(01:03:18) Còn cái sự kiện mà nó xảy ra. Cũng như ví dụ bà già con, mà nó xảy ra. (Con cứ ngồi yên, Thầy nói cho mà nghe).
Nhân quả mà, nó xuôi bà này cho bả đi về để mà gặp nhân quả thì vậy là tốt thôi, để trả cho nó hết, có gì đâu mà ở đây mà lo, đâu có lo. Nó không chết là may đó, cỡ mà chết thì cũng tốt thôi, không sao đâu. Già yếu rồi bây giờ chết có thân xác tu học nữa. Chớ bả tu chớ bả làm gì đâu, thì huân cái tu này nó còn quài chứ. Nó giờ có sanh ra đứa nhỏ khác đi nữa, thì đứa nhỏ này nó vẫn nhớ cái chuyện tu nó chứ, đâu làm sao. Mà bả còn tu sướng hơn mình nữa, bả còn trẻ khỏe hơn nữa. Phải không? Như vậy rõ ràng là mình thấy thiện pháp chứ, mình tư duy đúng pháp mà, nó làm cho mình đâu có bị rối.
Còn bây giờ, khóc bù lu bù loa nè: “Mẹ tôi mất rồi, phải hồi tôi đi tôi giúp bà thì đâu có chuyện này”. Thì do đó trái lại là đều ác pháp không à. Phải không các con?
Từ cái chỗ nghĩ này nó làm cho chúng ta an ổn, mà chúng ta thấy: “Ờ, bà sanh ra một đứa trẻ khác khỏe mạnh hơn và còn trẻ, khỏe hơn. Mà bà ôm pháp bà đi như vậy bà tu thì bà chết bà đâu có mất cái này đâu”. Do đó cái tâm mình an ổn mình nỗ lực tu, tới cuối cùng chứng quả A la hán. Bà cuối cùng cái duyên đó bà cũng chứng quả A la hán. Các con thấy phải không?
Chỉ có một cái thân này qua thân khác, cái mình khóc bù lu bù loa hà. Thân nào cũng là thân, chớ có thân nào mà nó, đâu có phải thân này nó có hai chân mà thân kia có một chân đâu, mà mình khóc. Có bao giờ chuyện đó đâu.
Còn con than thân trách phận, tại sao con cứ nghĩ cái thân này tu, còn cái thân khác không tu à? Chỉ bây giờ mình ôm pháp hay là không ôm pháp nè. Nếu mà con không ôm pháp tức là ôm phiền não, mà ôm phiền não thì mai mốt phiền não nó sẽ lôi con cái thân xác nó phiền não chứ nó đâu có làm sao có pháp tu.
Còn con bây giờ không phiền não chết rồi thì cái thân xác nó cũng không phiền não thì tiếp tục nó tu nữa chứ sao. Có gì đâu, đó là cái luật tự nhiên, đương nhiên nó như vậy, tôi ôm cái nào, tôi huân cái nào thì cái đó nó sẽ về với tôi.
(01:05:03) Cho nên vì vậy tại sao Thầy nói cô Liễu Kim, mà cô giữ gìn được cái tâm bất động tu như vậy, rõ ràng là cô đâu có mất Chánh pháp đâu mà sợ. Bây giờ chồng với con cô thì thấy là nói cô mất, nhưng mà sự thật ra cổ đâu có mất đâu, cô đang ôm pháp cổ tu, bây giờ tu lại không có chồng, có con lại còn sướng hơn là hồi đó có chồng, có con tu cũng khó, muốn xin vô trong này chồng con không cho đi. Phải không? Còn bây giờ cổ có mình cổ tu còn sướng hơn. Mà cái duyên cổ lại tu còn sớm nữa, còn dễ hơn nữa, không phải sướng sao?
Các con thấy Thầy nói có đúng không? Bởi vì hồi đó cổ đau gần chết vầy mà cổ vẫn cứ ôm cái tâm thanh thản cổ đi, thì như vậy là cô ôm pháp chứ cô ôm gì. Biết mấy con có làm như vậy được chưa?
Cho nên, bây giờ mấy con cố gắng tập để cho mình vững vàng hơn cô Liễu Kim nữa. Mà cô Liễu Kim cổ có tu bao nhiêu đâu!
Nhưng mà cổ chỉ cổ đặt trọn cái niềm tin ở Thầy thôi. Cho nên do đó mà Thầy viết bức thư gửi cho, cổ đọc cái bức thư đó mà cô giữ gìn tâm bất động cô thôi, trước những cảm thọ quá đau đớn của cái bệnh ung thư.
(01:06:04) Phải không, thì bây giờ mấy con về đây, tất cả những cái điều mà Thầy dạy cũng là rút tỉa từ kinh nghiệm để chúng ta biết rằng, chúng ta huân được cái gì, ôm chặt được cái pháp thì cái pháp đó không rời chúng ta đâu. Bỏ thân này đi qua thân khác thì cái pháp nó vẫn còn bám chúng ta. Bởi vì cái đó là chúng ta tạo cái nghiệp giải thoát mà, cái nghiệp làm sao mất được.
Cũng như bây tạo cái nghiệp tham sân si, bây giờ bụng mình cũng tham sân si. Tại hồi đó mình cũng ôm tham sân si mình đi, thì bây giờ nó cũng còn trong bụng, trong dạ chứ làm sao. Bây giờ mình xả tham sân si mình đi, thì tham sân si nó hết rồi qua thân kia nó đâu còn tham sân si. Có phải sung sướng không?
Bây giờ nói thật sự ra thì mấy con cái tham sân si mấy con cũng bỏ xuống. Thầy bảo bây giờ cái tham sân si nó có đây nè, mà giờ muốn bỏ nó xuống phải cứ ôm cái pháp thôi. Trời nóng nực mà ôm pháp còn không thấy nóng nực, mà huống hồ là cái thứ tham sân si này nó đeo mấy con sao được. Cứ ôm pháp đi làm sao nó đeo. Mấy con nhớ kỹ điều đó!
Tại vì mấy con bỏ pháp, cho nên tham sân si nó bám vô mấy con sẽ được. Đó, bây giờ Thầy nói trời nóng ở ngoài đó, mấy cái thất ở ngoài đó trời nóng như vậy đó, mấy con cứ ôm pháp đi mấy con thấy. Ôm riết sao nó quên không thấy nóng nảy gì hết. Chứ còn cái người nào ở trong mát mát này đi ra, trời ơi! Nóng quá, y như cái lò. Nhưng mà mấy con ở ngoài đó mấy con thấy có cái lò gì đâu! Bình thường thôi, cái phản ứng tự nhiên của cái cơ thể chúng ta tự nhiên nó cũng nó quân bình được với cái sức nóng đó.
Thành ra mấy con thấy, bây giờ một số người này ở trong này bóng cây mát vậy, xách mấy con ra ngoài đó là mấy con nhăn mặt, nhăn mày liền. Nhưng mà cho mấy con bắt buộc phải ở đó không có đi đâu hết, ba bốn bữa thấy nó bình thường, không có gì hết. Còn nếu mà cho mấy con chạy ra, chạy vô Thầy bảo ở ngoài đó không nỗi. Có đúng không? Mấy con thấy rõ ràng.
Còn bây giờ ở đây mấy con biết là, bởi vì cái phương pháp của Phật nó thật, chúng ta phải ôm chặt nó đi, rồi chúng ta sẽ vượt qua tất cả những cái khó khăn.
Cho nên trong cái bài pháp Thân Hành Niệm, đức Phật nói mười cái điều kiện lợi ích cho chúng ta, mà năm cái điều đầu tiên là nhiếp phục tất cả những cái khó khăn của chúng ta rồi. Tại chúng ta không ôm chặt cái pháp Thân Hành Niệm. Cho nên do đó mà chúng ta không có nhiếp phục được.
Các con nhớ, khi nào mà nhớ lời ông Phật dạy là không bao giờ ông Phật dạy sai mình chút nào hết, dạy có kinh nghiệm. Bởi vì nó là cái chân lý rồi, nó không phải là một triết lý cho nên nó có kinh nghiệm, kinh nghiệm thật sự. Cho nên khi mà tu được rồi Thầy thấy đúng, đúng là ông Phật dạy không có sai đâu. Bữa nào mấy con ôm thử đi, mấy con ôm chặt đi, nó càng nóng mấy con cứ ôm rồi mấy con sẽ thấy rằng nó sẽ. Và như vậy cái tâm tham sân si mấy con có chứ không phải không, nhưng mà các con ôm pháp thì cái tham sân si nó không ở lâu.
Bây giờ thật sự ra cái tâm của mình nó khởi một cái ham muốn cái gì đi nữa, các con cứ cố gắng nhiếp phục cái tâm mình trong cái hơi thở đi. Thì một lúc cái ham muốn nó cũng đi mất, các con không có được. Đó là một sự thật bằng chứng chúng ta nhỏ nhỏ thôi, chúng ta cũng vẫn thấy đó là cái thật, chứ không phải là cái nói mà không có.
Cứ bây giờ mình ôm hơi thở mình cứ thở ra thở vô, mà cái ham muốn cứ ở trong bụng mình nó cứ ham muốn hoài hoài trong này, không có đâu. Ôm lát cái nó say ở trong hơi thở, sao cái ham muốn đó bây giờ nó quên mất rồi?
Nó là sự thật mà, nó lìa ra được, nó không có còn ở trong cái thân của chúng ta được. Nhưng mà chúng ta bỏ cái pháp thì bắt đầu nó vô, nó lìa chứ nó đoạn đâu mà nó không vô được.
Cho nên nghe đức Phật nói: “Ly dục, ly ác pháp”. Chứ chưa phải là đoạn diệt nó đâu. Cho nên mình ly nó, mình nhờ cái pháp này mình ly nó ra. Rồi khi mà mình bỏ cái pháp ra thì bắt đầu nó dính vô, rồi bắt đầu mình lìa nó ra nữa. Và cứ tập luyện như vậy thì nó sẽ đến cái mức độ cuối cùng của vi tế của nó không còn thì nó không có kéo ra, kéo vô nữa thì hoàn toàn…
Đó, thì đó là cái sự tu tập. Bởi vì đến đây là mấy con biết nó cả một cái vấn đề của chúng ta. Cả một cái vấn đề, sự thử thách bao nhiêu sự đau khổ, mà chúng ta không nỗ lực tu thì rất uổng!
(01:09:48) Bây giờ đó thì mấy con hỏi Thầy gì nữa thêm không? Hiểu rồi phải không?
Thứ nhất là phải xả tâm, thứ hai là phải an trú tâm, có hai cách thôi. An trú tâm để đẩy lui những bệnh khổ. Chứ mấy con chưa làm chủ được cái hơi thở mấy con đâu. Nghĩa là chưa làm chủ được cái sự sống chết.
Do đó thì đương nhiên là mấy con phải nỗ lực. Thứ nhất là xả tâm, hoàn toàn là thấy thiện pháp Chánh tư duy chứ không được thấy ác pháp, tức là ngăn ác diệt ác pháp. Nhớ lời Thầy dạy! Thì không có cái gì mà ác pháp đối với chúng ta. Bởi vì đây là cái môi trường, cái nơi mà chúng ta tu tập thì nhất định là không được để ác pháp lọt ở trong tâm chúng ta, phải xả ra hết. Đó là cái duy nhất.
Rồi mấy con có hỏi gì, có thêm gì không?
Tâm có dao động sao mà hỏi Thầy đây?