống theo các trò du hí không chân chánh như múa, hát, ca nhạc kịch, ngâm vịnh, nhịp tay, nhịp chân, kệ tụng, ca ngâm í a, í à, hoặc tụng kinh, tụng thần chú, tay bắt ấn, đánh trống lớn, trống nhỏ, phèng la, chập chả, đẩu, mõ, diễn tuồng thần tiên, mãi võ, đấu voi, đấu ngựa, đấu bò, đấu trâu, đấu dê, đấu cừu, đá gà, đá dế, đá chim cun cút, đấu gậy, đấu côn, đấu quyền, đô vật, bắn súng, đấu gươm, thi bắn, tập dợt bắn, tập đánh giặc giả, tập thao dượt, diễu binh… Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ các loại du hí đối với người tu nó không chân chính.
Tức là tất cả những cái điều kiện trên nó không có chân chánh đâu, đối với người tu thì nó không chân chánh, đối với ngoài đời thì người ta chân chánh làm sao kệ người ta, còn riêng mình là đi theo đạo Phật thì nó không chơn chánh.
Như vậy là giới hạnh của vị tu sĩ thứ mười một trong giới luật của Đức Phật.
Nó được ghép vào thứ mười một ở trong giới hạnh của giới luật của Đức Phật.
Đó thì, những cái điều mà hôm nay Thầy kể ra hết để cho quý thầy chuẩn bị cho một con đường mà học giới để rồi nó sáng tỏ như là ban ngày, nó không còn cái chỗ nào mờ ám hết.
(40:49) Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống theo các trò chơi giải trí trong thế gian như cờ tướng, cờ gánh, cờ quân, cờ vua, cờ tám hình vuông, cờ mười hình vuông, cờ chơi trên đất, cờ chơi cò nhảy ô, chơi bỏ khăn, chơi làm mù bịt mắt, chơi u bắt mọi, chơi đánh gồng đánh trỏng, chơi u ấp, chơi nhảy dây cò cò, chơi bông vụ, chơi xúc xắc, chơi đá cầu, chơi bóng rổ, chơi đánh tennis, chơi đánh bóng, đá bóng, lội đua, chạy đua, đạp xe đạp đua, chơi thổi kèn bằng lá cây, chơi lộn nhào như xiếc, chơi đánh đu, chơi búp bê, chơi xe điện tử, chơi chong chóng, bông vụ, chơi giấu - chơi ú tim, chơi những xe tàu đồ chơi trẻ con, chơi cung tên, súng giả, chơi đoán chữ viết trên lưng, trên không, chơi bắt chước bộ điệu, chơi làm hề v.v…
Đó là tất cả những cái trò chơi như vậy, hầu hết là cái giới hạnh của người tu sĩ không được làm cái trò chơi đó.
Bởi vì có nhiều chú bảy tuổi vô tu hành, các con biết không, nhảy cò cò, có không? Rồi ngồi chơi cái này, chơi ba, bốn chú ngồi chơi rồi bỏ khăn, rồi bịt mắt, rồi làm mù, đủ cách theo cái kiểu trẻ con ở ngoài thế gian.
Cho nên Đức Phật - những cái giới hạnh của người tu - hoàn toàn từ trẻ con mà vào tu mới bảy tuổi, tám tuổi cho đến người lớn, hoàn toàn là tất cả những cái trò chơi đó Đức Phật nêu ra đó là những cái giới hạnh mà người tu không có được làm, không có được chơi những cái trò chơi đó.
Cho nên trẻ con làm sao bảy, tám tuổi mà thấy súng giả không ham, thấy cung tên không thích, cho nên nó khoái lắm chớ gì? Còn bên nữ mà nhỏ nhỏ vô tu thấy búp bê làm sao không ôm? Mà ôm ẵm như vậy thì các con thấy nó thực hiện qua một cái tình ái của nó đó, cái tình thương con đó!
Cho nên vì vậy mà Đức Phật cấm không có cho chơi những cái trò chơi như vậy để từ đó mà tuyệt cho nó phá đi những cái tâm dục của nó.
Đó là những cái điều kiện giới hạnh nó nghiêm chỉnh như vậy, để bắt đầu chúng ta sống như một cái người lớn, một cái người thật sự là một người có những cái oai nghi tế hạnh chững chạc của một vị tu sĩ.
Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ các loại giải trí như trên.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười hai trong giới luật của Đức Phật.
Xem được như - các trò chơi này được xem như cái giới hạnh thứ mười hai trong giới luật của Đức Phật.
(43:33) *Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống dùng các giường cao rộng lớn, ghế bành, ghế trường kỷ, nệm trải giường bằng len, trải giường bằng nệm cao su, nệm thông hơi, vải trải giường nhiều tấm nhiều màu, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bông, nệm thêu hình các con thú, nệm bằng lông thú cả hai mặt, mền có đính ngọc, mền bằng lụa, khảm, mền có voi, mền ngựa, mền xe, mền bằng da sơn dương khâu lại, tấm thảm có lều che phía trên, ghế dài có gối đầu, gối chân, gối ôm, có những màu sắc rực rỡ, nói chung là tất cả những đồ dùng trong nhà như xe cộ, ti vi, tủ lạnh, tủ giặt, máy móc, vi tính, cát-sét thu băng, điện thoại, radio v.v*…
Tất cả những cái đồ dùng đó hoàn toàn là người tu sĩ mà gọi là giới hạnh thì không có được dùng.
Vị Tỳ Kheo phải từ bỏ không dùng những vật vừa kể trên.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười ba trong giới luật của Đức Phật.
Mặc dù là tất cả những cái vật dụng này Đức Phật không có nói ở trong kinh, nhưng mà Đức Phật nói tất cả những cái gì mà có thể trong cái thời của Đức Phật có là Đức Phật đã vạch ra, nói ra. Cho nên Thầy dựa theo cái sự hiểu biết đó mà Thầy thêm những cái điều kiện như là ti vi, tủ lạnh, máy móc, vi tính, hay là cát-sét thu băng gì, tất cả radio, điện thoại đồ… trong cái thời đại này thì cái người tu sĩ không có được rớ tới một cái vật dụng đó.
Đó là nó mới hợp với cái ý Phật. Trong cái thời đại của Phật thì không có những vật dụng đó, nhưng Đức Phật nói như toàn bộ là tất cả những vật dụng mà sang đẹp, những vật dụng của vua chúa, những vật dụng của người giàu có mà xài trong cái thời đó, thì tất cả những cái vật dụng mà chúng ta hiện đại mà có thì nó cũng nằm ở trong cái sự đó.
Cho nên Thầy kê ra hết để chúng ta biết rằng đó là cái giới hạnh của chúng ta không được xài những cái thứ đó. Vì những cái thứ đó là làm chúng ta mất cái giới hạnh của một người tu.
Và cái giới hạnh của người tu mà không có xài tất cả những vật dụng đó đó thì được gọi là thứ mười ba trong giới luật của Đức Phật.
(45:50) Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà cũng vẫn còn dùng các đồ trang sức mỹ phẩm làm đẹp người như thoa dầu, đấm bóp, tắm giặt làm cho thơm tho đẹp đẽ, hoặc đập tay, đập chân, tập luyện làm cho mềm tay, mềm chân, mềm mại…
Ở đây là trong thời Đức Phật có dạy cấm những cái khi mà thoa dầu để mà làm cho tay chân mình mềm dẻo, để cho mình làm như những cái người mà làm xiếc đó, uốn mình qua lại đồ đó, thì Đức Phật ở trong cái đoạn giới hạnh này Đức Phật cũng có dạy là chúng ta không có nên luyện tập cái điều đó.
Chớ không phải thoa dầu thơm, xức dầu thơm như ở đoạn trước đâu, mà đây là thoa dầu để làm cho nó mềm dẻo gân cốt của mình để mà luyện tập cho nó mềm dẻo đó. Cách thức mà ngày xưa người ta luyện tập để cho cái thân người người ta mềm dẻo, cái xương sống họ uốn cong như thế này đó là phải thoa dầu để mà tập luyện, chớ không phải là đơn sơ mà tập luyện đâu.
Theo cái bài kinh của Phật nói thì Thầy đã hiểu biết rằng người mà tập luyện cho dẻo dai để mà làm xiếc được trò này, trò kia được, như uốn cong người, như chân kéo lên tới trên đầu bên nây bên kia đều được hết, là phải thoa dầu rồi mới tập luyện chớ không phải là không thoa dầu mà tập luyện được.
Có khi tập luyện được nhưng mà nó rất khó khăn, nó không bằng những cái người mà người ta thoa dầu rồi người ta tập luyện.
… làm cho mềm mại, dẻo dai, uốn éo, hoặc dùng gương soi, kem đánh mặt, vòng hoa, chuỗi hạt, phấn son, phấn mặt, sáp mặt, vòng tay, tóc giả trên đầu, gậy cầm tay, xà quéo…
Xà quéo tức là cây xà quéo đó.
*… gươm, lọng, dù, dép thêu, khăn đầu, mũ, nón, phất trần vải trắng có viền tua dài và còn nhiều thứ khác nữa. Vị Tỳ Kheo không được dùng các…* (Mất tiếng)
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười bốn trong giới luật của Đức Phật.
Đó thì, những cái điều kiện mà kể trên để mà cái người tu sĩ giữ gìn cái giới hạnh mà không có vi phạm thì đó là cái thứ mười bốn, cái giới hạnh thứ mười bốn trong giới luật của Đức Phật.
Đó thì Thầy kể ra hết những cái gì mà Phật đã kể ra, để chúng ta biết những cái giới hạnh như thế nào, để chúng ta đừng có phạm phải cái hành động của chúng ta trong những cái sai đó mà làm mất cái oai nghi tế hạnh của người tu sĩ của đạo Phật, làm cho người ta thấy những cái điều đó mà người ta chê bai mình tu hành không đúng, hành động không có đúng cái hạnh của người tu.
(48:29) Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà không sống thầm lặng độc cư, cứ thường hay nói những câu chuyện vô ích, tầm thường.
Đó thì ở đây Phật cũng nhắc nhở chúng ta phải sống thầm lặng, phải độc cư, đừng có hay nói chuyện, nói chuyện vô ích tầm thường.
Như câu chuyện nói về vua chúa; câu chuyện nói về ăn trộm; câu chuyện nói về đại thần; câu chuyện nói về binh lính; câu chuyện nói về sự hãi hùng; câu chuyện nói về chiến tranh; câu chuyện nói về đồ ăn uống; câu chuyện nói về vải mặc; câu chuyện nói về máy móc; câu chuyện nói về khoa học; câu chuyện nói về tôn giáo; câu chuyện nói về thầy này thầy kia; câu chuyện nói về giáo hội; câu chuyện nói về giường nằm; câu chuyện nói về vòng hoa; câu chuyện nói về hương liệu; câu chuyện nói về bà con; câu chuyện nói về xe cộ; câu chuyện nói về tai nạn lưu thông; câu chuyện nói về làng xóm; câu chuyện nói về thị tứ; câu chuyện nói về thành phố; câu chuyện nói về thế giới; câu chuyện nói về đàn bà, đàn ông; câu chuyện nói về anh hùng, vị anh hùng này vị anh hùng khác; câu chuyện nói bên lề đường; câu chuyện tại chỗ giếng nước; câu chuyện về người chết thế này thế khác; câu chuyện tạp thoại, huyền thoại; câu chuyện biến trạng của trái đất; câu chuyện biến trạng của đại dương; câu chuyện về hiện hữu và không hiện hữu v.v…
Đó, tất cả những cái chuyện này thì cái người tu sĩ không có được mà bàn bạc, không có được nói, mà phải sống thầm lặng độc cư không..
Hầu hết là những cái điều mà Đức Phật kê ra như vậy để mà chúng ta biết rằng chúng ta không có nên nói cái chuyện nhảm nhí như vậy, mà sống để mà thực hành những cái pháp mà chúng ta đang thực hành, tu hành, thì may ra thì giữ cái được cái giới hạnh này, thì chúng ta mới có thể tu đạt được những cái sự giải thoát.
Còn nếu mà không giữ được cái giới hạnh này, cứ mãi nói chuyện này chuyện kia thì không biết bao giờ mà chúng ta nói hết chuyện của cuộc đời chúng ta, mà của cái thế gian này nữa.
Nó lắm chuyện lắm, nó không bao giờ hết. Thử quý thầy cứ nói, cứ nhìn người ngoài đời, có bao giờ họ hết chuyện đâu, không chuyện này thì tới chuyện khác họ nói hoài không có hết, bởi vì cái miệng chúng ta nó nhiều lắm, nó nhiều chuyện lắm, nó nói không bao giờ dứt.
Cho nên Đức Phật dạy chúng ta sống thầm lặng, sống độc cư là chính cái chỗ đó để mà chúng ta dẹp đi, cái giới hạnh chúng ta đã tròn đầy ở trong cái chỗ mà dẹp những cái điều, mà không nói chuyện phiếm đó.
(51:15) Vị Tỳ Kheo ấy phải từ bỏ, xa lìa không nói những chuyện vô ích, tầm thường vừa kể ở trên.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười lăm trong giới luật của Đức Phật.
Đó là, đây là cái giới hạnh thứ mười lăm trong giới luật của Đức Phật. Cho nên khi mà nói đến cái giới hạnh thứ mười lăm là chúng ta biết là cái gì rồi, mà nói thứ ba, thứ tư là chúng ta biết gì.
Cái người mà học giới luật về giới hạnh mà nói đến bây giờ giới hạnh thứ năm là cái gì thì vị đó biết liền, mà nói thứ sáu là cái gì vị đó biết liền. Còn bây giờ chúng ta không có học, nói thứ mười lăm là cái gì chúng ta chẳng biết, mà nói thứ mười bốn chúng ta cũng chẳng biết.
Mà chúng ta học chúng ta biết những cái hành động đó nó nằm ở trong cái giới hạnh nào, trong cái thứ mấy của cái giới luật của Phật, đó là chúng ta đã thông suốt được cái giới hạnh, còn chưa thông suốt thì chúng ta cần phải học cho thông suốt.
Vị Tỳ Kheo mặc dù sống đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống bàn luận tranh chấp, kiến chấp tà kiến, tranh luận về thiền, tranh luận về kinh Đại Thừa, Tiểu Thừa, tranh luận về kiến giải, tưởng giải, tranh luận về giới luật học, tranh luận về luận Trung Quán A Tỳ Đàm, Thanh Tịnh Đạo Luận, tranh luận về trí Bát Nhã, tranh luận về Phật Tánh v.v…
Tất cả những cái tranh luận này, điều đó là theo hầu hết là Đức Phật - ở trong kinh thì Đức Phật nói từ cái phân ra cái chánh kiến, cái tà kiến rồi kiến chấp này, kiến chấp kia, mà sáu mươi hai cái luận.
Nhưng bây giờ thì chúng ta thấy cái luận của chúng ta thì nó nằm ở đâu? Nó nằm ở trong cái kinh điển của Đại Thừa, Tiểu Thừa, rồi tranh hơn tranh thua, rồi tranh thiền, tranh đạo, rồi tranh Phật Tánh, rồi tranh nói Bát Nhã, rồi nói về Trung Quán Luận A Tì Đàm, hoặc là Thanh Tịnh Đạo Luận…
Tất cả những cái này đều là chúng ta xoay quanh chứ không phải như trong thời Đức Phật là sáu mươi hai lập luận của thời Đức Phật.
Đức Phật - ở trong cái chỗ này Đức Phật nhắc chúng ta đừng có nên tranh luận trong sáu mươi hai lập luận đó, thì bây giờ Thầy lại nhắc các thầy đừng có tranh luận ở trong những cái tranh luận của trong cái thời đại chúng ta bây giờ là chúng ta tranh luận thiền, tranh luận đạo, tranh luận Tiểu Thừa, Đại Thừa, tranh luận Nam Tông, Bắc Tông.
Đó là chúng ta có những tranh luận đó. Lớp thì hòa giải, lớp thì tranh luận, lớp thì móc bên nây quéo bên kia, làm nhiều cái có thể làm cho tan nát cái nhà Phật giáo của chúng ta ra.
Cái đó là cái mà Đức Phật đã cấm. Và vì vậy mà người tu sĩ mà có cái giới hạnh thì không có nên làm cái điều này, không có nên tranh luận cái điều này. Ai nói gì thì làm thinh, không có tranh luận hơn thua.
Đó là những cái mà Đức Phật đã dạy chúng ta từ xưa, bây giờ chúng ta phải hiểu là lúc bây giờ cái giai đoạn chúng ta, họ đang tranh luận cái gì thì chúng ta phải đem cái đó ra mà nêu lên để cho cái người hiện nay người ta biết là người ta đang tranh luận cái đó là cái sai của người tu theo giới hạnh của Đức Phật.
(54:13) Vị Tỳ Kheo ấy phải từ bỏ, xa lánh những cuộc tranh luận, tranh chấp kể trên.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười sáu trong giới luật của Đức Phật.
Đó, cái sự tranh chấp này nó nằm ở trong cái hạnh thứ mười sáu, cái giới hạnh thứ mười sáu của Đức Phật.
Vị Tỳ Kheo mặc dù đã sống dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn sống đưa các tin tức người này, người kia, hoặc tự đứng ra làm môi giới, thuyết khách cho vua chúa, cho các vị đại thần; bàn mưu tính kế quốc sự, quốc dân; làm mai dong, môi giới bán nhà, bán ruộng, bán đất, môi giới buôn bán, môi giới trai gái, môi giới làm ăn, chạy áp phe, áp pháo để kiếm danh, kiếm lợi thêm.
Mặc dù là mình ăn của đàn na cúng dường mình rồi đó - của đàn na thí chủ cúng dường mình rồi - mà mình còn đi làm những cái nghề nghiệp như vậy, đi làm những cái môi giới như vậy, hoặc làm quốc sư đồ đó, thì cái điều đó là không phải.
Bởi vì mình người tu rồi, mình chỉ - người ta đến hỏi, nhà vua mà đến - tin mình đến hỏi - thì mình gợi ý họ thôi chớ mình không làm quốc sư. Điều đó phải bày mưu, tính kế này, nọ, kia, phải đánh giặc như thế này thế kia, thì cái điều đó là cái người tu sĩ của đạo Phật không có được làm cái điều đó. Cho nên làm cái điều đó Đức Phật gọi là làm môi giới.
Mình quốc sư của nhà vua thì tức là mình dạy đạo cho nhà vua thôi, chớ không phải là mình cố vấn quân sự cho nhà vua để đi chinh phạt nước người ta, hay hoặc là phải làm cái thế này để trị dân, trị nước.
Trị dân, trị nước - bây giờ nhà vua không hiểu, thì nhà vua hỏi mình, mình chỉ góp ý cho cái phần của nhà vua về cái phần đạo đức của mình đang tu tập để mà dạy thôi.
Còn cái phần khác thì nhà vua muốn làm sao đó làm, chớ không góp ý là phải xây dựng cái pháp luật này, cái pháp luật kia; phải sửa đổi cái này, sửa đổi cái kia, như vậy là trị nước như thế này thế khác… mình không có góp ý về cái phần đó.
Nhưng mình nói về cái thiện pháp thì nhà vua xét qua cái thiện pháp mà đặt ra giới luật như thế nào để đúng để mà cai trị dân, cai trị nước, để đem lại sự trật tự, an ninh cho dân giàu nước mạnh.
Thì cái đó là mình chỉ góp về cái đạo đức nhân quả, cái đạo đức chân chánh của đạo Phật, để cho nhà vua hiểu được cái đạo đức mà nhà vua tự làm lấy cái pháp luật mà áp dụng trong dân gian, để đem lại cái trật tự mà thôi. Chớ chúng ta không có góp ý về cái phần mà đặt ra pháp luật này, đặt ra pháp luật kia cho nhà vua.
Vị Tỳ Kheo ấy phải từ bỏ, xa lìa đưa tin, làm môi giới như trên.
Vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười bảy trong giới luật của Đức Phật.
Đó là cái giới hạnh thứ mười bảy của cái người tu theo đạo Phật.
Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường vẫn còn sống lừa đảo, nói lời xiểm nịnh, gợi ý dèm pha cầu lợi. Vị ấy phải từ bỏ, viễn ly lời nói lừa đảo, xiểm nịnh như trên.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười tám trong giới luật của Đức Phật.
(57:15) Có nhiều người ớ họ nịnh bợ vua lắm. Để làm gì? Để cho vua phong chức mình cái này cái kia. Đó là những vị tu sĩ như vậy không nên làm cái điều nịnh bợ đó.
Hoặc là thấy người ta giàu có cúng dường tiền mình nịnh bợ, cho nên họ đến xin xuất gia cái là mau mau xuất gia liền, cho họ thọ cụ túc liền, đó là mình nịnh bợ họ.
Mặc họ! Chừng nào họ giới luật được rồi mới là cho họ thọ giới đàng hoàng, còn họ chưa được thì không, nhất định là không cho, dù họ là vua cũng vậy nữa, chớ đừng có nói là nhà giàu.
Đó. Cho nên chúng ta là một cái người tu sĩ phải thẳng thắn, phải cương nghị để giữ gìn mạng mạch của Phật pháp. Chớ không, thấy người ta giàu có cúng chùa, cúng tiền cho mình cất chùa nhiều rồi, bây giờ chùa mình sang đẹp rồi là nhờ cái ông cư sĩ đó giàu có hay hoặc nhờ ông vua đó, bây giờ ổng muốn xuất gia cái, vô đó cái cạo đầu cái cho ổng thọ giới cụ túc liền.
Ổng ngồi, ổng bạch ngực, ổng quạt như là ông địa mà quạt như vậy đó. Thì thử hỏi quý thầy nghĩ sao? Là cái vị tu sĩ giới hạnh ở chỗ nào? Thế mà chúng ta hỉ hả rằng đó là một vị Di Lặc rồi, thì chúng ta thấy cái đó là cái sai của đạo.
Chúng ta phải mạnh dạn không có nịnh bợ vua chúa, không nịnh nhà giàu. Chúng ta đi xin từng người ăn, chớ không phải là chúng ta xin một người nào mà chúng ta sợ.
Vị Tỳ Kheo mặc dù dùng các món ăn do tín thí cúng dường vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà hạnh, tà nghiệp, như: xem tướng, coi tay, chiêm tinh, tuổi tác, tướng mạo, triệu tướng, mộng tướng, thân tướng, dấu chuột cắn, cúng bái, tế lửa, tế núi, tế sông, tế vỏ lúa, tế tấm, gạo, muối, tế thực tô, tế thực phẩm, tế máu...
Đó, tất cả những cái mà cúng tế cái kiểu này, các con thấy có nhiều chùa người ta chiều chiều lấy gạo với muối để cúng cô hồn đó, tức là tế cô hồn đó, đó là ở đây Phật dạy là tế gạo muối đó.
Tế thực tô - có người là lấy thực tô rồi tế thực phẩm cúng bái đồ ăn, đồ uống cúng lên đó. Có người lại cắt tay mình ra lấy máu hay hoặc này kia đó thề nguyền này kia đồ đó, tức là tế máu đó.
Đó là những cái sai, những cái mà không đúng, những hạnh đó là những cái hạnh không phải là cái người tu, cho nên làm những cái đó.
Như tế lửa tức là cúng thần lửa chứ gì, tế núi tức là cúng núi chứ gì, cúng thần núi, tế sông tức là cúng thần sông tức là cúng hà bá, thủy long ở dưới nước chứ gì! Đó là cúng những cái thần ở dưới đó.
Cúng vỏ lúa - hồi đó nói nghe - Thầy nghe nói cái vỏ lúa lớn lắm, và lúa mà khi nó chín rồi nó lăn về người ta khỏi có cắt gặt, cho nên bây giờ người ta nhớ như vậy đó mà người ta đem cái vỏ lúa, không biết là cái vỏ cây người ta tiện ra cái vỏ lúa, y như cái vỏ lúa, người ta để đó người ta thờ rồi người ta cúng bái, người ta nói hồi đó cái vỏ lúa hồi xưa như vậy.
(01:00:16) Nhưng sự thật ra Thầy nghĩ chắc không có điều đó đâu, người ta tưởng tượng ra như vậy.
Rồi cúng tấm, tế gạo, muối… đó là những cái mà hiện bây giờ chúng ta cũng còn những cái ảnh hưởng đó. Mà trong đạo Phật dạy chúng ta những cái hạnh của người tu là không được làm những cái điều đó.
Thế mà bây giờ ở trong chùa chúng ta thấy cũng có đem gạo muối tế cúng cô hồn các đảng, quyến rũ ba con ma nó đến rồi nó khua chén, khua bát ở trong chùa nói rằng quỷ chùa nó vậy. Sự thật ra mình rủ nó đến nó chẳng khua chén, khua bát của mình thì làm sao mà không vậy? Tại vì mình đem cho nó, mình kêu nó về nó ở, nó chẳng phá mình!
Còn như ở chỗ Thầy, Thầy không kêu nó làm sao có rung chuông có nó lúc (lắc) nồi, nó có lúc lắc chén bát ở đâu? Cho nên ở đây chẳng có quỷ chùa chút nào hết, mà chẳng có cô hồn, các đảng nào hết!
Bởi vì Thầy là một người tu Thầy không gần cái thứ đó, Thầy không cầu nó, Thầy không cúng nó, cho nên nó đâu có dám lại đây. Còn cái chỗ nào mà mê nó thì cứ mời, thỉnh nó thì nó phải tới, nó tới rồi không cho nó ăn thì nó khua chén, khua bát nó làm cho sợ, sợ đặng cho đem cơm, đem muối cho nó ăn, đem gạo!
Khoa xem tay, xem nốt ruồi…
Có người thì xem nốt ruồi: “Cha! Nốt ruồi này làm quan, nốt ruồi này làm tướng nè, nốt ruồi này làm tôi tớ nè, nốt ruồi này nghèo khổ nè…” làm cho mấy bà hoảng hồn đi, mới đem mới cắt đốt, mới làm cho đau khổ người ta.
Nói tầm bậy, tầm bạ! Trong da thịt của mình là vô thường, có gì đâu mà phải nói rằng tướng này, tướng kia, tướng nọ trong đó.
Khoa xem địa lý, khoa xem mộng, khoa cầu thần ban phước, khoa cầu quỷ ma, yếm đối trùng tang, yếm đối ma quỷ thần trùng…
Có thần trùng nữa, đủ thứ hết!
… yếm đối nhà cửa mả mồ, dùng khoa trị rắn, thuốc rắn, dùng khoa thuốc độc, khoa trị bò cạp, đoán số mạng, cầu khẩn, ngăn ngừa tai nạn, khoa biết chim nói chuyện…
Đó tất cả những cái khoa như vậy v.v… thì Đức Phật đã cấm cái người mà tu cái giới hạnh của Phật thì không được làm những cái điều mà đã kể ở trên.
Vị Tỳ Kheo ấy phải tránh xa, từ bỏ tà hạnh nghiệp đã kể trên.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ mười chín trong giới luật của Đức Phật.
Đó là giới hạnh thứ mười chín trong giới luật của Đức Phật là không được làm những cái nghề nghiệp, những cái điều mà - cái hành động làm như vậy tức là sai, không có đúng, đó là nuôi cái tà mạng của chúng ta. Cái tà nghiệp đó nuôi cái tà mạng.
Vị Tỳ Kheo ấy phải tránh xa…
Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường vẫn còn nuôi sống bằng những tà nghiệp như làm nghề xem ngọc báu…
Đó mấy cái người mà bán ngọc này kia đồ mình đem ngọc tốt đến họ xem coi ngọc này thứ thiệt hay thứ giả đó, đó là cái nghề xem ngọc báu đó.
… xem tướng que gậy, xem tướng áo quần, xem tướng gươm kiếm, xem tướng mũi tên, xem tướng cây cung, xem tướng võ khí, xem tướng đàn bà, xem tướng đàn ông, xem tướng thiếu niên, thiếu nữ, tướng đầy tớ nam, tướng đầy tớ nữ, tướng voi, tướng ngựa, tướng bò đực, tướng bò cái, tướng dê, tướng cừu, tướng gia cầm, tướng chim cun cút, tướng con tắc kè, tướng vật tai dài…
(01:03:45) Tất cả những cái tướng này, hầu như người ta xem, các con, các thầy thấy, có người họ coi bò, trâu hay hoặc là ngựa, họ coi xoáy, coi bướm đó, coi con ngựa này có cái xoáy này - con ngựa hay, con ngựa dở, con bò này nó có cái xoáy này - con bò này ăn thịt chớ còn nó cày ruộng không được, đó là tất cả những cái điều kiện đó. Có nhiều người họ rành về bướm, xoáy dữ lắm cho nên họ coi tướng bò, tướng trâu, tướng ngựa đồ… là coi như vậy đó.
Còn ở đây thì nó - tất cả những cái này Đức Phật đều là cấm không có cho cái người tu sĩ, qua cái giới hạnh của người tu sĩ không có được hành động, không có được làm những cái nghề nghiệp đó như vậy.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ hai mươi trong giới luật của Đức Phật.
Thì chúng ta thấy cái giới hạnh mà không có coi tướng, coi này, kia của người này, người kia hoặc là coi tướng bò, tướng trâu, tướng thú vật như ở trên đã kể, thì đó là cái giới hạnh thứ hai mươi trong giới luật của Đức Phật.
Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn nuôi sống bằng những tà nghiệp như đoán trước vua sẽ tiến quân, vua sẽ lui quân, vua bản xứ sẽ tấn công, vua ngoại bang sẽ triệt thoái, vua bản xứ thắng trận, vua ngoại bang thất trận, vua bản xứ bại trận, vua ngoại bang thắng trận, như vậy sẽ có sự thắng bại, sẽ có sự thắng trận cho phe bên này, sẽ có sự bại trận cho phe bên kia…
Vị Tỳ Kheo này phải từ bỏ, từ giã những tà nghiệp như kể trên.
Đó là cái phần mà khi mà có chiến tranh đồ đó, thì mấy ông thầy chùm nhum lại bàn tính với nhau: ông vua này thắng, ông vua kia thắng.
Cũng như trong cái thời chiến tranh các con thấy không: “Mỹ nay nó đem quân qua nó đánh mình, chắc nó thắng á! Vũ khí nó quá trời nó bỏ bom ở Hà Nội tiêu hết rồi!” Đó là mấy ông thầy ngồi bàn chuyện với nhau như vậy đó.
Thì các thầy thấy rằng trong cái vấn đề đó là không phải cái vấn đề để chúng ta bàn, chúng ta là người tu sĩ phải giữ gìn cái hạnh, trường hợp nó xảy ra mặc nó, ai làm gì làm chúng ta chẳng biết hết! Còn mình bàn như vậy nó có lợi ích gì cho mình không? Mình có đem lại cái gì lợi ích cho mình không?
Nếu mình muốn bảo vệ Tổ quốc của mình thì mình phải khoác cái áo chiến trận ra, cởi chiếc áo tu sĩ chúng ta ra, rồi chúng ta sẽ làm công chuyện bổn phận của người dân để bảo vệ đất nước nó, thì hơn là mình ngồi đó là Mỹ thắng, là Tây thắng, là Việt Cộng thắng, là Việt Minh thắng… Điều đó là điều đâu có đúng!
(01:06:21) Cho nên vì vậy đó mình ngồi bàn, mấy ông thầy chùa ngồi với nhau bàn, bàn thắng trận, bàn này kia đủ cách, đủ loại, cho nên vì vậy đó là một cái sai.
Chúng ta muốn làm cái gì thì chúng ta phải làm cái nấy cho ra nấy. Là một tu sĩ chúng ta không có được nói đến cái vấn đề đó. Mà chúng ta muốn làm bổn phận người công dân thì chúng ta phải dẹp cái áo cà sa xuống đi, mặc cái chiếc áo chiến bào lên để mà chúng ta ra trận chiến đấu để dẹp giặc, thì như vậy đâu nó ra đó.
Còn bây giờ mặc chiếc áo này là phải cái hạnh chúng ta phải đàng hoàng, chớ không có được mà ở đó mà nói rằng cái này, cái nọ kia. Làm cái gì nó ra cái nấy cho đúng! Chớ còn mặc chiếc áo này mà xiên xẹo nói bên nây bên kia, rồi hùa bên nây bên kia, cuối cùng mai mốt đi ở tù, ở tù không có giá trị gì hết à!
Thà là mình đi chiến đấu mình ở tù nó có giá trị, mình dẹp giặc, mình bảo vệ đất nước của mình nó có giá trị, còn bây giờ mình nói cái chuyện tào lao như vậy chúng còng đầu mình bỏ tù, nói mấy ông thầy chùa này làm chính trị. Mà có làm chính trị đâu, nói miệng không à, mà bị ở tù! Oan ức không?
Đó là cái giới luật, cái giới hạnh của Phật cấm chúng ta là đúng chớ không phải là sai. Nhưng tại chúng ta không có học cái giới hạnh cho nên từ đó cái miệng của chúng ta nó đi đến cái sai lệch của nó, nó làm chúng ta lạc đường, lạc cái hạnh của một người tu.
Như vậy là giới hạnh của vị Tỳ Kheo thứ hai mươi mốt trong giới luật của Đức Phật.
Bởi vậy ở đây Thầy dạy cái nào nó ra cái nấy rất rõ ràng. Chúng ta là người như thế nào chúng ta phải làm đúng như thế nấy. Người tu sĩ phải làm đúng người tu sĩ, mà chúng ta muốn làm một bổn phận người công dân là chúng ta phải khoác áo người công dân chúng ta làm bổn phận của người công dân đất nước đó, chớ không phải là mang chiếc áo của tu sĩ mà làm bổn phận người công dân thì không đúng.
Mặc dù chúng ta biết chúng ta là người công dân nhưng mà chúng ta đã khoác chiếc áo này lên thì cái oai nghi tế hạnh của một người tu sĩ phải hẳn hòi của nó, chớ không thể nào mà lầm lạc được. Bởi vì Phật dạy nó quá rõ ràng, nó không thể nào lầm cái này qua cái kia được.
(01:08:13) Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà nghiệp như đoán trước sẽ có nguyệt thực; sẽ có nhật thực; sẽ có tinh thực; mặt trăng, mặt trời sẽ đi đúng chánh đạo; mặt trăng, mặt trời, sẽ đi ngoài chánh đạo; sẽ có sao băng; các tinh tú, sẽ đi đúng chánh đạo; các tinh tú, sẽ đi ngoài chánh đạo; sẽ có sao băng; sẽ có lửa cháy; phương hướng sẽ có động đất; sẽ có sấm sét; mặt trăng, mặt trời, các vì sao sẽ mọc, sẽ lặn, sẽ mờ, sẽ sáng; nguyệt thực sẽ có kết quả như thế này, nhật thực sẽ có kết quả như thế kia…
Những điều trên đây vị Tỳ Kheo cần phải tránh xa, cần phải từ bỏ, không được lấy những nghề nghiệp này nuôi sống tà mạng.
Như vậy là giới hạnh của vị Tỳ Kheo thứ hai hai trong giới luật của đạo Phật.
Đó chúng ta biết, mặc sức chúng ta là người tu sĩ - đây là Thầy nói đơn sơ - chúng ta không làm cái nghề đó nhưng mà nghe nói nhật thực, nguyệt thực là chúng ta cũng chạy ra mà xem mặt trời mặt trăng ăn!
Mặc tình nó ăn gì nó ăn, kệ nó, ăn thua gì giới hạnh của chúng ta? Chúng ta là những người tu không có để ý đến cái hiện trạng xảy ra của trên cái trái đất này, nó làm gì thì kệ, trong cái vũ trụ này mặc tình nó làm gì làm.
Còn cái này, nghe người ta nói nhật thực cái mình cũng chạy ùa theo, cũng đi xem nhật thực, rồi nghe nguyệt thực cũng chạy ùa theo, nghe nói sao băng nó sẽ rớt ở trên quả địa cầu - ôm nhau mà khóc mà ráng, mà tu để cho nó thoát chết!
Thử hỏi một người tu sĩ mà như vậy là cái hạnh là như thế nào? Cái giới hạnh là như thế nào? Cho nên tâm luôn luôn lúc nào cũng dao động thì làm sao mà gọi là giới hạnh? Bị dao động trước mọi cái hiện tượng xảy ra của vũ trụ, bị dao động trước những hiện tượng của con người ở trên thế gian này, thì làm sao mà tâm chúng ta an ổn được?
Cho nên tất cả những này, chúng ta đã không hành nghề này mà chúng ta còn phải dẹp cái tâm dao động bằng cái giới hạnh của chúng ta, như vậy là chúng ta mới là những người tu sĩ của đạo Phật.
Đó thì, hôm nay được nghe giảng, được nói cho rõ từng chút, từng chút để quý thầy thấy cái tâm của chúng ta không dao động trước cái hiện tượng của thiên nhiên, chớ không phải là chúng ta bị dao động nó đâu.
Đây Thầy xin nhắc lại một câu chuyện để cho quý thầy thấy:
Trong một cái giáo đoàn của Đức Phật 1500 vị Tỳ Kheo, sau khi đi đến một cái bờ sông đó, thì trong khi trời tối cho nên không thể qua sông được, cho nên tất cả các đoàn tu sĩ đều là nằm ở trên cái bờ sông, nằm dựa theo bờ sông, nằm láng ở trên bờ sông và thậm chí như trong khu rừng nữa.
Nửa đêm bắt đầu nước nó dâng lên nó ngập, nó ngập rồi chúng hoảng hồn, hoảng vía nhao nhao hết. Đức Phật mới ra lệnh, mới ra lệnh cho một vị Tỳ Kheo: “Ông phải ngăn nước lại không có được cho nước tràn vô để chúng Tỳ Kheo ngủ, sáng ra đi!”
Thì cái vị Tỳ Kheo đó mới thực hiện chặn đứng nước lại, nước dâng lên cao mà không tràn vô, chúng Tỳ Kheo ngủ im rơ, sáng ra thì vị đó đưa chúng Tỳ Kheo đi hết rồi mới xả cho nước đi.
Thì các thầy thấy trong cái thời Đức Phật, Đức Phật ra lệnh cái vị nào làm cái phận sự nấy khi mà không có để chúng Tỳ Kheo nhôn nhao trong cái, trước thiên tai, trong cái, trước cái nạn mà có thể nói rằng nước lụt, nước trôi.
Cho nên đi ở trong cái giáo đoàn của Đức Phật, sự thật ra thì Đức Phật đã bảo vệ chúng Tỳ Kheo rất là nghiêm chỉnh không có để mà dao động trước cái hiện tượng của vũ trụ, của thời tiết.
(01:11:44) Đó. Đọc qua cái câu chuyện đó Thầy thấy, thật ra thì cái vị đó - nói lên cái chỗ mà Đức Phật sai thì vị đó mới làm. Nhưng mà sau khi vị đó làm rồi thì chúng Tỳ Kheo biết rằng cái vị đó đã có thần thông đến mức độ như vậy, thì lúc bấy giờ vị đó đã rời khỏi cái khu vực đó liền tức khắc, không có đi ở trong đoàn chúng đó nữa.
Nhưng mà đó là cái việc bất đắc dĩ để tạo cho chúng Tỳ Kheo được yên ổn nằm ở trên bờ sông mà không sợ nước cuốn trôi.
Nửa đêm nước dâng lên, tràn lên làm cho chúng hoảng hồn hết, do đó Đức Phật ra lệnh: “Ông hãy ra ông ngăn nước lại, không có được cho nước tràn!” Thì vị Tỳ Kheo đó dùng thần thông ngăn nước lại không cho tràn, tất cả các chúng Tỳ Kheo đều nằm yên, khô ráo không có một giọt nước.
Thì các thầy thấy trong lúc thời bấy giờ Đức Phật là như thế nào? Không phải là cái thần lực của Đức Phật đến mức độ mà Đức Phật không dùng thần lực của mình, sai người đệ tử của mình thôi!
Để tới những cái vấn đề đó Thầy sẽ nhắc lại cái vị cao tăng đó tên gì họ gì để cho quý thầy biết.
Vị Tỳ Kheo cần phải tránh xa, từ bỏ các tà nghiệp như kể trên.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ hai mươi ba trong giới luật của Đức Phật.
Hồi nãy hai mươi mấy rồi con, hai mươi hai phải không? Như vậy là Thầy chưa có đọc cái đoạn này, cái giới hạnh hai mươi ba.
Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà nghiệp như: đoán trước sẽ có mưa nhiều, sẽ có đại hạn; sẽ được mùa, sẽ mất mùa; sẽ được an ổn, sẽ bị bệnh, bị hiểm họa; sẽ có những bệnh ôn dịch, sẽ có bệnh này, bệnh khác… Hay làm nghề như: đếm trên ngón tay, tính số, đoán quẻ âm dương, kế toán, làm sổ sách, làm thư ký, làm theo các nghề của thường tình thế gian.
Nghĩa là từ cái chỗ mà đoán cái nghề nghiệp, đoán mưa nhiều, mưa ít, rồi xem bệnh ôn dịch, bệnh - nào là bệnh đậu mùa, hoặc là như là làm nghề mà đếm ngón tay, tính sổ sách, rồi toán quẻ âm dương, hoặc là làm sổ sách như làm thư ký, hoặc là làm các nghề của thế gian khác, thì tất cả những cái nghề nghiệp này Đức Phật cấm luôn không có cho làm.
Như vậy đó là cái giới hạnh thứ hai mươi ba trong giới luật của Đức Phật.
(01:14:18) Vị Tỳ Kheo cần phải tránh xa, từ bỏ tà nghiệp như kể trên.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ hai mươi ba trong giới luật của Đức Phật.
Đó thì, những cái giới hạnh mà Thầy kể ra các con, các thầy có thấy ở trong giới luật của Phật không? Không có, trong cái giới bổn của Phật không có nói. Nhưng mà ở đây kể rất kỹ những cái giới hạnh, bởi vì đây là những cái mà chúng ta lầm lạc.
Cho nên có nhiều người làm thầy thuốc nè, có nhiều người làm châm cứu nè, có nhiều người làm những cái chuyện mà họ tưởng đó là cái chuyện đúng, nhưng mà sự thật đó là cái chuyện sai, cái chuyện không đúng.
Có nhiều người làm thầy cúng, thầy bái, có nhiều người làm đủ loại hết, người ta vẫn cho đó là trong đạo Phật. Mà nhan nhản là hình ảnh đó trong đạo Phật chúng ta rất nhiều.
Mà cái giới hạnh thì không có ai dạy hết, cho nên người ta không biết đâu mà người ta - hễ nói đến họ thì họ nói giới luật không có nói cái điều đó. Bởi vì giới bổn thì đâu có nói cái điều đó, nhưng mà cuối cùng thì giới hạnh rất là đầy đủ, rất là rõ ràng.
Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn còn tự mình nuôi sống bằng những tà nghiệp như: chọn ngày lành để rước dâu hay rể về nhà; chọn ngày lành để đưa dâu hay rể; lựa ngày giờ tốt xấu để hòa giải…
Để đi thưa kiện đó.
… lựa ngày giờ tốt xấu để chia rẽ; lựa ngày giờ tốt xấu để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt xấu để cho mượn, cho vay tiền, tiêu tiền; lựa ngày giờ tốt xấu mà xuất hành, nhập gia, ăn tân gia; lựa ngày giờ tốt xấu đi buôn, đi kiện thưa, tụng gởi; lựa ngày giờ tốt xấu an táng, trừ linh, trừ thần…
Có không? Ở đời chúng ta thấy cái đó là nó quá nhiều, mà ở trong cái kinh giới của Phật thì nó không có, mà cái giới hạnh của Phật thì Phật đã dạy chúng ta rất là đầy đủ.
Cho nên tất cả những cái điều mà chúng ta làm như vậy đó là cái hạnh của chúng ta sai, của người tu sĩ sai. Cho nên chúng ta không có nên làm những cái điều đó.
Đó thì, chúng ta đã học tới đây là chúng ta không có chọn ngày giờ tốt xấu bằng cách này bằng cách khác.
Mà hầu như là hiện giờ tu sĩ của chúng ta trong chùa thì hầu hết là luôn luôn lúc nào - mà chính bản thân của Thầy đây, nghĩa là người ta đến đây người ta nhờ Thầy phải coi ngày tốt xấu, coi ngày ăn tân gia, coi này kia. Thiệt là một cái điều kiện mà Thầy thấy không có làm, mà họ năn nỉ thế này thế khác, họ nói Thầy thế này thế khác đủ thứ hết!
Cho nên Thầy thấy đó là một cái điều kiện không phải là người tu sĩ. Mà không làm những cái điều này cho thỏa mãn họ đó, thì họ nói mình tu sĩ không có giúp đỡ họ cái gì hết, không có làm gì cho Phật tử hết!
Người Phật tử nào mà gọi là ruột nhất là đòi hỏi nhất cái này nè! Họ nói Thầy coi một ngàn lần trúng một ngàn lần, cái gì nó hay vô cùng lận, nói đâu có đó, coi ngày tốt là tốt mà coi ngày xấu là xấu, họ tin như vậy lận đó.
(01:17:23) Cho nên Thầy thấy điều đó là một cái điều thiệt là nó không có đúng cái người tu sĩ của đạo Phật lúc nào!
… dùng bùa chú để giúp người buôn bán, làm ăn may mắn; dùng bùa chú để khiến người gặp tai nạn rủi ro; dùng bùa chú yếm nhà cửa, phá thai; dùng bùa chú khiến cho người ta cóng lưỡi, khiến cho quai hàm cử động, khiến cho tay chân múa men, nhảy nhót như điên khùng; dùng bùa chú khiến người đưa tay lên, xuống; dùng bùa chú khiến người bị điếc; dùng bùa chú hỏi gương; dùng bùa chú hỏi đồng cốt, thiếu nữ, hỏi tà ma, hỏi quỷ thần về tật bệnh, về tai nạn của con người; dùng bùa chú đi hỏi thiên thần để biết họa phước; thờ thần mặt trời, thần đất, thần núi, thần lửa, thần tài và cầu Si-ri thần tài để mang đến tài lợi cho gia chủ.
Nghĩa là cái ông thầy đó ổng dùng bùa chú, dùng thần chú để đọc để thần sông, thần núi, thần lửa đến, hay hoặc là thần tài Si-ri cũng đến để mà đem lại cho cái lợi cho cái gia chủ mà cái người đó rước ông thầy đến mà để mà rước thần, rước này kia.
Đó là những cái điều kiện như vậy đó, là Đức Phật cũng cấm không có cho chúng ta thực hiện những cái hành động, làm cái nghề nghiệp như vậy.
Vị Tỳ Kheo cần phải tránh xa, từ bỏ những nghề nghiệp không chân chánh ở trên.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ hai mươi bốn trong giới luật của Đức Phật.
Đó là đừng có dùng bùa chú, đừng có dùng thần chú mà rước thần, kêu thần, kêu thánh đến để mà gia hộ, phù hộ cho gia chủ của mình được giàu sang, được hạnh phúc, thì cái điều đó là cái điều mà Đức Phật cấm các vị đệ tử của Ngài không có được làm.
Đó là những cái tà hạnh chớ không phải là cái giới hạnh của người tu sĩ đạo Phật, đó là thứ hai bốn.
(01:19:26) Vị Tỳ Kheo mặc dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường mà vẫn tự nuôi sống bằng tà nghiệp như: dùng chú thuật để gạt người, để tìm đất tốt làm nhà, để cầu phước cho nhà mới; làm lễ cúng bái, làm lễ tắm, lễ hy sinh; làm thuốc nôn mửa, làm thuốc bài tiết xổ, tẩy tịnh trong đầu; thoa dầu trong lỗ tai, lỗ mũi, nhỏ mắt lỗ tai, lỗ mũi; chữa mắt, chữa tai, chữa mũi; làm thầy thuốc, thầy mổ xẻ, thầy chữa bệnh con nít, làm thầy thuốc nam cho uống bằng rễ cây, lá cây…
Đó, tất cả những cái này Phật cũng cấm chúng ta là những người tu sĩ không được làm tất cả những cái nghề thầy thuốc như vậy.
Dù là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của người ta đau bệnh gì thì đi đến ông thầy nào chuyên môn mà người ta chữa, chớ mình làm ông thầy tu rồi thì hoàn toàn là không làm cái điều đó, mà chỉ lo làm sao mà giữ cho đúng những cái giới hạnh để mà tu cho được giải thoát là cái điều quan trọng nhất.
Chớ làm cái chuyện đó rồi người ta thấy ông thầy tu nó thành ra ông thầy thuốc rồi, người ta thấy ông thầy tu nó thành ra ông thầy bùa rồi, người ta thấy ông thầy tu thành ra ông thầy trị mắt rồi, người ta thấy ông thầy tu nó trở thành ông thầy thuốc nam rồi.
Ông thầy chùa nay ổng thành ông thầy thuốc nam rồi: “Trời ơi, ổng đi chặt rễ cây, rễ rừng, ổng vác cả đống đống về đây, bà con mình xuống đến đó mà có đau bệnh ổng cho mình chớ gì!” Tức là trở thành cái ông thầy thuốc nam, rồi trở thành ông thầy chữa mắt, rồi trở thành ông thầy mổ xẻ bằng cách này, bằng cách khác.
Cuối cùng ông thầy tu, ông thầy giải thoát mà không giải thoát, mà vây quanh bao nhiêu cái nhân quả nghiệp báo của chúng! Chúng ta làm sao mà giải quyết được cái nghiệp báo đó, chỉ có cái hành động tu đúng giới luật của chúng ta là cái mục đích là giải thoát được cái nhân quả nghiệp báo, để cho người ta nương theo đó mà hết.
Còn bây giờ mình chặt lá cây, lá cối cho người ta uống bớt đó, mai mốt cái nghiệp người ta nó còn nữa chớ đâu phải hết, cho nên càng uống thấy bệnh càng nhiều. Nếu mà hết thì bây giờ nhà thương đâu có bệnh nhân? Mà thế mà uống thuốc càng nhiều, thầy thuốc càng nhiều lại sao bệnh nhân lại đống đống như vậy?
Quý thầy thấy không, chúng ta trị cái bệnh mà không trị ở cái gốc mà cứ trị ở cái ngọn làm sao cho nó hết? Do cái gốc nhân quả, mà chúng ta không trị được cái gốc bệnh nhân quả mà lại đi trị cái ngọn thì làm sao mà cho hết bệnh nhân của thế gian này?
Biết bao nhiêu người tốt nghiệp ở trong các trường y khoa, mà rồi thế gian này bệnh vẫn bệnh, mà có nhiều cái bệnh bây giờ gọi là những cái bệnh mà không có thuốc trị nữa, chết biết bao nhiêu người!
Cái bệnh gì? Cái bệnh Sida hay bệnh gì đó Thầy chả biết, nhưng mà Thầy nghe nói cái bệnh đó bây giờ không có thuốc trị. Thầy thuốc đông quá mà bây giờ trị bệnh không nổi rồi, chịu thua nó rồi. Cuối cùng thì càng ngày Thầy thấy các cái bệnh trạng nó càng có những cái bệnh khó hơn nữa.
(01:22:15) Do đó chúng ta phải từ ngay cái gốc, mà từ ngay gốc đó là những cái giới hạnh của người tu sĩ đó là trị ngay cái bệnh gốc. Thế mà chúng ta không trị ngay cái bệnh gốc của mình mà cứ đi dùng thuốc thang trị ở ngoài ngọn lá làm sao cho hết?
Cho nên đối với người tu sĩ có bệnh có sợ không? Bệnh cùi mà người ta rớt từng ngón tay kia mà người ta còn không sợ, người ta đặt cái thọ khổ trước mặt, người ta tu cái Định Vô Lậu người ta quét sạch, người ta giải thoát!
Các thầy không thấy điều đó, còn bệnh quý thầy có ăn nhằm nhò gì mà mỗi chút là mỗi rên, mỗi chút là mỗi sợ. Đối với người tu sĩ của đạo Phật, giới hạnh chúng ta nghiêm chỉnh thì chúng ta chẳng sợ trước cái thọ nào hết.
Cho nên trong một đêm bị cảm lạnh mà Thầy chỉ cần ngồi trên bồ đoàn nhiếp tâm trong hơi thở, hoàn toàn thắng được cái cơn cảm lạnh. Thì có gì đâu, các thầy thấy rất rõ. Chúng ta đừng có sợ hãi cái thọ, mà chúng ta chiến đấu nó bằng cái sức lực tinh thần của chúng ta thì chúng ta sẽ qua tất cả mọi cái. Thọ làm sao giết chúng ta được, nhân quả làm sao hại chúng ta được, khi mà chúng ta chuyển nó?
Đó là cái chỗ mà chúng ta phải đi về tận cái gốc mà trị, còn bây giờ chúng ta cứ làm cái nghề này là trị cái ngọn của thiên hạ chớ làm sao chúng ta trị cái gốc? Cho nên Đức Phật cấm không có cho những cái hành động của tu sĩ chúng ta làm những cái nghề đó.
Vị Tỳ Kheo cần phải tránh xa, từ bỏ những tà nghiệp không chân chánh đối với người tu sĩ đạo Phật.
Như vậy là giới hạnh của vị ấy thứ hai mươi lăm trong giới luật của Đức Phật.
Đó, thì bắt đầu chúng ta thấy trong cái sự tu tập của chúng ta mà đến cái chỗ này chúng ta thấy cái giới hạnh hai mươi lăm của chúng ta là Đức Phật đã cấm chúng ta không có cho làm nghề thầy thuốc đó, dù thuốc nam, thuốc bắc, thuốc tây thuốc gì cũng không cho hết, cấm bặt.
Chúng ta phải thực hiện cái ông thầy thuốc trị cái bệnh gốc chớ không phải trị cái bệnh ngọn. Còn quý thầy mà làm thầy thuốc thì đó là quý thầy đã trị cái bệnh ngọn chớ không phải trị cái bệnh gốc.
Bởi vậy Đức Phật gọi là “y vương”. Y vương là ông vua thuốc mà trị thì trị cái bệnh gốc của chúng sanh chớ không phải trị cái bệnh ngọn của chúng sanh.
Vị Tỳ Kheo nhờ giữ giới hạnh không làm những tà nghiệp không đúng hạnh nghiệp của người tu sĩ, nhờ đầy đủ giới hạnh, luật nghi nên vị Tỳ Kheo ấy không thấy sợ hãi từ một phương diện nào của sự giữ gìn, hộ trì giới luật.
Đây quý thầy thấy cái câu chỗ này, hai mươi lăm cái hạnh, cái giới hạnh của người tu sĩ thì chúng ta - Đức Phật đã kết luận hai mươi lăm giới hạnh như thế nào? Nếu mà chúng ta giữ tròn những giới hạnh đó thì dù trước cái sợ hãi nào chúng ta cũng chẳng sợ hãi hết!
Đây Thầy đọc lại cho quý thầy thấy cái câu kết luận của Phật trong kinh rất rõ:
Vị Tỳ Kheo nhờ giữ giới hạnh không làm những tà nghiệp không đúng hạnh nghiệp của người tu sĩ, nhờ đầy đủ giới hạnh, luật nghi nên vị Tỳ Kheo ấy không thấy sợ hãi từ một phương diện nào.
(01:25:08) Đó, không có sợ, từ cái phương diện nào đến thì vị đó không bao giờ sợ hãi hết. Nghĩa là giới hạnh nó hộ trì vị đó không bao giờ sợ hãi, trước cái sống chết của vị đó mà giới hạnh nó sẽ cũng làm cho cái vị đó không sợ hãi.
Sự giữ gìn, hộ trì giới luật này…
Nghĩa là với cái sự mà giữ gìn, hộ trì mà đúng cách của giới hạnh này thì quý vị không bao giờ có sợ hãi, trong khi quý vị sắp sửa chết quý vị cũng chẳng sợ hãi nữa, mà nếu quý vị mà không thực hiện được giới hạnh này thì quý vị luôn luôn là lúc nào quý vị cũng sợ hãi hết.
Vị ấy nhờ giới hạnh, luật nghi cao quý này nên hưởng thọ lạc, nội tâm thanh tịnh không còn si ám, đó là Tỳ Kheo đầy đủ giới hạnh, luật nghi.
Đây là giới hạnh luật nghi, là hai mươi lăm cái điều giới hạnh này, mà chúng ta giữ trọn đầy đủ thì chúng ta không còn si ám, nội tâm chúng ta thanh tịnh, và cái hạnh luật nghi này nó làm chúng ta có một cái thọ hưởng lạc rất là đầy đủ, nó làm chúng ta an ổn rất là đầy đủ. Cho nên trước những cái đối tượng trước những cái gì chúng ta cũng chẳng sợ hãi hết, cho nên gọi là “nên hưởng thọ lạc”.
Bây giờ Thầy đọc lại câu này của Phật ở trong kinh, Phật nói rất rõ:
Vị ấy nhờ giới hạnh, luật nghi cao quý này nên hưởng thọ lạc…
Nghĩa là giữ gìn cho nó trọn vẹn thì vị ấy rất là thọ lạc.
… nội tâm thanh tịnh không còn si ám, đó là Tỳ Kheo đầy đủ giới hạnh, luật nghi.
Tức là giới hạnh cụ túc đó, giới hạnh đầy đủ. Như hồi nãy Thầy nói giới hạnh đầy đủ như thế nào đó, giới hạnh đầy đủ như thế nào, thì đây là kết luận để chúng ta thấy giới hạnh đầy đủ luật nghi là do cái chỗ chúng ta giữ gìn, sống đúng những cái hành động chúng ta, hai mươi lăm cái giới hạnh đó.
Đó thì như vậy chúng ta đã học được hai mươi lăm giới hạnh của một người tu sĩ, tức là học hai mươi lăm cái oai nghi tế hạnh của một cái người tu sĩ khi bước chân vào đạo là chúng ta phải hiểu cái giới hạnh đó.
(01:27:10) Đây là phần Sơ Thiện…
Nghĩa là cái phần giới hạnh này Đức Phật được xem nó là cái phần Sơ Thiện mà Đức Phật đã từng nhắc nhở các vị Tỳ Kheo, các vị đệ tử của mình.
Đây là phần Sơ Thiện mà Đức Phật thường nhắc đi nhắc lại cho các đệ tử của mình để tránh xa những tà nghiệp mà luật nghi răn cấm, không cho vi phạm. Vì vi phạm những luật nghi này thì người tu sĩ khó mà đạt được mục đích giải thoát chân chánh của đạo.
Đó thì, quý thầy phải nhớ kỹ trong cái vấn đề luật nghi về cái giới hạnh này được xem như là Sơ Thiện của đạo Phật, chứ chưa phải là Trung Thiện, chưa phải là Hậu Thiện đâu.
Còn Trung Thiện và Hậu Thiện nó còn cao siêu hơn nữa, bởi vì cái Trung Thiện nó là giới đức mà Hậu Thiện nó là giới tuệ, nó phân ra từng chút, từng chút rất rõ, còn Sơ Thiện đó là cái phần giới hạnh của chúng ta.
Bởi vì đạo Phật là đạo thiện - đạo thiện pháp, cho nên nó đứng ở trong giới luật chúng ta phân ra chỗ nào là thiện chỗ nào là không thiện, chúng ta thấy rất rõ. Nếu mà chúng ta đi ngược lại hai mươi lăm giới này là không thiện, tức là không phải sơ thiện của chúng ta đâu.
Đây chính là phần giới hạnh của người tu sĩ đạo Phật. Các thầy phải cố tránh và giữ gìn cho nghiêm túc để viên mãn thành ly dục, ly ác pháp trong giới hạnh của Phật.
Nghĩa là, trong cái Sơ Thiện này mà quý vị đã giữ gìn được nó thì quý vị đã ly dục, ly ác pháp trong cái giới hạnh đó. Chớ không phải là ly dục, ly ác pháp ở trong cái thiền định mà nhập Sơ Thiền đâu, mà đây là ly dục, ly ác pháp ở trong cái giới hạnh.
Quý vị phải hiểu ở chỗ ly dục, ly ác pháp trong giới hạnh nó không phải là ly dục, ly ác pháp để nhập Sơ Thiền, hai cái này nó khác. Phải hiểu ở chỗ dùng để mà hiểu nó.
Bởi vì trong khi mà chúng ta thực hiện các hạnh như vậy tức là chúng ta phải có sự ly dục, có sự hàng phục, có sự khắc phục trong cái tâm ham muốn của chúng ta, do cái chỗ đó thì chúng ta mới ly tất cả ác pháp mới ra. Cho nên ly dục, ly ác pháp ở trong giới hạnh của Đức Phật là trong cái Sơ Thiện của nó.
Nếu quý vị không gìn giữ đúng giới hạnh này thì con đường tu tập theo đạo Phật của quý vị chỉ hoài công, mà biến quý vị thành trùng trong lông sư tử, trở lại giết sư tử chết. Cũng như bao thế kỷ nay, trùng trong lông sư tử đã giết sư tử chết mà ai ai cũng không ngờ!
Nghĩa là người ta không có ngờ rằng con sư tử đã chết mất rồi, mà người ta cứ tưởng rằng con trùng đó là sư tử, nhưng mà không ngờ là toàn là thứ trùng ở trong lông sư tử.