(20:07) Đầu tiên như mấy con đã biết, Thầy dạy mấy con rất căn bản, khi đi vào tu tập là tu tập Định Niệm Hơi Thở: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", rồi hít vô, thở ra. Đây là Thầy dạy cho người mới căn bản, mấy con. Chứ mấy con mà tu như vậy là mấy con không thể được. Giai đoạn của mấy con là: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", còn người mới tu mà vào cái chỗ này thì không được. Tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì mấy con sẽ bị vọng tưởng, sẽ bị niệm này kia. Bởi vì mấy con chưa quen với hơi thở.
Còn các con mới tu thì các con phải nương vào Định Niệm Hơi Thở: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Nhưng thấy hít vô với hơi thở bình thường như vậy thì lại có vọng tưởng, cứ thỉnh thoảng có niệm, cứ thỉnh thoảng có niệm, làm sao hàn phục được nó đây?
Bắt đầu chúng ta sử dụng hơi thở đây; hoặc chúng ta thở ngắn hoặc chúng ta thở dài, đó là cách thức để hàng phục vọng tưởng. Nghĩa là sức tập trung của chúng ta phải gom vào toàn bộ trong hơi thở, chứ không phải người tu lâu… Người tu lâu đã quen rồi, cho nên bây giờ người ta xả lần cái hơi thở của người ta, để cho người ta ở chỗ tâm bất động; để người ta chứng đạo.
Còn mấy con mới tu, mà mấy con tu theo người tu lâu thì không được. Nó phải có những giai đoạn tu tập, chứ không thể người nào cũng tu giống nhau sao được. Tại vì từ bao giờ chưa biết nhiếp tâm mà ngồi lại im lặng một chút xíu là có niệm, vọng tưởng. Cho nên nói bây giờ tui tác ý như vậy sao cứ vọng tưởng hoài!? Mà khi mà yên lặng thì lại có trạng thái hỷ lạc, đó là gặp ma không, đó là sai, không phải.
Cho nên đối với các con hiện giờ, thì các con tu pháp dẫn tâm vào đạo, còn các con mới tu thì các con tu Định Niệm Hơi Thở: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", rồi hít vô thở ra năm hơi thở, rồi lại nhắc một lần cứ như vậy tiếp tục tu tập. Trong ba mươi phút không thấy có vọng tưởng, khả năng mình còn phải tiếp tục tu tập tới thì mình tu tập tới một giờ, cứ tăng dần lên để đến khi được một tiếng, hai tiếng đồng hồ, mà nương vào hơi thở mà tâm không khởi niệm. Thì lúc bây giờ chúng ta xin phép Thầy cho chúng con để tu tập giữ gìn Tâm Bất Động, thì mới cho phép. Có nhiếp tâm được thì mới cho phép, mà chưa nhiếp tâm được thì chưa cho phép.
Tu còn vọng tưởng nhiều quá, ngồi chỉ im lặng nương vào hơi thở mà thỉnh thoảng có niệm xen vào, thì lúc bây giờ chúng ta vận dụng hơi thở dài, thở chậm nhẹ tập trung rất cao. Khi nhiếp tâm được rồi, kéo dài một thời gian ba mươi phút, một giờ thì chúng ta nương vào đó, thân chúng ta có bệnh đau chúng ta đẩy lui được hết, đẩy lui bằng sức nhiếp tâm trong hơi thở, còn các con đẩy lui bệnh bằng tâm bất động. Còn người mới tu người ta đuổi bệnh bằng nhiếp tâm trong hơi thở, cũng cách thức làm chủ bệnh.
(23:33) Cho nên một người mà tu mà đến tâm bất động, đến phương pháp bất động như các con thì cơ thể không có bệnh tật nữa. Mà có bệnh tật thì mấy con phải dùng. Có đau nhức, có bệnh kinh niên lâu mà không hết thì mấy con sử dụng tâm bất động, đẩy lui toàn bộ cảm thọ này ra khỏi thân ta. Bất cứ bệnh gì mấy con có thể đuổi; bệnh suyễn, bệnh lao, bệnh gì tất cả đều giữ Tâm Bất Động đẩy lui, với cái ý thức của chúng ta.
Muốn thân này không có bệnh thì các con sẽ đẩy lui nó bằng trạng thái Tâm Bất Động. Khi đau bệnh mấy con đừng sợ hãi chút nào hết, ngồi thẳng lưng lên và giữ gìn tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thử coi bệnh nó làm gì cho chúng ta biết, đó là chúng ta chiến thắng được giặc sanh tử. Cho nên hãy gan dạ và bền chí, phải tập luyện cho có căn bản, chứ còn nếu mà không căn bản thì mấy con không có thành công được.
Khi hôn trầm, thùy miên thì mấy con ôm pháp Thân Hành Niệm, mà phá sạch cái hôn trầm, thùy miên. Trong những giờ tu tập mà còn bị hôn trầm, thùy miên, thì nhất định là ôm pháp Thân Hành Niệm dập nát. Đầu tiên chúng ta ôm pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác, tu tập đi kinh hành biết đi kinh hành. Sau đó nếu mà phá không được hôn trầm, thùy miên, thì tập ngay liền pháp Thân Hành Niệm mà Thầy đã chỉ dạy mấy con.
Và đồng thời khi mà chúng ta không còn hôn trầm, thùy miên, mà muốn đi kinh hành thì chúng ta tu cái gì đây? Không phải tập trung dưới bước đi đâu, chúng ta tỉnh mà; chúng ta cần gì tập trung dưới bước chân đi; chúng ta đi xung quanh một cái thất này. Nhưng chúng ta nhìn cái tâm bất động chúng ta để gột rửa tất cả các chướng ngại pháp. Chúng ta vẫn đi kinh hành tu tập pháp bất động tâm mà, chứ đâu phải chỉ có ngồi mới tu pháp bất động tâm.
Các con thấy không? Tu bốn oai nghi trong một cái phương pháp dẫn tâm vào đạo mà chúng ta tu tập bốn oai nghi. Chúng ta thử mình ngồi mình tu tập: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi im lặng, rồi mình đứng mình tu coi thử có được không, rồi mình nằm coi thử mình có nhiếp tâm được không? Mình cũng dùng cái câu đó để giữ tâm bất động trong oai nghi đàng hoàng, rồi đi mình cũng giữ tâm bất động, mà khi tác ý tâm bất động mà có một niệm nào mà khởi ra thì ngay đó dùng câu tác ý “tâm bất động”, và gột rửa cho sạch những cái niệm đó không còn khởi nữa. Thì đó là cách thức tu tập của mấy con, tu trong bốn oai nghi có một tâm bất động mà thôi, phải cố gắng, phải cố gắng lên mấy con, tu tập cho tốt các con.