00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(10:25)

(10:25) Sư Tuệ Tĩnh: Còn cái quả Tha Tâm Thông đó Thầy. Ở đây nói, người có Tha Tâm Thông là biết tham, sân, si của đối tượng, với Chuyên chú, Tán loạn, Đại Hành tâm, Vô Thượng Tâm, Tâm thiền định, Tâm không thiền định,.v.v. Tâm giải thoát, Tâm không giải thoát. Hồi đó thì con hiểu Tha Tâm Thông là cũng như mình biết cái đối tượng đó muốn gì, nghĩ gì, nghĩa là trong lòng người ta nghĩ gì mình biết hết. Trong này thì không nói cái đó, nhưng có bài kinh của đức Phật biết cái tâm của Sona-NanDa đó, NanDa muốn Phật hỏi câu nào dễ dễ, Phật biết. Đó là cái ý nghĩa như vậy, mà khúc trước cái quả thì không có nói tới cái đó. Thầy dạy hết về vấn đề Tha Tâm Thông đi Thầy.

(11:06) Trưởng lão: À, Tha Tâm Thông, cái tâm mình nó thanh tịnh rồi thì theo dùng cái danh từ gọi là giao cảm với tâm của mọi người. Tâm người ta chính là tâm của mình. Ví dụ như mình giao cảm, tâm người ta ở trong tâm trạng buồn, vui biết cai gì mình biết hết. Gọi là Tha Tâm Thông, còn danh từ nữa gọi là Tha Tâm Trí, cái trí của họ nghĩ ngợi cái gì mình biết hết.

Sư Phước Nhẫn: Cùng một thứ hả Thầy?

Trưởng lão: Cùng một thứ! Tha tâm thông cũng như Tha tâm trí, nghĩa là cái tâm người ta sao mình thông hết. Còn cái trí của người ta như thế nào, người ta nghĩ ngợi thế nào mình biết hết. Người ta nghĩ trong đầu người ta, người ta không có nói ra, nhưng mình biết được cái ý của họ, họ nói cái gì biết.

Cái đó là khi mà chúng ta tu những cái tưởng, những cái Định tưởng thì nó có sáu cái thông tưởng, Tha tâm tưởng nó cũng biết chứ không phải không biết. Còn chúng ta tu Tam Minh thì chúng ta cũng có Tha Tâm Thông của nó, nó nằm trong Lục thông mà thuộc về Tam Minh nó khác. Mà Lục thông nó về Tưởng Thông nó khác.

Cho nên sáu cái thông này thì nó cũng là cái loại ma chướng cho chúng ta. Người tu đến đây thì họ bị chấp cái này, họ dính cái này. Cho nên, nó có Ngũ thông, nó không có Lậu Tận Thông đó, nghĩa là ngoại đạo tu nó có Ngũ thông chứ nó không có Lục thông. Còn cái Lậu Tận Thông tức là Tam Minh nó mới có Lậu Tận Minh đó, tức là mới có Lậu Tận Thông. Đó, thì cái chỗ đó là cái chỗ mà cuối cùng chấm dứt tái sinh luân hồi. Còn ngoại đạo thì nó không có Lậu Tận Thông, cho nên vì vậy nó không có chấm dứt tái sinh luân hồi. Có những Thần thông, có những Thiền định nhưng mà thuộc về cái hệ Tưởng, thực hiện cái Ngũ Thông Tưởng của nó. Nó cũng thực hiện dữ tợn lắm, nhưng mà không bằng cái Tam Minh của Phật.

(13:06) Sư Phước Nhẫn: Gần giống nhau hả Thầy?

Trưởng lão: Gần giống nhau! Nghĩa là gần giống nhau nhưng mà cái tâm nó do không có ly dục, ly ác pháp cho nên nó còn tích lũy cái tham, sân, si nó dữ tợn lắm! Nó còn danh, còn lợi trong đó.

Sư Phước Nhẫn: Là nó không thoát ra được?

Trưởng lão: Nó không thoát ra!

Do nó luyện tập, nó cũng dùng cái pháp hướng Như Lý Tác Ý vậy nó luyện, mà nó không tác ý ly dục, ly ác Pháp. Nó lại tác ý cái điều kiện nó muốn bay, hoặc muốn thế này, thế kia nó tác ý riếc cũng được.

Ví dụ như bây giờ nó muốn nghe, nó tác ý ra để cho nó tưởng ra nó nghe được tiếng chim kêu, nói chuyện với nhau nó nghe, thì nó cũng thực hiện được. Nhưng mà nó phải nhập tới cái trạng thái nào để rồi nó thực hiện cái pháp hướng, để mà thực hiện những cái đó.

Cũng như bây giờ mình là người Việt Nam đến người Mỹ họ nói tiếng Mỹ mình đâu có biết, nhưng mà khi mình dùng cái Nhĩ Thông đó, thì nó nói gì mình hiểu hết. Mình không học, mà nó nói sao mình hiểu hết, tức là Nhĩ Thông, thông được cái âm thanh, cái ý của nó muốn nói. Bị vì thường thường nói ra, mình phát ngôn ra đó, thì tất cả những cái đó đều nằm trong cái ý của mình, mình muốn nói cái đó, cái câu nói nó phải có cái ý. Cho nên, Tha Tâm Thông hay hoặc là Tha Tâm Trí đó, thì người ta hiểu ngay được cái ý đó, thành ra nó nói người ta hiểu. Còn mình không học thì nghe nói mình không hiểu.

Con chim cũng vậy, nó ca, nó hát, hay hoặc nó hót mình nghe tiếng mình không biết. Nhưng mà người ta lại dùng được cái Tha Tâm Trí thì người ta hiểu được ý của nó, nó hót cái đó buồn hay vui người ta biết liền, nó nói gì người ta biết liền. Bởi vì trong ý đó, nó gọi là Tha Tâm Thông hay Tha Tâm Trí.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy