(16:31) Trưởng lão: Các con đọc thư Thầy, các con sẽ thấy, có người hỏi Thầy hỏi Thầy như thế này: “Tại sao con là con của Thầy mà lại Thầy để kính gửi?”
Con của Thầy mà sao Thầy để “kính gửi”? Các con quen không? “Kính gởi Liễu Tâm”, phải không? Mà sao cuối thư Thầy lại để “Kính thư”, phải không?
Bởi vì, mấy con cũng như Thầy, Thầy cũng như mấy con, cái lòng tôn kính của Thầy đối với mấy con Thầy cũng tôn kính. Bởi vì, nhiều khi một đứa con của mình sinh ra, mà mình không kính nó đâu mình cho nó là con của mình cho nên mình la, mình hét nó. Sự thật ra, cái người cha đó chưa đúng cách mấy con. Chính con của mình là một đứa con nhưng mà biết đâu chừng, trước kia nó là người nào, mình có biết được không?
Cho nên, vì vậy bây giờ tuy là nó mang cái thân nhỏ bé, cũng như bây giờ Thầy là người đi trước, nhưng mà sự thật ra có nhiều bác, nhiều người lớn tuổi hơn Thầy nữa, họ cũng vẫn đáng cung kính chứ. Họ cũng mang cái thân giống như Thầy chứ, Thầy vẫn cung kính. Mặc dù, bây giờ một đứa bé Thầy cũng “kính thư”, Thầy cũng “kính gửi con” tên gì, tên gì… Phải không? Đó là cái thứ nhất, chúng ta phải nói đây là cái lịch sự của người Đông Phương chúng ta, tôn kính trọng lẫn nhau. Không phải mình làm Phật rồi mình không tôn kính ai hết. Thì như vậy ông Phật ngang quá vậy rồi (không nghe rõ).
(17:51) Cho nên, Thầy tu trước là Thầy biết được giải thoát, Thầy giúp cho mấy con. Mấy con cũng như Thầy thôi, cũng bình đẳng như nhau, cho nên Thầy viết thư Thầy để “Kính gửi các con”, phải không? Kính gửi, tức là Thầy coi các con cũng như Thầy, rồi các con gửi thư, các con cũng “Kính gửi Thầy”, phải không?
Như vậy rõ ràng là người Đông Phương chúng ta có tinh thần tôn trọng lẫn nhau, biết tôn trọng lẫn nhau. Cho nên, những điều kiện Thầy mà viết ra thì mấy con cần học cái đó hết.
Cho nên, đâu phải là “Con là con của Thầy, là đệ tử của Thầy sao lại Thầy kính?” Ờ, cho nên Thầy ghi. Thầy viết thư thì Thầy viết đại thôi Thầy đừng có kính”. Thầy dạy kiểu đó, thì Thầy dạy kiểu nào: “Mình làm lớn rồi, làm cha rồi, thôi không có cần nó đâu, không phải đâu mấy con!
Cái lịch sự, lễ độ, cung kính là cái đạo đức của mỗi con người. Dù Thầy là một vị Thầy mà nếu mà Thầy nói: “Mày”, là Thầy không phải là một vị Thầy. Mà Thầy kêu “các con” là những gì mà các con chưa biết, là các con là con của Thầy. Còn những gì mà các con biết, mà các con chỉ lại Thầy là các con là Thầy của Thầy, chứ đâu có ai mà hơn nhau, phải không các con?
Chỉ có cái biết với nhau mà trao đổi với nhau để mà chúng ta trên con đường đời chúng ta mới đem lại an vui cho nhau. Đấy là cái lý. Cho nên, cái lòng cung kính chúng ta luôn luôn lúc nào cũng cung kính với nhau. Các con hiểu chưa?
Cho nên, sau này mà lỡ mấy con có làm thầy đi nữa, thì cũng kính nhe đừng nói tôi làm Thầy rồi, không có kính ai hết thì không được! Đó là những cái học về đạo đức. Bởi vì, sau này mấy con học tới những cái sách Đạo Đức khác, dạy về cái sự xưng hô, về sự cung kính với nhau, thì cái này Thầy sẽ nói.
Đó! Hôm nay, Thầy dạy mấy con cung kính cái lễ thôi. Các con nhớ kỹ, mình lễ cho đúng cách, không ai dám cười. Mình lễ không đúng cách, người ta nói: Ờ, cái người này Phật tử mà sao họ không biết gì hết vậy! Đó cái người biết! Còn người không biết thì họ không biết ở đâu họ nói, con hiểu chưa? Còn người ta biết thì người ta rõ ràng, người ta sẽ chê mình đó, mình học đạo mà không biết cái lễ như thế nào hết, người ta chê mình.
(19:58) Cho nên, những điều này Thầy sẽ viết ra thành sách để lưu lại, để cho con cháu chúng ta sau này làm một người Đông Phương, nó phải có lễ nghĩa, phải có đạo đức hẳn hoi. Nó phải biết xưng hô tôn ti, trật tự! Các con biết không? Tây phương chỉ gọi anh em nó chỉ có tiếng một hà, còn mình: Anh, em, cô, bác, chú, bác, dì… nó có nhiều cái danh từ xưng hô với nhau, nó rất là tuyệt vời!
Phải không, các con thấy học chữ Việt của mình, về danh từ xưng hô nhau mình Thầy thấy rất là hay!
Còn những danh từ mà xưng hô một cách phách lối cũng có chứ phải không: Mày, tao… Các con nghe những danh từ nghe không có ngọt ngào chút nào. Những cái danh từ này có nhưng mà chúng ta không dùng đâu, để cho những người du côn, du đãng họ dùng, chứ còn mình là người đạo đức là nhất định không dùng. Dùng những lời nói, đáng con thì nói con. Lúc mà có tức giận gì đi nữa, vẫn là nói tiếng con cái mình nghe cái ruột của mình nó cũng giảm xuống cái giận, phải không mấy con hiểu?
Khi mình gọi con mà mình tức nó, mình gọi nó: “Con lại đây ba biểu!” Nghe nó cũng nhẹ nhàng nữa, thay vì mình đánh nó 10 roi chứ mình đánh nó có 1 roi. Còn không: “Mày lên đây tao biểu, cái thằng đó lại đây!” Thì con biết không, quất nó chục roi mà còn quất thêm nữa, cho nên cao lên. Từ cái tiếng nói của chúng ta nó làm giảm cái tâm đau khổ của chúng ta xuống. Cái tình thương của chúng ta ban rải lại cho đối tượng của chúng ta, làm cho đứa con chúng ta nó có cái tình thương sâu sắc đối với mình. Con hiểu không?
(21:27) Bởi vậy, dạy đạo đức là phải dạy các con hành động nó như vậy đó. Vì Thầy nghĩ rằng những sách Đạo Đức của Thầy sẽ đem đến cho mấy con có một cuộc sống rất là êm ái. Đó! Thì hôm nay những cái điều nhỏ nhỏ thôi, bây giờ nhớ chỗ nào Thầy dạy mấy con chỗ đó thôi chứ Thầy đâu có… Có ai mà hỏi Thầy Thầy mới nói.
Cho nên, có những người, các con thường thường thấy Thầy đề thơ thì mấy con cũng thấy thường thôi, nhưng mà có người họ lưu ý con, cho nên những người lưu ý là những người mà Thầy thấy người ta lưu ý thì mình phải nhắc nhở. Do đó, mình nói lên cái tâm của mình, cái hành động của mình như vậy là đức hiếu sinh của mình, như vậy là đạo đức hẳn hòi, để làm cho mọi người hiểu.
Có nhiều khi chúng ta có một cái mà chúng ta không để ý đâu, chúng ta lướt qua thôi. Cái đó là cái chúng ta cần phải được học hỏi, phải được hiểu biết. Cũng như bây giờ, lạy, lễ như vậy mấy con cũng thấy bỏ qua thôi chớ mấy con cũng không lưu ý, cho nên cuối cùng mấy con không biết. Trái lại có người thì người ta lưu ý, trước khi lạy người ta hỏi, do đó Thầy mới hướng dẫn chứ sự thật ra nếu mà không có, thì coi như là mình đụng đâu lạy đó cũng được hết, cứ nghĩ có lạy cũng tốt rồi, chứ không biết lạy cách nào.