00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(54:44)

(54:44) Nhớ những lời Thầy dạy, mấy con sẽ nỗ lực. Có điều gì thì mấy con cứ hỏi. Có biết gì hỏi không? Con có hỏi gì không? Mấy con viết thơ gửi Thầy, Thầy đọc mệt quá luôn. Pháp tu của mấy con lung tung quá.

Cái vọng tưởng, Thầy giải thích cái nghĩa vọng tưởng cho con nghe. Cái vọng tưởng là cái niệm ở trong đầu con nó khởi ra. Nó khởi ra, nghĩ cái này cái kia đó là vọng tưởng.

Còn phóng tâm, con ngồi đây mà phóng tâm thường thường nó theo năm cái căn của con mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Còn cái vọng tưởng nó thuộc về ý của con, ý căn. Cho nên nó ngầm ở trong này nó phóng ra gọi là vọng tưởng.

Còn phóng tâm thường thường nó phóng bằng cái lỗ tai, nó nghe âm thanh bên ngoài, nó chạy theo âm thanh đó. Ai nói gì lùm xùm ở ngoài đó không biết có đánh lộn không đó. Đó là nó phóng theo âm thanh. Thấy sao cái đám đông đó nó đánh lộn nhau đó, bắt đầu ngó ra đó. Đó là phóng tâm. Tức là có cái hình sắc, có cái âm thanh bên ngoài gọi là phóng tâm.

Còn phóng niệm. Phóng niệm thì cũng như là cái vọng tưởng. Nó thuộc về ý, ở trong này nó phóng ra cái niệm. Nó tự động nó phóng ra. Còn mà nó không tự động phóng ra mà con chủ động điều khiển cái niệm đó đó gọi là Như Lý Tác Ý. Phải phân biệt được mấy cái đó.

(56:34) Cho nên nó không có giống nhau chút nào được hết. Nó không có giống nhau, cái phóng niệm với cái vọng tưởng thì nó giống nhau. Nó thuộc về ý nó phóng niệm ra. Vọng tưởng là cái mình không có chủ động mà nó phóng ra. Cho nên cái phóng niệm với cái vọng tưởng là nó thuộc về cái ý của chúng ta, thuộc về ý. Nó không có khác nhau, nó giống nhau, nó không có khác nhau. Cái phóng niệm và cái vọng tưởng, nó không khác nhau. Bởi vì nó phải phóng ra một cái niệm, mà cái niệm đó thì con gọi là vọng tưởng. Con đặt cho nó một cái tên. Còn nó không phóng ra thì nó làm sao nó có niệm. Con hiểu không? Thành ra cái phóng niệm với cái vọng tưởng chỉ là một.

Ba cái niệm vọng tưởng, phóng tâm, phóng niệm, ba cái niệm này không giữ niệm nào hết. Niệm nào cũng là niệm phàm phu không à. Không có niệm Phật pháp. Cho nên vì vậy mà các con hãy…​ Khi mà có ba cái niệm này thì mau mau mà đuổi nó đi, tác ý đuổi nó đi. Tức là mình dùng cái chủ động tác ý, tức là phóng ra một cái niệm bằng cái sức tự chủ của mình đuổi tất cả các niệm khác đi. Có vậy thôi chứ không có gì khác, để giữ được cái tâm bất động của mình.

Nhưng trước khi giữ tâm bất động thì mấy con đừng có dùng cái câu đó trong khi mình biết tâm mình còn chưa ly dục ly ác pháp trong cái thô. Còn cái câu mà giữ tâm bất động, tác ý để giữ tâm bất động là cái người đã diệt hết cái thô, nó còn vi tế.

(58:24) Tại sao biết nó còn vi tế mấy con? À cái thô nó khác, cái vi tế nó khác. Cái thô mấy con ngồi nó có niệm phóng ra niệm này niệm kia. Thì đó là thô. Còn ngồi đây nó bất động im phăng phắc nó không có niệm gì phóng ra hết. Nó không có vọng tưởng gì hết. Mà các con thấy cái niệm vi tế của mấy con là mấy con có cái quên. Đang ngồi một hơi nó nhớ (…​). Tức là cái niệm vi tế.

Cho nên khi mà cái tâm mà nó không còn vọng tưởng, không còn phóng niệm không còn phóng dật nữa thì bắt đầu mấy con sẽ tu Tứ Niệm Xứ, nhờ trên pháp Tứ Niệm Xứ.

Nhưng khi mà tu tập Tứ Niệm Xứ phải được một vị Thầy trắc nghiệm cho xong. Coi thử coi về vấn đề Tứ Niệm Xứ nó tự nhiên hay là mình bị tập trung ức chế. Rồi vị Thầy người ta trắc nghiệm xong người ta mới cho phép mình tu Tứ Niệm Xứ. Thì Tứ Niệm Xứ mấy con tu trong bảy ngày đêm là chứng rồi. Cái pháp Tứ Niệm Xứ là Chánh Niệm của đạo Phật. Cái lớp thứ bảy của đạo Phật. Cho nên từ cái Chánh Niệm đến cái Chánh Định của nó cách nhau có hai cái lớp. Cho nên khi mà Tứ Niệm Xứ thì mấy con sẽ sắp sửa tới Chánh Định rồi, tới Thiền Định rồi. Cho nên trong khi mà tu Tứ Niệm Xứ người ta trắc nghiệm mấy con là thấy cái thô nó không còn cái niệm vọng tưởng thô, chỉ còn tế thì mấy con mới ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập.

Con còn niệm mà khởi ra này kia đừng có tu Tứ Niệm Xứ. Mấy con ức chế hết. Mấy con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Để không ai cũng tự xưng mình, tôi tu Tứ Niệm Xứ nè. Lấy pháp Phật cao khoe không à! Nhưng mà sự thật ra cái khả năng của mình tu Tứ Niệm Xứ được chưa? Cho nên mình phải hiểu được cái trình độ của mình, cái tâm niệm của mình, tu được Tứ Niệm Xứ hay là chưa được? Thì mình mới tu chứ. Mình chưa biết được cái khả năng của mình mà mình vội mình ôm pháp Tứ Niệm Xứ là mình bị ức chế đó. Thì dễ quá mà, trên thân quán thân thì cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra. Đó là trên thân quán thân chứ gì? Nhưng mà coi chừng bị ức chế!

Còn người ta ngồi đây ngồi cả tiếng đồng hồ, hai ba tiếng đồng hồ, ngồi từ sáng đến chiều người ta thấy không có một cái niệm nào hết thì người ta biết là bây giờ tu Tứ Niệm Xứ được rồi đó. Còn mấy con từ sáng bảy giờ cho tới chiều năm giờ, mà mấy con thấy còn niệm này kia xẹt ra biết bao nhiêu. Thì thôi thôi đừng rớ tới Tứ Niệm Xứ. Đó mấy con hiểu chưa? Đừng có rớ tới pháp đó. Mà nếu mà còn một hai niệm khởi ra cũng chưa tu được Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là từ buổi sáng bảy giờ mấy con ngồi cho tới năm giờ chiều mà thấy không có niệm nào hết thì tu Tứ Niệm Xứ được. Mấy con phải hiểu chỗ đó thì mấy con tu mới đúng. Chứ còn không khéo mấy con bị dính kẹt hết.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy