(37:10) Hôm nay Thầy về đây để dạy mấy con học đạo đức làm người, để chúng ta chan hoà tình thương trên mảnh đất quê hương; mảnh đất mà chúng ta đổi lấy biết bao nhiêu máu của anh, chị, em, cô, bác chúng ta. Cho nên Thầy kêu gọi các con phải thương nhau, tha thứ cho nhau, đừng vì một lý do gì mà chỉ trích người này, chỉ trích người kia.
Hôm nay các con về đây thành lập tổ thọ Bát Quan Trai, từ đó các con cố gắng; Nếu các con đang chia làm hai tổ để chúng ta sinh hoạt dễ dàng thì tổ nào có tài khoản tổ nấy để khi sinh hoạt tổ này không được xin tiền tổ kia, tổ kia không được xin tiền tổ nọ; Mỗi tổ chúng ta đều tự làm tốt các con!
Phật tử 1: Xin mời các cụ ạ. Các bạn trẻ có thể ra nhường chỗ cho các cụ già một chút ạ. Dạ vâng.
Phật tử 2: Cho các cụ già vào đi ạ.
Phật tử 1: Xin mọi người ổn định trật tự để đức Trưởng lão tiếp tục giảng dạy ạ. Các cụ khẩn trương ạ. Vâng, con xin mời đức Trưởng lão tiếp tục.
(39:14) Trưởng lão: Hôm nay Thầy kêu gọi mấy con đoàn kết với nhau, để chúng ta chia ra từng tổ nhỏ, mười người, mười lăm người một tổ, rồi mình sinh hoạt trong tổ đó để hướng dẫn cùng nhau tu tập, sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người.
Ví dụ như trung tâm an dưỡng ra đời thì Thầy cho ở Hà Nội này nhiều tổ. Tổ thứ nhất đến trung tâm này học trong tuần lễ đó; Thì các con cho những người nào được vào học trong cái tổ đó thì các con cho họ lên. Rồi tổ kia tới ngày khác, tổ khác tới ngày khác nữa; Hoặc là một tổ học trong một tuần lễ thì như vậy mình chia ra. Đông như thế này làm sao học được các con? Cho nên khi mà đứng lớp thì Thầy sẽ dạy từng tổ, do đó nếu chia ra được như vậy chứ còn không khéo rồi chúng ta chỉ nghe lỗ tai này qua lỗ tai kia rồi thôi. Các con biết học đạo đức không như học chữ. Bởi vì đầu óc chúng ta cần phải tư duy suy nghĩ, mà cần tư duy suy nghĩ thì các con phải cầm cây bút mà viết ra thành bài văn. Suy nghĩ lời nói đó như thế nào, ý nghĩ đó như thế nào.
Ở trong Thầy có một cụ già tám mươi tám tuổi, lớp học mở Chánh Kiến cụ ngồi làm bài như những học sinh. các con thấy người ta vẫn tha thiết tu hành, đến tuổi sắp chết người ta vẫn làm được. Thầy tin rằng nhìn trước mặt Thầy có các cụ tóc bạc, rồi các cụ cũng sẽ được học, được sự hướng dẫn của Thầy, được dạy cho các cụ sống tâm thanh thản, an lạc, vô sự, bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Đó là đem lại sự bình an cho tâm.
Nhất là chúng ta là những con cháu, cần phải cố gắng tìm mọi cách làm cho có nơi để các cụ được nghỉ ngơi và học tập. Không lẽ cha mẹ sanh chúng ta ra, nuôi chúng ta cực khổ, bây giờ buộc các cụ phải ôm cháu mà nuôi nữa sao, trông cháu hàng ngày nữa sao? Chúng ta làm sao báo hiếu, đền đáp công ơn sanh thành của cha mẹ? Phải để cho cha mẹ dành một thời gian còn lại quá ngắn ngủi để cho người học được đạo đức sống làm chủ sanh - già - bệnh - chết, trước khi người ra đi được tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Vừa rồi cô Liễu Sanh gặp Thầy. Trước khi gặp Thầy thì chiều tối hôm đó về ngủ rồi cô ngủ luôn. Một lúc nữa Thầy sẽ đến thăm gia đình cô. Cô là đệ tử của Thầy, Thầy đặt pháp danh là Liễu Sanh.
(41:58) Hôm nay Thầy đến đây gợi ý cho các con tổ chức cặn kẽ, kỹ lưỡng từng tổ thọ Bát Quan Trai. Tổ nào sinh hoạt tổ nấy. Những chi phí của các con sẽ đóng góp nhau lại thành một cái tổ để sau khi xin phép được những sách đạo đức, Thầy gửi về trao cho các con, tự tổ các con sẽ bỏ tiền ra in cuốn sách đạo đức rồi các con phát ra cho huynh đệ, cho bạn đồng tu mình, cho trong tổ mình. các con lãnh nhiệm vụ tự in ra những sách đạo đức. Thầy có công viết, các con có công in. Thầy có công xin phép, các con đem sách xin in ấn phẩm đàng hoàng, đúng pháp luật nhà nước để chúng ta học đạo đức. Do đó, Thầy mong rằng những điều này các con làm trước. Tổ này thương yêu tổ kia, tổ kia thương yêu tổ nọ. Mỗi tổ có tài khoản, có kinh tế riêng của tổ đó. Chúng ta dành dụm từng xu, từng cắc để chúng ta làm những việc cần thiết, lợi ích cho mình, cho người. các con nhớ tổ chức lại đàng hoàng.
Đừng có đứng tổ này mà nói xấu tổ kia, đừng có đứng tổ kia mà nói xấu tổ nọ. Đừng có đứng trong tổ này mà chỉ trích tổ khác, đừng có chỉ trích người này, đừng có chỉ trích người kia mà Thầy không trở về Hà Nội nữa. Một lần nữa Thầy nghe ngoài này mà các con không đoàn kết, chỉ trích, nói xấu nhau thì Thầy không về Hà Nội nữa. Thầy hứa với các con. Dù bây giờ Thầy tám mươi tuổi, Thầy có thể sống một trăm tuổi để dẫn dắt các con được trên con đường học đạo đức này. Nhưng các con không nghe lời Thầy, cãi Thầy, làm Thầy buồn bực vì các con của mình không tốt, sống tranh chấp, hơn thua danh lợi, thì Thầy sẽ bỏ ra đi, không cần ở lại đây làm gì. Thầy hứa với các con.
(43:59) Thầy là con người làm chủ được sự sống chết của mình thì muốn đi lúc nào thì đi. Các con còn thương nhau thì Thầy ở lại dạy đạo đức cho các con mà các con không thương nhau như trong một gia đình có ba đứa con mà rầy rà, lộn xộn, không thương nhau thì ông cha còn ở đó để làm gì nữa con? Bỏ đi cho rồi chứ làm gì, nói không biết nghe.
Hôm nay Thầy về đây nói cho các con biết. Nhiều người lợi dụng danh nghĩa Thầy làm những điều không tốt. Cho nên hôm nay Thầy có một bức thư Thầy viết để kêu gọi các con chuẩn bị cái tinh thần của bức thư này. Thầy xin đọc bức thư để các con nghe.
“Chơn Như, ngày 4 tháng 4 năm 2006,
Kính gửi quý Phật tử thân mến trong nước cũng như ở nước ngoài, kính thưa quý vị trung tâm an dưỡng từ thiện thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội đang chờ đợi giấy phép. Khi nào được cấp giấy phép xong thì Thầy sẽ thành lập Ban tài khoản của trung tâm, và chừng đó mới kêu gọi các hội từ thiện, gia đình Phật tử cùng tất cả quý Phật tử xa gần cùng góp công, góp của để có kinh tế cho trung tâm hoạt động. Còn bây giờ giấy phép chưa xong mà có người vận động quyên góp tiền bạc, công sức của Phật tử là không đúng tinh thần từ thiện. Xin quý Phật tử lưu ý!
Kính thưa quý Phật tử, quý vị cần phải đề cao cảnh giác mọi việc không tốt xảy ra, đợi chừng nào có thư của Thầy gửi đến thì quý Phật tử hãy giúp đỡ Thầy, còn không có thư thì thôi. Chúng sanh ít phước nên Thầy phải cố gắng ra công dựng lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả của Phật giáo nhưng gặp nhiều khó khăn và gian nan. Ước nguyện của thầy là trung tâm an dưỡng ra đời sớm chừng nào tốt chừng nấy để tám lớp học Bát Chánh Đạo thành hình. Đó là cơ sở dạy đạo đức cho mọi người đầu tiên trên hành tinh này. Cho nên ngay từ lúc bây giờ, quý Phật tử lưu ý đừng để bị người khác lợi dụng danh nghĩa của Thầy làm mất uy danh của trung tâm an dưỡng về sau.
Cuối cùng, Thầy thăm và chúc quý Phật tử mạnh khoẻ. Nhớ tu tập xả tâm tốt, sống một đời sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Kính thư.”
Đó bức thư của Thầy kêu gọi các con.
(47:02) Để mấy con bị lừa đảo - người ta gọi danh nghĩa của Thầy làm từ thiện này, làm từ thiện kia: “Đây là trung tâm an dưỡng"- người ta gọi các con. các con nghe tưởng Thầy kêu gọi, các con thương Thầy, các con quyết giúp đỡ Thầy, các con cùng siết chặt bàn tay của Thầy và các con để xây dựng trung tâm an dưỡng nhưng không ngờ người ta bỏ túi người ta xài.
Mồ hôi, nước mắt của các con làm ra được đồng bạc quá vất vả thế mà vì lòng muốn dựng lại nền đạo đức, các con mới đem sức lực của mình cùng Thầy đóng góp để làm nên việc lớn, lợi ích cho mình hiện tại, cho con cháu mình về sau. Thế mà bị lợi dụng!
Cho nên ở đây đề cao cảnh giác mà Thầy chia các con thành những tổ, rồi sự sinh hoạt trong tổ các con thành lập một tài khoản các con gửi một người, hai người, ba người giữ gìn cái tiền bạc đó cho các con để rồi khi cần dùng in kinh sách, tổ của con hãnh diện được in cuốn sách đạo đức này trong khi đó Thầy cho ghi tên Tổ một, tổ hai, tổ thọ Bát Quan Trai nguyên thuỷ Hà Nội một, Hà Nội hai, Hà Nội ba, bốn, năm ngay tập sách mà các con được in. Tên của mọi người trong tổ được ghi vào những trang sách đó. Đó là các con góp công, góp mồ hôi, nước mắt giúp Thầy để tập sách được ra đời đến với mọi người học đạo đức.
Các con thấy Thầy giao cho tổ các con làm cái nhiệm vụ ấn tống kinh này, các con bỏ tiền ra, người một chút, các con in được dễ dàng. Ví dụ như sức các con in có một tập hai chục triệu thì các con sẽ bỏ ra hai chục triệu in một tập đó. Có phải không các con? Và bây giờ mười người, hai mươi người, Thầy thấy rằng một người hai chục triệu làm sao in nổi nhưng mười người, hai chục người, ba chục người thì các con làm được chứ, phải không? Một người một trăm, một triệu, một ngàn, người ít người nhiều cùng nhau, hợp nhau thì các con làm cuốn sách đạo đức được ra đời.
Các con thấy lòng thương yêu của Thầy muốn đem hết lại cho các con, nhưng phòng ngừa những người xấu người ta đang lợi dụng Thầy làm những việc không thiện. Rồi tội lỗi về ai? Tất cả những gì các con cúng dường cho Thầy, Thầy chấp nhận hết tội lỗi. Nghĩa là người nào mà Thầy giao tiền bạc cho họ làm mà họ làm sai quấy thì Thầy chịu tội với các con. Nhưng các con đã biết rằng khi các con cúng dường Thầy, Thầy là người giữ gìn giới luật không cất giữ tiền bạc nên giao lại cho người khác, và người khác phải làm theo sự chỉ đạo của Thầy để in các cuốn kinh, phải xây dựng trung tâm an dưỡng, phải chi cho trung tâm an dưỡng những điều cần thiết cho trung tâm an dưỡng, phải chi trả lương cho công nhân viên làm cho trung tâm an dưỡng.
(50:11) Đồng bạc của các con Thầy chỉ đạo đâu đó rành rẽ, không bao giờ hao hụt. Và nếu có sự lầm lạc, sai lạc của những người làm việc mà ăn xớt, ăn bớt Thầy xin chịu tội tất cả những điều đó với các con, Thầy xin chịu tội hết. Còn những người làm sai để nhân quả đền bù họ. Các con đừng nói người đó xấu các con. Vì mọi người tâm chúng ta vẫn còn tham - sân - si, tâm người kia vẫn còn tham - sân - si, làm sao đứng trên đống tiền, đống bạc mà làm sao không bị tiền bạc lôi cuốn? Có phải không các con?
Bây giờ các con có một tỷ bạc, nhưng tiền bạc năm, mười tỉ nó làm mờ mắt các con đi. Nếu các con có một tỷ bạc thì một triệu, hai triệu các con coi nó không nhằm nhò gì, các con không tham. Nhưng mà khi nó hơn cái sức đó rồi thì cái tâm tham của các con nó nổi lên. Cho nên nhiều người đi ở tù là vậy. Họ cũng giàu lắm rồi chứ. Nhưng mà số tiền họ nắm trong tay lại hơn cái sức của họ rồi nên làm cho họ mờ mắt các con. Cái tâm tham chúng ta không đáy. Cho nên chúng ta hãy luôn yêu thương người đó, đừng nói gì hết, những tội lỗi đó Thầy chịu. Các con biết đạo đức là vô giá, không có tiền bạc nào trả được, mà hôm nay họ đã ra công làm cho chúng ta có những cuốn sách đạo đức để đọc. Ơn ấy chưa đền, sao lại nỡ tâm nói họ xấu? Có phải không mấy con?