00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(36:27)

(00:36:27) Thầy dạy đạo đức như vậy mấy con có thấy đem lại lợi ích cho chúng ta không? Bởi vì mình muốn biến cuộc sống trên hành tinh này là Cực Lạc, thiên đàng thì đạo đức nhân bản - nhân quả phải làm, phải sống. Đừng đi cầu một cõi Cực Lạc, thiên đàng ở đâu, không bao giờ có mấy con, đó là ảo tưởng!

Tôn giáo xây dựng, vì tưởng của họ sống, họ tưởng là có Cực Lạc, có thiên đàng, sự thật không bao giờ có những cõi đó, không bao giờ có linh hồn đi về cõi đó. Thầy xác định cho mấy con biết, một người tu hành như Thầy không bao giờ nói láo, thấy thì nói, nói đúng sự thật.

Ngày xưa Đức Phật nói ba mươi ba cõi Trời là cõi tưởng, không có cõi đó đâu. Thế mà ngày hôm nay lại có Phật Giáo nói có Cực Lạc, thiên đàng, nói có cõi trời này, cõi trời khác. Điều đó là không đúng lời Phật dạy, mâu thuẫn là lời Phật dạy, không đúng.

Hôm nay Thầy xác định không có cõi Cực Lạc, thiên đàng, mà phải xây dựng cõi Cực Lạc, thiên đàng nơi cuộc sống, trên hành tinh sống của chúng ta. Chúng ta sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình, khổ người thì nơi đó là Cực Lạc, thiên đàng rồi.

Cho nên Đức Phật dạy chúng ta “tự thắp đuốc lên mà đi”. Tự thắp đuốc lên là làm cho cõi sống của chúng ta là Cực Lạc, là thiên đàng, có phải đúng không mấy con? Đừng có mơ tưởng một cõi nơi đâu, không bao giờ có đâu mấy con!

Phải sáng suốt, phải minh mẫn, phải đem hết khả năng của mình xây dựng hành tinh sống này trở thành Cực Lạc, thiên đàng. Đừng đem nó trở thành địa ngục mấy con, đem nó trở thành Địa Ngục khổ đau lắm mấy con!

Hôm nay chúng ta là những con người đã đem cuộc sống của chúng ta trên hành tinh này thành địa ngục mấy con, chứ chưa thành thiên đàng. Hở ra một chút là đánh lộn, hở ra một chút là ăn thua đủ, như vậy là Cực Lạc chỗ nào, đó là địa ngục mấy con!

(00:38:11) Hàng ngày biết bao nhiêu, các con ra chợ biết bao nhiêu thịt chúng sanh mà người ta bày bán. Hàng ngày biết bao nhiêu tiếng rên la của loài chúng sanh không? Các con thấy, các con có nghe tiếng kêu la của loài chúng sanh không? Bò, heo, gà, vịt, cá, tôm…​ biết bao nhiêu sự đau khổ của loài chúng sanh không?

Tại sao chúng ta biến cõi sống trong thế gian của chúng ta thành địa ngục như vậy mấy con? Có chết chóc thì có địa ngục chứ sao.

Các con thấy Thầy nói hàng ngày tức là không giờ phút nào mà trên hành tinh chúng ta vắng bóng sự chết chóc, sự đau khổ. Vậy mà chúng ta muốn bình an, muốn hạnh phúc. Làm sao có bình an, hạnh phúc được khi chúng ta còn nỡ tâm nhai nuốt một miếng thịt trong miệng, nhai nuốt một miếng cá, miếng tôm trong miệng chúng ta? Đành lòng nào mà nhai nuốt mấy con!

Chúng ta sợ đau, sợ khổ, tại sao chúng ta không nghĩ cái đau khổ của loài vật khác. Là một con người có trí óc, có sự tư duy, có sự suy nghĩ, sợ đau, sợ khổ thì phải thương sự đau, sự khổ của loài vật khác.

Muốn được vậy thì chúng ta phải thực hiện tu tập tâm từ. Thực hiện nhắc tâm mình hàng ngày phải khởi sự thương yêu tất cả những người khác, những loài động vật khác. Chừng đó chúng ta mới đem sự thanh bình, sự yên vui cho loài người, không những riêng cho mình, nơi quê hương của mình mà tất cả những người trên hành tinh này.

Tu theo Phật Giáo là tu như vậy chứ đâu phải đến chùa để cầu cúng, cầu an, cầu siêu để cho mà siêu, mà an, an được sao? Hai ngàn mấy trăm năm nay người ta truyền thừa điều đó mấy con có thấy chúng ta bình an không? Có thấy thế giới hòa bình không, hay là ngày nào cũng có chiến tranh?

Hàng ngày trong chùa cúng bái, tụng niệm, cầu cho thế giới hòa bình, ngồi đây mà gõ mõ cầu hòa bình trong khi tất cả những tư tưởng, những hành động chúng ta đều làm ác thì hòa bình có hay không? Hay là chúng ta phải sống biết thương yêu nhau?

(00:40:15) Các con thấy cái nào đúng, cái nào sai, lời Thầy nói đúng hay những kinh sách đó đúng?

Kinh sách gì mà dạy chúng ta “Dù cho tạo tội hơn núi cả - Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”, chỉ tụng mấy hàng thôi, làm bao nhiêu tội cũng đều tiêu tan hết. Điều đó có không mấy con? Không bao giờ có đâu mấy con. Ăn trộm thì bị bắt ở tù, không thể nào ăn trộm mà không bị bắt bỏ tù. Điều đó là điều công lý, điều đó là điều …​

Cho nên hôm nay Đạo Phật, mà hôm nay Thầy về thăm mấy con, Thầy nói để mấy con hiểu Đạo Phật là Đạo như thật, là sống như thật, là hiểu như thật, không làm khổ mình, khổ người, đấy mới là Đạo Phật.

Tu như vậy có nghĩa là sửa lại những điều từ lâu mình chưa hiểu biết. Mình sửa lại những điều mình làm ác, sửa lại những điều mình làm sai gọi là tu sửa. Chứ không phải tu sửa là vào trong chùa ngồi gõ mõ, tụng kinh ê a hoặc ngồi thiền lim dim như con cóc. Điều đó không ích lợi gì cho mình, cho xã hội, có đúng không mấy con?

Cho nên ở đây phải nghe lời Thầy, mấy con không gặp Thầy thì thôi, gặp Thầy thì Thầy cũng như ông cha của mấy con đem lại nền đạo đức cho mấy con, mấy con sống, để làm gì? Để mấy con được hạnh phúc, an vui, được bình an, được yên ổn.

Điều đó là điều lợi ích cho các con vô cùng. Thầy thương xót các con, chứ khi mà tu xong Thầy ra đi ngày giờ này các con có biết Đại Thừa sai không, nếu Thầy không nói? Ngày giờ này mấy con biết đạo đức nhân bản - nhân quả không? Các con chưa biết. Ngày giờ này làm sao mấy con biết đạo đức không làm khổ mình, khổ người chưa, nếu không có Thầy?

Các con có thấy kinh sách nào nói đến những danh từ này chưa? Chưa. Như vậy hôm nay Thầy đã dựng lại những gì của Đạo Phật đã bị người ta dìm mất mà mấy con chưa từng nghe những danh từ này. Nhưng trong kinh nguyên thủy Đức Phật có nói, chứ không phải không nói.

(00:42:19) Thầy dựng lại, dựng lại nền đạo đức của Phật Giáo, làm sống lại chương trình giáo dục đào tạo đạo đức của Phật Giáo, tám lớp ba cấp của sự tu tập.

Thầy ước ao rằng ngày mai nơi đất Hải Phòng này sẽ có một trường lớp dạy đạo đức đi từ lớp Chánh Kiến cho đến lớp Chánh Định đúng như chương trình giáo dục đào tạo đạo đức của Phật Giáo, Thầy ước ao lắm.

Nhưng sự ước ao đó để làm gì mấy con biết không? Sự ước ao đó muốn thành tựu được làm gì? Sự ước ao đó là để đem lại hạnh phúc cho quê hương này, cho đất Hải Phòng. Sự ước ao đó các con phải làm gì? Các con phải đoàn kết, thương yêu nhau thì Thầy mới về đây. Nếu các con không đoàn kết, không thương yêu nhau thì Thầy không về.

Vì có thương yêu nhau, có đoàn kết nhau thì Thầy mới thấy các con của Thầy mới xứng đáng là các con của Thầy, Thầy mới về. Trong gia đình có mấy đứa con mà nó đánh lộn, nó rầy rà, thử hỏi ông cha có còn cách nào nữa, mà khi ông cha nói nó không nghe thì ông cha có dám đến nhà đó nữa không mấy con? Chắc là không.

Chừng đó mấy con sẽ đau khổ biết dường nào, có một ông cha rất hiếm có, mà các con không nghe lời dạy thì ông cha phải bỏ đi chứ sao. Ông ta đi, đi mãi và không bao giờ mấy con gặp lại người cha đó nữa.

Nhưng mấy con đoàn kết, yêu thương nhau thì dù như thế nào ông cha sẽ xem mấy con như một đứa con mới chập chững bước đi trên nền đạo đức. Nghĩa là buông tay ra là mấy con té, mấy con không vững, nhưng phải nắm tay mấy con để dẫn dắt mấy con từng bước đi để cho chân tay mấy con cứng cáp, bước vững vàng trên nền đạo đức thì ông cha mới ra đi.

Còn bây giờ các con như đứa trẻ bước đi té tới, té lui, chưa vững vàng, ông cha nỡ lòng nào đi. Nhưng các con lại không đoàn kết, lại không thương yêu nhau thì ông cha sẽ không bao giờ trở lại và đi luôn vĩnh viễn, không bao giờ trở về nữa. Và từ đó các con sẽ đau khổ vô cùng, đã mất cha, đã không sống đạo đức thì còn nỗi đau khổ nào hơn phải không các con?

(00:44:36) Hôm nay Thầy nói để cho các con biết rằng quê hương này, đất Hải Phòng này có đầy đủ duyên cho nên mấy con mới được duyên mà gặp được lời dạy của Thầy, mới đọc được kinh sách của Thầy. Đó là một cái duyên tốt.

Cho nên hôm nay Thầy có mặt ở đây là Thầy mong rằng các con phải thương nhau, phải đoàn kết nhau, phải nắm chặt bàn tay nhau để cố gắng xây dựng ở đây có một trường lớp để dạy đạo đức theo chương trình giáo dục đào tạo đạo đức của Phật Giáo: Tám lớp học, ba cấp Giới, Định, Tuệ rõ ràng cụ thể.

Người dựng lại chương trình giáo dục đào tạo này của Đạo Phật là Thầy. Thầy đứng ra Thầy giảng dạy cho mấy con. Từ chỗ không hiểu, Thầy dạy cho mấy con hiểu, hiểu như thật. Để làm gì? Để mấy con không còn đau khổ. Để làm gì? Để mấy con sống có đạo đức không làm khổ mình, khổ người, hạnh phúc vô cùng.

Chúng ta có chương trình giáo dục đào tạo mà đấng cha lành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã để lại chương trình giáo dục. Hôm nay chúng ta là những đứa con được thừa hưởng gia tài của một bậc vĩ nhân, của một ân nhân rất lớn của loài người trên hành tinh, không riêng đất nước Việt Nam chúng ta mà toàn thế giới, chỉ còn dựng lại, khai triển chương trình giáo dục đào tạo này thì con người trên hành tinh này sẽ có nền đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người.

Các con có nghe lời Thầy nói không các con? Hãy cố gắng đoàn kết, thương yêu nhau, hãy nắm chặt bàn tay nhau, xây dựng cho quê hương này, nơi đất Hải Phòng này có một lớp học đạo đức mấy con. Thầy mong rằng Thầy sẽ soạn thảo giáo trình để dạy bảo đạo đức cho các con ở quê hương này.

(00:46:24) Ngày mai quê hương Hải Phòng này toàn là những người ở đây đều sống có đạo đức, thì các con ra đường người nào cũng sống đạo đức như vậy thì hạnh phúc không mấy con? Biến đất này thành thiên đàng, Cực Lạc. Nếu không có Thầy mấy con sẽ còn đau khổ nhiều.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy