Phật tử Anh Vũ: Con nhắc lại lời Phật, có nói là: “Là ta, của ta, và tự ngã của ta”. Con không thể chắc được giữa “của ta”, và “tự ngã của ta” như thế nào?
(22:09) Trưởng lão: Cái “của ta” đó, cái “của ta” nó khác cái “tự ngã”. “Tự ngã” nó ngầm có một cái cách khóa chặt. Thí dụ như “của ta” rồi “tự ngã của ta”, nghĩa là bây giờ cái này, cái máy này là cái vật của mình, thì “của ta”, là “cái vật của ta”. Nhưng mà cái “ngã của ta” nó còn “cái ngã” mà lại “của ta ” nữa, nó có hai cái.
Phật tử Anh Vũ: Nó thâm sâu ở bên trong?
Trưởng lão: Nó thâm sâu bên trong nó. Cho nên cái mà mình chấp, cái “tự ngã” có “cái ngã” trong đó, thì cái đó nó nặng hơn, nó khó xả hơn. Cũng như cái gì, thí dụ như một món vật nào đó mà con thích, thích hơn các món vật khác, mà món vật đó mất thì cái đó gọi là “tự ngã của ta”. Còn cái mà vật mình cũng muốn có vậy thôi, nhưng mà nó không thích nhiều (lung). Thì cái đó nó chưa có mang cái bản chất “tự ngã”, mà đó là “của ta”.
Phật tử Anh Vũ: Trong mấy câu nhắc để quán đó, có quán “vô ngã”, thì cái “vô ngã” đó nó có nhiều định nghĩa khác nhau. Thì theo cái bài thực tập của Thầy, cái vô ngã có nghĩa là sao?
(23:33) Trưởng lão: Cái “vô ngã” nó có nghĩa là cái nhìn chung tất cả các cái pháp nó có do duyên hợp, chứ nó không có cái thực tế, không có một cái chất gì thường hằng, vĩnh viễn của nó hết. Cho nên nói gọi là mình nhìn, cho nên cái đó gọi là cái “vô ngã” của các pháp.
Phật tử Anh Vũ: Dạ. Cũng như nó là duyên hợp chứ nó không có tự tính riêng.
Trưởng lão: Không có tự tính riêng. Đúng rồi, nó không có tự tính riêng của nó.