00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(00:00)

Phật tử: Con thưa Thầy! Cái phần thân kiến và giới cấm thủ Thầy dạy cho chúng con kỹ hơn ạ?

Trưởng lão: À, nó sẽ nằm trong Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Thầy chỉ cho mấy con. Thân kiến là mấy con chấp cái thân của mấy con, ai động tới thì sân giận tức giận, ai chửi mắng thì chấp cái thân của mình gọi là thân kiến. Tức là cái ý, cái kiến hoặc của mình, cái ý kiến của mình cho cái thân này là thật. Thân này đâu phải là thân của con, thân này chẳng qua là thân nhân quả, mấy con tạo cái nhân quả cho nên phải thọ lấy cái thân này mà chịu khổ đau.

Cho nên nó là thân nhân quả chứ đâu phải thân của mấy con. Mấy con lầm chấp cho nó là thân kiến. Đó là cái sai, tất cả những cái này là danh từ để mà học hiểu của Đại Thừa. Còn Phật dạy chúng ta tu chứ không dạy chúng ta đi học để mà gọi là thân kiến, chấp kiến…​ nó không có những điều đó đâu. Giữ tâm bất động, thanh thản, vô sự là không còn thân kiến. Hiểu không? Con thấy không?. Đâu có đi học, đi hỏi để mà làm giảng sư để đi giảng. À, nói bây giờ thân kiến như thế nào, rồi những cái gì gì như thế nào, rồi giải thích. Đi làm cái chuyện đó chi cho mất công để làm cái gì, ở đây đâu có phải học chữ nghĩa.

(16:42) Toàn bộ những cái ý, những kinh sách mà dạy về cái này là toàn bộ của các sư Trung Quốc đưa vào Việt Nam dạy cho các thầy Việt Nam tu học kiểu đó, cho nên cuối cùng các sư ở Việt Nam có ông Hòa thượng nào làm chủ được sinh, già, bệnh, chết chưa? Chưa, đi học nói à. Rồi mở trường cao đẳng Phật học dạy người ta học nói chứ có dạy người ta làm chủ sinh, già, bệnh, chết đâu. Nói cho luôn, không có ông nào làm được gì hết!. Cuối cùng chết ở trên bệnh đau, đi nhà thương, ăn ở trên giường bệnh, rồi rên la. Từ Hòa thượng lớn đến Hòa thượng nhỏ, thậm chí như có nhiều, đều bị bán thân bất toại như Hòa thượng Thiện Hòa nằm suốt cả năm mới chịu chết, quá khổ, ỉa đái một chỗ, bài tiết một chỗ.

May là có thị giả giúp đỡ chứ không khéo nằm ở trên cái bất tịnh của chính bản thân mình. Quá khổ! Tại sao chúng ta tu mà chúng ta khổ đến như vậy, đó là tu sai pháp đó, tu theo Phật pháp của Trung Quốc đó. Các con còn hỏi gì Thầy nữa hay không?.

Phật tử: Dạ con thưa Thầy, con có chú Phật tử muốn hỏi Thầy ạ.

Con thưa Thầy! Con là Thích Minh Thanh Phúc ạ

Trưởng lão: À! Mấy con cứ hỏi, hỏi lớn, Thầy trả lời cho, chứ không, Thầy không có thì giờ nhiều?

Phật tử: Con là Thích Minh Thanh Phúc ạ. Dạ thưa Thầy, tu theo cách thức chỉ ngồi chơi thì cụ thể ngồi chơi như thế nào. Con cảm thấy lúng túng lắm ạ?.

Trưởng lão: À! Cái danh từ ngồi chơi thì sự thật ra người tu không có thì giờ mà ngồi chơi. Ngồi chơi tức là không ôm một cái pháp nào hết, quan sát từng cái tâm niệm của mình xem nó khởi lên, nó ham muốn cái gì thì gọi là ngồi chơi. Mà khi có từng tâm niệm khởi lên ham muốn thì ngay đó pháp Như lý tác ý dập đầu nó liền. Ví dụ như bây giờ nó khởi lên Con ngồi đây, đang ngồi tu mà khởi lên cái niệm nhớ gia đình con cái thì ngay đó tác ý ngay liền: “Ái kiết sử, đi! Chỗ này tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Ngay đó, cái niệm đó bị diệt ngay tức khắc, chỉ cho rõ mặt nó, Ái kiết sử. Tại vì nó nhớ con cái của nó tức là Ái kiết sử chứ sao, cho nên mình nói: “Đây là Ái kiết sử, đi! Chỗ này là chỗ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, thì nó sẽ lặn mất, nó sẽ đi. Chứ không phải thấy nó ló đầu lên rồi dừng nó lại thì tức là không hiểu nó là cái gì, cho nên nó cứ ló lên hoài. Còn cái này mình điểm mặt ngay nó: “Ái kiết sử đi! chỗ này không phải là chỗ mày đến”.

(19:42) Các con thấy không? Mình tu đâu đó có căn cơ đàng hoàng mà, vậy mà nó còn đến đi năm, ba lần mới hết chứ đâu đuổi có mà dễ, phải không? Còn ở đây mà nhớ hồi nãy chửi lộn với thiên hạ hồi nãy, cái ông này nói hơn nói thua, nói hạ mình này kia nọ, thì ngay đó mình nói: “Đây là nhân quả, trước kia mình cũng nói mạt sát người ta bây giờ người ta mạt xát lại mình. Có gì mà phải buồn! Đây là chỗ bất động!” Thì ngay đó thấy nó rõ ràng là nhân quả thì nó phải đi thôi.

Các con thấy cái ngồi chơi không?. Ngồi chơi là ngồi như vậy đó mới là ngồi chơi và giờ nó đi rồi thì ngồi chơi chứ có gì đâu, nhưng mà nó đến là tôi làm việc đó, còn nó không đến thì tôi ngồi tôi chơi, chứ tôi có làm gì đâu, tôi là người vô sự mà. Con thấy chưa? Cái ngồi chơi là như vậy, con hiểu chưa?

Phật tử:Dạ con đã hiểu ạ, con xin cảm ơn Thầy ạ.

Trưởng lão: Ừ! Còn ai hỏi gì Thầy nữa không?.

Phật tử: Vâng ạ, con kính thưa Thầy, chúng con xin được tiếp nhận lời thỉnh giáo của Thầy, chúng con xin hứa cả với Thầy là chúng con sẽ đoàn kết chặt chẽ tay nắm bàn tay, cùng nhau chung lưng đấu cật để xây dựng chánh pháp của Phật Như Lai và chúng con sẽ hứa cả với Thầy chúng con sẽ cố gắng hơn nữa, để thời gian như Thầy chỉ dạy cho chúng con để cứu chúng con ra khỏi nhà sinh tử luân hồi ạ.

Trưởng lão: Ừ! Vậy tốt lắm! Cố gắng mấy con.

Phật tử: Da! Chúng con xin cố gắng và nguyện tri ân công đức Thầy ạ.

Dạ, thưa Thầy ạ! Muốn hay không muốn thì chúng con vẫn là những người thế gian ạ. Thì năm mới, cũng đã kết thúc một năm cũ, để đánh dấu 365 ngày, và chúng con chuẩn cho 365 ngày tới, chị em chúng con tất cả huynh đệ đều xin thành tâm một lòng kính chúc sức khỏe Thầy ạ. Thầy khỏe mãi và mãi mãi Thầy cửu trụ thế gian để chỉ daỵ dẫn dắt cho chúng con ra khỏi bến bờ sinh tử luân hồi ạ. Chúng con xin kính chúc sức khỏe Thầy ạ.

Trưởng lão: Thầy cảm ơn mấy con, ráng tu mấy con! Rồi!

Phật tử: Dạ, vâng ạ!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy