00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(16:47)

(16:47) Cô hỏi*:* “Kính bạch Thầy! Ý thanh tịnh có phải là Phật Tánh không thưa Thầy? Theo con nghĩ, câu nói của Lục Tổ Huệ Năng: “Chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền” đó là “ý thức thanh tịnh” phải không thưa Thầy? Người tu thiền mà đạt được ý thức thanh tịnh này sẽ đưa về đâu?”

Bây giờ tới cái phần mà Thầy đáp. Ở trong cái câu hỏi này nó có ba câu hỏi. Một câu hỏi thứ nhất là hỏi về cái “ý thức thanh tịnh”. Câu hỏi thứ năm (hai) là cái “ý thức thanh tịnh” có phải là “bản lai diện mục” hay không? Câu hỏi thứ ba của cái câu hỏi này đó là cái “ý thức thanh tịnh” sẽ đưa chúng ta đi về đâu? Nó có được giải thoát hay không đó, ý như vậy.

Đáp: “Các thiền sư Đông Độ do lạc vào tưởng định, lấy “ý thức thanh tịnh” làm Phật Tánh.”

Ở đây Thầy không phải là có một cái ý bài bác của Thiền Đông Độ, mà vì cái chỗ dạy của Pháp Bảo Đàn Kinh đó, tức là lời của Lục Tổ Huệ Năng dạy, bảo “chẳng niệm thiện niệm ác, thì bản lai diện mục hiện tiền” cho nên cái “bản lai diện mục hiện tiền” đó là Phật Tánh, mà chỗ chúng ta “chẳng niệm thiện niệm ác” đó, thì cái chỗ đó là cái chỗ “ý thức thanh tịnh”, chớ nó không phải là cái gì.

Bởi vì cái ý thức chúng ta nè, bây giờ trong khi chúng ta đang sống này, đây là cái ý thức chúng ta nè, nó phân biệt nó biết nè, chúng ta khởi cái niệm thiện, niệm ác chúng ta biết, đó là ý thức.

Bây giờ nó không có khởi niệm thiện, niệm ác thì cái ý thức đó nó thanh tịnh, chớ nó không phải là cái tâm thức. Có nhiều người tưởng là cái tâm thức của chúng ta. Chúng ta phải trải qua đóng cái ý thức nó dừng lại, nó không làm việc, đóng cái tưởng thức nó không làm việc, thì cái tâm thức chúng ta mới hoạt động.

Còn bây giờ cái ý thức của chúng ta nó mới thanh tịnh, chứ chưa phải nó ngưng. Do cái chỗ tưởng này thì coi cho nó là Phật Tánh. Vì vậy mà ở đây Thầy chỉ thêm tại sao mà người ta hiểu Phật Tánh mà nó không đúng.

“Khi ngủ sáu thức đều ngưng hoạt động, thì ý thức không còn biết gì.”

Đó thì cái ý thức bây giờ nó thanh tịnh đó, bây giờ sao nó không thanh tịnh hoài, nó không biết hoài, mà khi chúng ta ngủ nó cũng phải biết chớ, thì nó mới là Phật chớ? Sao mà Phật còn ham ngủ?

Cho nên khi mà ý thức đó nó không nghĩ ngợi niệm thiện, niệm ác, thì ít ra thì chúng ta ngủ, nó cũng không niệm thiện niệm ác thì nó cũng phải thức nó biết đó chớ?

Bởi vì thường Thiền Đông Độ nó dạy chúng ta là “hằng biết”, hằng biết là nó biết hoài hoài luôn liên tục. Nhưng bây giờ nó không niệm thiện, niệm ác mà lại ngủ thì nó lại quên mất đi.

Còn bây giờ chúng ta tu tập chúng ta ức chế cái niệm thiện, niệm ác đi, nó không có, thì coi như nó hằng biết. (19:45) Nhưng mà khi chúng ta ngủ rồi thì nó lại, sáu thức nó đều ngủ hết đó, thì cái ý thức nó cũng ngủ luôn, cho nên chúng ta không biết.

“Khi ngủ sáu thức đều ngưng hoạt động,”

Sáu cái thức nó ngưng hoạt động, nhưng mà sáu căn chúng ta hoạt động, chớ không khéo các con với quý thầy hiểu, sáu thức ngưng hoạt động, tưởng là nó không hoạt động. Sự thật ra các cái căn của chúng ta, sáu căn nó hoạt động, như nhãn căn, nhĩ căn nó còn hoạt động. Nhưng mà cái thức thì nó không hoạt động.

Cái thức thuộc về tâm, mà cái căn thuộc về vật chất, nó thuộc về thân. Cho nên các căn nó hoạt động, khi chúng ta ngủ nó còn hoạt động, chớ không phải nó ngưng, nó ngưng là khi nào nó chết thì nó mới ngưng.

Đó thì bây giờ:

“Khi ngủ sáu thức đều ngưng hoạt động thì ý thức không còn biết nữa, như vậy rõ ràng ý thức thanh tịnh không phải là Phật. Phật sao lại là mê ngủ như vậy, đây là một sự tưởng của các thiền sư Đông Độ.

Câu dạy của Lục Tổ Huệ Năng “chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền” là chỉ cho ý thức thanh tịnh. Người tu thiền đạt được ý thức thanh tịnh, sẽ đưa đến Không Vô Biên Xứ, rồi đến Thức Vô Biên Xứ.”

Tức là Không Vô Biên Xứ, tức là họ đạt được cái trạng thái “không” đó. Nghĩa là ngồi đó mà không có niệm gì hết, gọi là Không Vô Biên Xứ. Thì Không Vô Biên Xứ rồi thì họ mới thấy cái trạng thái phủ trùm của họ. Trạng thái phủ trùm của họ thì do đó họ mới thấy Thức Vô Biên Xứ.

“Trong kinh Đại Phương Quảng, trang 643, Kinh Trung Bộ, tập một, Đức Phật đã dạy:”

Tức là Đức Phật đã xác định được cái trạng thái này đẻ cho chúng ta biết. Chớ không phải đây là một cái sự tưởng tượng ra mà Thầy đặt, mà chính ngày xưa Đức Phật cũng đã chỉ định được cái trạng thái này.

Này hiền giả! Ý thức thanh tịnh không liên hệ đến sáu căn”.

(21:46) Cái ý thức mà nó thanh tịnh tức là nó không niệm thiện niệm ác, nó không liên hệ với sáu căn tức là nó không phân biệt.

Bây giờ mắt là nhãn căn, mà lỗ tai là nhĩ căn, mà bây giờ nó liên hệ, cái ý thức đó nó liên hệ với mắt, nó thấy cái sắc, nó phân biệt cái đó màu xanh, màu đỏ, thì cái đó là không đúng là cái chỗ nó thanh tịnh. Mà nó không liên hệ thì nó không phân biệt cái đó là màu xanh, màu đỏ, màu trắng, tức là vô phân biệt đó.

Trong Thiền Đông Độ người ta dạy mình là vô phân biệt, là cái chỗ mà không liên hệ với năm căn đó. Bởi vì nó sáu căn, nhưng mà bây giờ nó là ý căn nó đang hoạt động làm việc, nó đang làm việc ở chỗ ý thức, cho nên người ta còn rút tỉa ra năm căn.

(22:23) Năm căn tức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân đó.

“Nó không liên hệ đến năm căn, có thể đưa đến Hư Không Vô Biên Xứ.”

Tức là Đức Phật nói: Khi mà cái ý thức nó thanh tịnh như vậy, thì nó không liên hệ với năm căn, tức là nói là cái ý thức thanh tịnh không phân biệt, vô phân biệt rồi thì nó sẽ đưa hành giả đến cái trạng thái Hư Không Vô Biên Xứ.

Mà đã Hư Không là vô biên thì nó có thể đưa hành giả đó đến Thức Vô Biên Xứ. Mà Thức Vô Biên Xứ, là vì Thức là vô biên, cái Thức mà nó phủ trùm rồi đó, tức là nó vô biên rồi đó, thì có thể đưa đi đến Vô Sở Hữu Xứ, nghĩa là không còn vật gì nữa hết, tức là cái chỗ mà “phản bổn hoàn nguyên” đó, cái chỗ mà không có vật, không có gì hết đó. Đó là cái chỗ Vô Sở Hữu Xứ đó.

Đó thì Đức Phật đã xác định cho chúng ta thấy rõ cái trạng thái mà chỗ ý thức thanh tịnh đó, nó sẽ đưa đi đến vào trong ba cái định này. chớ không phải là nó đưa chúng ta đi đến cái Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định, nó chỉ có đưa đi vào ba cái định tưởng này mà thôi.

Chúng ta loanh quanh ở trong ba cái định tưởng này, chúng ta tưởng đó là Phật Tánh, tưởng là giải thoát, nhưng mà sự thật ra nó không giải thoát.

“Những danh từ của Thiền Đông Độ chỉ những trạng thái của định tưởng: “phản bổn hoàn nguyên, phủ trùm vạn hữu”.”

Thì những cái định tưởng mà chúng ta thấy, như là cái danh từ để chỉ “phản bổn hoàn nguyên”, “phủ trùm vạn hữu” thì nó là những cái định tưởng như là Không Vô Biên Xứ Tưởng, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, đó là ở trong ba cái trạng thái, ba cái định tưởng đó.


Trích từ:PHÁP HÀNH 16 - VÔ MINH VÀ MINH
Trích dẫn - Ghi chú - Copy