00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(33:54)

(33:54) Trưởng lão: Thật sự ra thì Thầy đi như vậy là Thầy tạo cho các con sau này có một cái duyên, các con trở thành Tỳ Kheo khất sĩ hết. Ngày xưa, tổ sư Minh Đăng Quang đã tạo được như vậy nhưng mà tổ không có đi vào được chỗ Tứ Thiền. Thầy đọc cái bộ Chân Lý, Thầy thấy rõ, tổ đi lạc vào đường truyền của tổ sư. Cho nên tổ thấy Sao Mai mọc mà ngộ được Phật Tánh, cho nên lạc rồi.

(34:28) Còn con đường thiền của Phật không phải vậy. Mình ly dục, ly ác pháp, rồi từ đó mình "tịnh chỉ hơi thở, thân định trên tâm ,tâm định trên thân", hướng đến Tam Minh, tức là tới Lậu Tận Minh, quét sạch được cái gốc lậu hoặc của mình thì mình chấm dứt luân hồi rồi.

Còn cái kia mình làm chủ cái sống, chết là Tứ Thiền rồi, Làm chủ được cái định của Tứ Thiền là làm chủ được rồi. Còn cái tuệ của nó là Tam Minh. Cho nên nói về cái tuệ lực Đức Phật xác định là Tứ Diệu Đế. Cho nên Bát Chánh Đạo đâu phải để chúng ta tu đâu. Bát Chánh Đạo là cái kết quả của sự tu tập của chúng ta, chúng ta mới sống được Chánh Kiến, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, nó mới được.

Còn bây giờ quý thầy nói Chánh Ngữ, Chánh Kiến. Thì sự thật Chánh Kiến cái gì? Chánh sao được, cái tâm tham dục quý thầy quá trời! Chánh sao được! Cái đó là cái kết quả của trí tuệ, cho nên “Trí Tuệ ở đâu thì Giới Luật ở đó. Giới Luật ở đâu thì Trí Tuệ ở đó”. Cho nên luôn luôn nó thanh tịnh, sống cái đời sống Phạm Hạnh, thanh tịnh.

Còn tu mà không biết Giới Luật, rồi đi ra, người ta thấy được cái tướng là người ta biết liền. Tướng này tướng ăn, tướng ngủ, tướng này tướng dư thế gian chứ đâu phải, phải không?

Thầy nói thẳng nói thật, tu là đã đúng Giới Luật hẳn hoi- Giới, Định, Tuệ. Đức Phật di chúc lại chúng ta, không có ông tổ nào làm Thầy chúng ta hết. Đức Phật di chúc rõ ràng mà lấy Giới Luật và Giáo Pháp ta làm Thầy sau khi ta nhập diệt, chứ không ai làm Thầy mình hết. Cho nên những cái điều kiện mà họ bịa đặt ra, ai tin được. Tổ Ca Diếp chỉ có hạnh đầu đà thôi, chứ ông đâu có cái đặc biệt nào hơn đâu? Còn ông Xa Lợi Phất thì chỉ có trí tuệ chứ ông đâu có đặc biệt hơn nữa? Mà nói về ông Mục Kiền Liên thì có thần thông thôi chứ đâu có cái khác nữa?

Mỗi người có cái đặc biệt, cái sở trường riêng của họ, làm sao họ đủ khả năng mà để lãnh đạo, hướng dẫn chúng ta sau này. Chỉ có Giới Luật và Giáo Pháp của Phật mới là vị tổ, mới có đủ điều kiện hướng dẫn chúng ta. Cho nên chúng ta nương vào Giới Luật và Giáo Pháp của Phật để được giải thoát rõ ràng.

(36:11) Hàng ngày ly dục, ly ác pháp, ly ít thì chúng ta giải thoát ít, ly nhiều thì chúng ta giải thoát nhiều, không có gì hết. Tâm ham muốn nhiều thì khổ nhiều, ác pháp nhiều thì khổ nhiều. Mà ly nó dần, lần lược, lần lược nó ra, nó ra nhiều thì mình giải thoát, mình cảm thấy thanh thản, an lạc. Con hiểu rõ, nó rõ ràng mà.

Ngay cả cái Thiền Hơi Thở của Phật cũng dạy: “Quán ly tham, tôi biết tôi hít vô. Quán ly tham, tôi biết tôi thở ra”. Đâu phải ngồi đó mà biết hơi thở ra vô. Hay hoặc là Sổ Tức, Tùy Tức, dạy tầm bậy, cứ dạy điên, dạy khùng.

Sư Minh Trí: Con cũng thấy chỗ đó thưa Thầy.

Trưởng lão: Con thấy, Phật dạy, mình cứ theo Phật mình tu, mình tu theo Phật chứ không tu theo tổ. Tổ dạy điên cũng tu sao? Thầy nói thẳng, đâu cứ phải…​ Bởi vì pháp An Bang của, trong khi Thầy Nhất Hạnh giải thích về cái thầy tổ Khương Tăng Hội. Khương Tăng Hội là một vị thầy đầu tiên cuối thế kỷ thứ hai, đầu thế kỷ thứ ba, là bốn vị sư đầu tiên truyền Phật Giáo, thì Khương Tăng Hội là một vị. Thế mà giảng về Tứ Thiền hoàn toàn sai hết. Ông tổ này, ông đâu có biết thứ này, dạy tầm bậy! Cho nên ông đặt ra pháp An Bang. Thầy nói thật An Bang của ông đâu phải Định Niệm Hơi Thở, dạy không đúng Phật. Cho nên vì vậy dạy như vậy là người ta ức chế. An Bang Quý đó! Con cứ ngồi hít thở, hít thở, bây giờ con hít thở, có vọng tưởng vô con sổ tức chứ gì? Sổ tức, mục đích là ức chế nó chứ gì? Rồi bây giờ con thấy thuần rồi, con tùy tức nó chứ gì? Tùy tức rồi, con xả tùy tức, con ngồi giữ cái tâm yên lặng, không có niệm gì hết, rõ ràng con bị ức chế rôi.

Sư Minh Trí: Dạ. Bạch Thầy chỗ đó thì Thầy nói vậy, nhưng thầy Hòa Thượng bây giờ đâu có dùng cái sổ tức, tùy tức nữa. Tức là Thầy vọng tưởng vô là buông ra.

Trưởng lão: Buông ra tức là ức chế rồi. Bởi vì vọng tưởng, đó là cái tâm tham, sân, si của mình nó mới có vọng tưởng. Mà mình không lo xả tham, sân, si mà mình cứ ức nó lại, tức là mình nén nó, giờ nó không có thì buông nó ra. Thì như vậy là mình vượt qua cái giai đoạn mà Sổ Tức, Tùy Tức chứ gì? Bây giờ mình đến cái giai đoạn buông vọng chứ gì? Buông nó tức là ức nó.

(38:08) Mình không thấy cái niệm của nó, nó khởi lên nó là niệm tham, sân, si. Do cái tham, sân, si của mình có nên có niệm vọng tưởng. Mà khi tham, sân, si mình xả hết thì tâm nó quay vô, tức là Phật nói: “Đệ nhất pháp giải thoát là Tâm Không Phóng Dật”.

Tâm Không Phóng Dật tức là tâm quay vô, chứ không phải là tâm nó nằm bên ngoài. Bây giờ mình ngồi đây chứ nó nghĩ này kia ngoài không hà, có phải không? Nó phóng dật ra ngoài đó

Còn mình kéo nó vô hơi thở, mình cố dụng công để mình ức chế cho nó vô hơi thở hoặc mình cố giữ cái tâm mình đừng khởi niệm gì hết thì cũng bị ức chế rồi! Bởi vậy đó là cái sai hết, Thầy nó sai là sai mà! Nếu mà không sai thì gần ba chục năm nay, bao nhiêu người theo Hòa Thượng đều phải thành tựu hết.

Sư Minh Trí: Thầy Hòa Thượng nói là khi mà vọng nó vô thì mình biết cái vọng, nhưng mà mình đừng có mình chấp nó là vọng, thì mình buông nó ra, ở chỗ đó.

Trưởng lão: Thì cũng là ức chế, bởi mình biết mình không theo thì nó cũng vẫn ức chế.

Bởi vì mình theo cái kinh điển Phật thì mình: “quán ly tham, quán ly sân, quán ly si”, vừa tỉnh thức, mình đi kinh hành mình cũng: “quán ly tham, quán ly sân, quán ly si”, mình xả, vậy thôi! Con thấy bởi vậy mình tu theo Phật thì cứ giữ theo cái đường lối của Phật mà tu.

Nhưng mà ai nói Thầy tà đạo, ngoại đạo Thầy cũng chịu hết. Ngoại đạo, tà đạo gì cũng được, miễn sao Thầy sống đúng với Giới Luật của Phật, Đức Hạnh, giữ đúng với cái hạnh của mình, không phi thời. Những cái gì mà Giới Luật của Phật dạy thì ráng cố gắng giữ gìn, để cho nó đừng có phạm. Sau đó lần lượt nó quen Giới Luật, thành ra nó sống cả đời sống tự nhiên, nó hồn nhiên với Giới Luật. Nó thanh thản, ly dục, ly ác pháp, nó lìa ra hết rồi.

(40:08) Bắt đầu từ đó, Sơ Thiền không phải là chỗ tu tập mà là ly dục, ly ác pháp, từ đó mình ở trong tâm thanh tịnh đó, mình mới hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ, rồi tịnh chỉ Ly Hỷ, rồi tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền, tức là Xả Lạc Xả Khổ, Xả Niệm Thanh Tịnh, mới nhập Tứ Thiền. Từ chỗ Tứ Thiền- "Thân Định Trên Tâm, Tâm Định Trên Thân" rồi, hơi thở tịnh chỉ rồi, bắt đầu mình mới hướng tâm về Tam Minh: Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh. Sau khi Lậu Tận Minh xong rồi, coi như là mình đã xong con đường tu của mình rồi.

Mình thấy ai tu được thì tu, còn tu không được thì thôi. Nói thì động chạm, cho nên Thầy không nói. Bởi vì nói chung là lộ trình của Thầy đi, khi Thầy trở về với lộ trình Nguyên Thủy, từ Giới, Định, Tuệ, Thầy đi vào thì Thầy thấy có kết quả, bởi vì Thầy ly dục. Thầy ngồi: "Tâm Như Cục Đất, không có tham, sân, si”. Nhắc chừng, nhắc chừng nó vậy, đến chừng đụng chuyện nó có cái lực của nó, tự nhiên. Ám thị nó mà, Như Lý Tác Ý là ám thị nó, ám thị nó phải thành cái lực của nó thôi, cho nên đụng chuyện nó không giận hờn ai hết.

Thậm chí người ta cúng dường vàng, tiền cho Thầy để mà cất chùa, Thầy cũng không nhận. Thầy nói, Thầy không làm tôi mọi cho Phật tử đâu. Cất chùa cho tốt, cho đẹp rồi quý vị đến tham quan này kia, rồi Thầy mất công phải lau chùi cho sạch sẽ,chứ không để dơ bẩn sao? Mà họ vô chùa, họ đâu có giữ vệ sinh sạch sẽ đâu! Nhiều khi họ trét dơ, làm dơ cái này kia, rốt cuộc họ về, họ để lại cả một vấn đề, mình phải làm việc.

Tăng, Ni bây giờ là nô lệ cho cái sự vật chất đó. Thầy nói thật sự, giải thoát là giải thoát. Giải thoát kiểu đó, rồi tu không tới đâu, khổ lắm! Bởi vì cuộc đời của mình bỏ hết, đi tu để tìm giải thoát, chứ đâu phải đi tìm cái sự như vậy.

Sư Minh Trí: Dạ. Bạch Thầy con muốn thỉnh kinh sách của Thầy.

(42:13) Trưởng lão: Nói chung là nếu mà ở trên đó, thế thì chắc chắn là, con muốn thỉnh kinh sách Thầy, con hãy về con gặp cô út Diệu Quang, cô sẽ cho con lấy mấy cuốn, con sẽ về, con đọc. Sách của Thầy, con về đọc một mình thôi đừng có đưa ra trong giai đoạn này. Ở đây, hôm đó Thầy có về đây thăm thầy Thông Luận, Thầy có cho thầy Thông Luận mấy tập, nhưng mà Thầy căn dặn không được phổ biến, vì giai đoạn này chưa phải, vì giai đoạn là giai đoạn của Hòa Thượng. Phải đem cái pháp của Hòa Thượng để dữ chân tất cả Tăng Ni, để cho họ giữ cái tâm bất động của họ thôi.

Sau này khi mà hữu duyên, nó có nhân duyên thì đưa vào cái Giới, Định, Tuệ, cho họ đi sâu vào quét sạch, ly dục, ly ác pháp. Họ phải đi sâu vào Thiền Định mà "Thân định trên tâm, tâm định trên thân", để cứu cánh cho họ cuối cùng. Thì người nào hữu duyên, sau này sẽ có kết quả.

Còn bây giờ thì Thầy đâu có mang theo. Bởi vì Thầy chỉ “Ba Y Một Bát", mang theo vất vả, nó nặng lắm. Nếu mà có, Thầy cho con, về mà con đọc


Trích dẫn - Ghi chú - Copy