00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(20:21)

(20:21) Và đồng thời ai thì, mấy con hiện giờ thì Thầy thấy mấy con Giới luật cũng chưa nghiêm chỉnh lắm đâu. Cố gắng khi mà đến những cái nơi mới thì mấy con ráng giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, tức là sống độc cư cho trọn vẹn.

Nhiều khi mấy con bị động quá, rồi mấy con tu không có được. Cho nên cố gắng, hễ quyết tu, là cuộc đời của mình phải độc cư, độc bộ, độc hành. Đó là cái bí quyết thành công của sự tu tập của chúng ta. Vì chúng ta có sống một mình, chúng ta mới thấy từng tâm niệm mình được. Còn mình sống mình nói chuyện này, chuyện kia mình khó thấy cái tâm mình lắm.

(20:54) Cho nên nó càng cô đơn bao nhiêu thì cái tâm niệm mình nó càng hiện rõ bấy nhiêu. Cho nên mấy con cố gắng, cố gắng theo lời Thầy dạy mà tu hành thì chắc chắn con đường giải thoát không còn xa nữa. Và chúng ta biết được cái chân lý của chúng ta, cái chân lý Thanh thản - An lạc - Vô sự. Đó là một cái trạng thái tâm chúng ta, mà hiện giờ thì chúng ta tu học phần nhiều là hộ trì và bảo vệ cái chân lý đó. Làm sao chúng ta sống được trong cái trạng thái đó mãi mãi. Và suốt cuộc đời từ đây về sau chúng ta tới ngày chết, chúng ta vẫn ở trong cái trạng thái đó.

Thì đó là cái cứu cánh cuối cùng của đời chúng ta và đó là cũng sự chứng đạo của mọi người, chứ không có gì khác. Phật cũng ở chỗ đó, chứ không có xa xung quanh chỗ khác đâu. Nhớ lời Thầy nói, mà Thầy có bỏ thân này Thầy cũng vào đó, chứ Thầy cũng không có đi đâu xa. Thầy cũng ở chỗ Thanh thản - An lạc - Vô sự. Mà chúng ta giữ được thì mới ở được, mà giữ không được thì chúng ta sẽ bị nghiệp lôi chúng ta đi tái sanh luân hồi. Thì cố gắng mà thực hiện.

(21:57) Hôm nay thì còn thưa hỏi Thầy gì, có trật có trúng gì đâu? Thầy thấy rằng nếu Tứ Niệm Xứ không xong thì trở xuống xả tâm, có gì đâu. Tứ Niệm Xứ mà quán không được thì trở về xả tâm. Xả tâm hết thì nó trở lên Tứ Niệm Xứ, chứ có đi chạy đường nào mà khỏi. Các con thấy không? Bây giờ xả rồi nó thanh thản, an lạc, vô sự rồi thì nó ở đâu? Hổng lẽ nó chung hang dế nó núp ở trỏng sao? Cho nên nó cũng phải trên thân mình, chứ không lẽ cái tâm của mình nó chui lỗ nào.

Mấy con thấy là bây giờ tâm này thanh thản, an lạc, vô sự nè, Thầy ngồi nè. Thì làm sao Thầy cũng phải thấy hơi thở. Chứ không lẽ bây giờ nó ngồi yên, nó không thấy gì hết, cứ vậy thì nó ngủ sao? Rõ ràng nó đang thức chứ nó đâu phải ngủ? Mà nó thức thì nó phải thấy cái gì, chứ không lẽ nó thấy cái gốc cây ngoài kia, có phải không? Nó phải thấy cái thân của nó chứ. Thì nó thấy thân nó thì tức phải thấy hơi thở. Nhưng mà chúng ta biết rằng nếu mà tập trung trong hơi thở thì sai, cho nên chúng ta không tập trung. Mà không tập trung thì chúng ta tập trung ở đâu? Như vậy là nó thấy cái thân nó, có phải không? Thấy cái thân nó rung động.

(22:54) Như vậy là tự nó, nó trở về Tứ Niệm Xứ mà không phải ức chế nó chứ gì? Có phải tiện không mấy con? Rất là tiện lợi, có gì đâu mà không tiện? Đó cho nên hôm nay trong cái vấn đề tu tập, nó đơn giản, nó dễ dàng lắm. Mà nếu mà nó được mà nhiếp tâm và an trú tâm, nó được quán ở trên thân nó rồi thì tức là nó sẽ nhiếp phục tham ưu. Mà bây giờ mình thấy ưu phiền còn nè, còn niệm còn này kia thì tức là nó chưa quán thân được chứ gì? Mà chưa quán thân được thì mình xả tâm, thì mình xả từng cái niệm đó.

Mà mình xả từng cái niệm đó thì mình sống độc cư, thì mình sẽ thấy được tâm niệm mình từng lúc, từng lúc rất rõ. Còn nếu mình đi nói chuyện, mình nói chuyện này chuyện kia, mình nói chuyện đạo, chuyện đời, mình tính băng, tính sách, tính vở, tính gì đủ thứ. Thì như vậy nó, đây là mình nói về chuyện Phật pháp thôi đó, chứ còn đừng có nói chuyện ngoài đời. Thế mà nó cũng vẫn còn mình bị động, mình còn bị phóng dật ra ngoài. Không tốt.

Cho nên cố gắng nghe lời Thầy. Sau khi cái lớp này mà chúng ta thấy rằng, từ bốn tháng nay mà được bình an mà chúng ta tu tập như vậy, đó là may mắn lắm, chứ không phải là ít đâu nha. Rất là may. Được trọn vẹn, được cái lớp Chánh kiến của chúng ta. Những bài vở mà mấy con làm như vậy, Thầy thấy có nhiều người đạt được tiêu chuẩn giải thoát. Cho nên trong khi tiếp tới cái lớp Chánh Tư Duy, nếu mà đủ cái duyên yên ổn thì chúng ta sẽ tu tập cái lớp Chánh Tư Duy.

Thì trong cái số người mà đã bị rớt trở lại đó, không có ở trên cái lớp Chánh Niệm được, tức là Tứ Niệm Xứ được thì mấy con ở lại cái lớp mà Xả Tâm. Thì cái lớp Xả Tâm, nói nó chung chung thì nó xả, cái gì nó cũng xả, chứ nó có cấp bậc ở trong đó mấy con. Chứ không phải là nói xả, rồi nói người thấp người cao, chứ đâu phải là người nào cũng xả giống nhau đâu. Đâu có cái chuyện mà giống nhau đó đâu. Một người sân quá trời ầm ầm thì phải xả lâu chứ. Còn cái người ta sân ít thì người ta xả mau chứ sao?

Còn cái người mà ta tham ít thì người ta xả mau chứ, còn mình tham quá trời, mình đụng cái gì cũng muốn hết. Xe hơi cũng muốn; ghe tàu cũng muốn; đất đai cũng muốn; ruộng vườn cũng muốn; tiền bạc cũng muốn; muốn tất cả mọi cái. Cái gì cũng muốn, rượu chè cũng muốn, bài bạc cũng muốn, muốn hết. Cái người này phải xả lâu hơn chứ. Còn cái người, người ta chỉ còn, giờ ta chỉ muốn ăn ngày một bữa thôi. Mà ngon dở người ta cũng không cần nữa thì cái người này, người ta xả mau chứ. Đó là cái tham của người ta nó ít rồi.

Cho nên nó coi như vậy chứ, xả nó có cái ở trong đó nhiều lớp lắm, chứ không phải là không lớp. Vậy thì muốn phân ra cho được cái lớp để mà chúng ta tu tập cho đúng với cái đặc tướng của chúng ta, chứ đâu phải là tu chung chung đâu. Nói tu chung chung rồi tôi xả, rồi bây giờ tôi xả nữa, tôi không biết tôi ở trong cái lớp nào đây? Mà không biết tu hoài mà sao nó không tới cái Tứ Niệm Xứ mới chết chứ. Đó, nó mới kẹt ở chỗ này. Cho nên ở đây không phải được quyền tu chung chung.

Cho nên khi mà nó được an ổn trở lại, thì Thầy sắp cho mấy con cái lớp của mấy con sẽ học. Người nào còn trở lại lớp Chánh Kiến là phải trở về lớp Chánh Kiến học lại. Bởi vì cái tri kiến của mấy con chưa đủ sức để mà xả tất cả các niệm. Cho nên mấy con trở về cái lớp Chánh Kiến. Còn cái người nào đủ sức thì mấy con ở trên lớp Chánh Tư Duy. Từng tâm niệm của mấy con khởi ra, làm từng bài luận để mà xả cái tâm đó. Chứ không phải nói mình muốn xả: “À cái này là ái kiết sử, thôi đi đi”. Cái kiểu đó nó đi một ngàn lần nó cứ trở đi, trở lại hoài không bao giờ nó dứt đâu.

Đó cách thức mà để phân ra cho từng biết lớp. Rồi trong cái lớp mà Chánh Tư Duy nó có lớp A, lớp B, lớp C, chứ không phải là nó có chung một lớp đâu. Cái trình độ đặc tướng của mình nó ở lớp A thì mình tu ở lớp A, mà ở lớp B tu lớp B, chứ đâu phải lộn xộn được. Coi vậy chứ có, ở trong cái số nhìn chung mặt người nào cũng nói tôi học lớp Chánh Tư Duy hết. Chứ mà sự thật ra, anh này học lớp Chánh Tư Duy A, chứ anh này học lớp Chánh Tư Duy B, chứ không có được A với B chung lộn đâu. Coi vậy chứ nó có cái trình độ cao thấp trong đó hết, chứ đâu phải giống nhau sao.

Mấy con tưởng, khi mà nói rằng phân lớp thì bao giờ nó cũng phải phân cái trình độ đúng cái lớp đó, để người ta học. Người ta đưa người ta đi dần đến kết quả, nó mới cụ thể, chứ không phải học chung chung. Ở đây làm thật, tu thật, đạt được sự giải thoát thật, chứ không phải là ở trong cái sự hiểu biết suông, trong cái kiến giải suông. Thầy nói như vậy để đủ hiểu biết rằng cái sự tu tập của chúng ta nó còn nhiều cái chuyện mà Thầy rất là phải vất vả để mà phân ra từng lớp, để nó đem lại cái sự cụ thể cho cái sự tu tập.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy