(13:15) Trưởng lão: Còn bây giờ về cái phần về đi kinh hành thì Thầy sẽ chỉ dạy thêm về cái phần đi kinh hành đúng; nối tiếp khi các con thư giãn rồi, các con ngồi các con thư giãn xong rồi tới cái phần đi kinh hành. Đi kinh hành thì có rất nhiều cách, các con lưu ý. Đi kinh hành đây là Chánh Niệm Tỉnh Thức, đi kinh hành như thế này mới là Chánh Niệm Tỉnh Thức. Bắt đầu các con đứng dậy các con bảo: “Cái tâm hãy chú ý cái bước chân đi”, các con phải tác ý trước. Bởi vì luôn luôn lúc nào mình cũng dẫn nó: “Cái tâm phải chú ý dưới bước chân đi đó. Bước!” thì mình mới bước. Đó! Bắt đầu bây giờ mình chú ý cái chân mình đi, mình đi rất bình thường như một người đi bình thường vậy thôi. Các con cứ chú ý rồi các con nhắc: “Tôi đi tôi biết tôi đang đi”, các con cứ đi như vậy đi; rồi các con cứ đi.
(14:19) Tu sinh 1: Khỏi đếm bước hả Thầy?
Trưởng lão: Khỏi, các con cứ đi vòng vòng như vậy, các con cứ tập như vậy đi, coi đi như thế nào, mình đi kinh hành mình khỏi cần đếm gì hết. Còn khi nào đếm thì Thầy sẽ dạy tới đếm, còn đây là đi bình thường, đi là để tỉnh thức thôi. Cứ đi một chút các con nhắc: “Tôi đi tôi biết tôi đi”. Nếu mà nó thuần biết rồi mà nó không có niệm nào khởi ra nữa thì con không nhắc: “Tôi đi tôi biết tôi đi”, mà con lại nhắc: “Tâm như cục đất hãy ly tham, sân, si hết đi! Tôi đi tôi biết tôi đi”. Đó là con nhắc thêm một cái câu tác ý đó nữa để cho cái tâm tham, sân, si của mình lìa ra. Đây là cái giai đoạn đi thứ nhất, nghe không?
Nhưng mà bây giờ con đang ngồi như vậy đó mà con buồn ngủ, nó mắc hôn trầm thùy miên rồi thì con biết làm sao bây giờ? Cách thức mình phải đi, không thể nào mà mình đi cái kiểu này mà nó hết ngủ được đâu. Cho nên mình phải đi để mà phá buồn ngủ. Thì con bảo: “Cái tâm phải chú ý cho kỹ ở dưới bước chân nha. Cái chân thì phải đi cho thẳng”, thì con để nó vầy, đạp cho mạnh, đạp cho mạnh như lính đi vậy đó. Hoặc là con để hai cái tay đằng sau này, con bước rất mạnh, rất mạnh, đó như vậy đó, thì con sẽ hết buồn ngủ. Đó là cách thức phá buồn ngủ.
Rồi bây giờ tới cái phần mà con đi để mà nó định tỉnh trên cái bước đi của con, thì đây là cái phần mà tu tập Thân Hành Niệm. Nhưng mà cái này thì chắc chắn là không biết, nhưng bây giờ các con cũng tập thử, để các con biết cái phương pháp đi Thân Hành Niệm. Thì khi đi Thân Hành Niệm các con sẽ để hai tay ra sau lưng như thế này, các con bảo, hễ ra lệnh rồi thì cái thân hành con phải làm theo.
Thí dụ như bây giờ bảo: “Tay trái để sau lưng”, thì bây giờ nó còn đang đứng đây chứ nó chưa đâu. Nhưng mà khi con nhắc rồi thì con nhìn xuống cái tay trái của mình thì bắt đầu đó mình mới đưa tay trái để sau lưng của mình đi chầm chậm đó. “Tay mặt để sau lưng”, rồi bắt đầu mình ngó qua tay mặt của mình, rồi bắt đầu từ từ mình để qua, để (ý) rất kỹ theo từng cái hành động của cái tay mình để cho mình quan sát rất kỹ cái hành động của nó, phải không?
“Chân trái bước”, thì nó chưa có bước đâu nó còn đứng đó, thì bắt đầu nó nhón gót lên mình lưu ý rất kỹ. Tức là khi mình bảo “chân trái bước” thì con mắt mình ngó xuống cái chân của mình, rồi bắt đầu mình thấy cái chân của mình, cái gót dở lên, rồi nó dở lên, nó đưa lên rồi để cái gót xuống. Rồi “chân mặt bước”, thì do đó mình nhìn xuống cái chân mặt của mình thì đó là nó dở cái gót lên, nó dở cái chân lên, rồi đưa tới, để xuống, hạ gót xuống.
Khi mà con làm nó chậm như vậy đó, cái thân của con nó sẽ bị chậm đó, nó sẽ bị chao đảo, nó không có đứng vững được. Mà con muốn cho nó đứng vững được thì con phải tập như thế này thì nó mới đứng vững. Mới đầu thì chắc ai cũng khó đứng vững, nó cứ nghiêng qua nghiêng lại hoài, thì con sẽ tập như thế này con sẽ đứng vững được, Thầy sẽ chỉ dạy cách thức. Khi mà thấy nó đứng vững thì thôi, mà nếu nó không đứng vững (thì tập), bởi vì con đứng một chân mà con đưa từ từ như vầy rồi con để xuống, rồi con mới để đây, có một chân này thì nó không có trụ vững, cho nên mới đầu thì con phải đứng tại chỗ. Con đứng tại chỗ mà con bước chân cho cao lên, 100 bước như vậy, con đưa chân lên. “Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười…”, như vậy đến một trăm rồi con nghỉ một hơi, rồi con tập nữa. Sau đó con đứng một chân con đưa lên như vầy, con đưa tới, đưa lui cho nó vững vàng, không có lắc qua, lắc lại được chút nào nữa đâu. Cũng là cái kinh nghiệm, cách thức để chúng ta giữ được cái thế thăng bằng. Khi chúng ta làm một cái hành động của cái chân nó không bị dao động, để chúng ta chú ý từng cái co chân lên xuống của chúng ta mà nó không bị cái chân bên đây dao động thì chúng ta mới chú ý nó kỹ.
(18:52) Cho nên con tập một vài lần đưa lên, đưa xuống vậy đó, chừng một trăm lần vậy đó thì con sẽ nghỉ. Nghỉ rồi, con tập nữa, rồi sau đó con tập đi Thân Hành Niệm này thì con đi rất vững vàng chứ không có gì hết. Đó, Thầy dạy các con làm.
Rồi bắt đầu bây giờ các con đi, đứng dậy các con đi kinh hành Thầy xem thử coi. Đi cái đầu tiên, rồi đi phá buồn ngủ. Hễ thấy coi mình phá được không? Cách thức mình phá nó. Thầy nói tu hành là tập luyện dữ lắm! Các con cứ đi tự nhiên thôi con. Rồi, đi thì cứ thỉnh thoảng các con nhắc.
Các con đi thấy chú ý cái bàn chân được không? Đi như vậy đó, đi tự nhiên như vậy đó. Chậm chậm vừa như vậy đó, đừng tập trung quá để cho nó tự nhiên! Rồi bây giờ các con tiếp tục các con đi theo kiểu để mà khi buồn ngủ đó thì các con gồng cái chân lên cho mạnh, các con để xuống cho mạnh, để cho mạnh. Đó, đi như vậy đó. Đi như vậy.
Tu sinh 1: (Không nghe rõ)
(20:35) Trưởng lão: Không, con đi trước, con đi cho mạnh trước đi, đi cho thẳng cái chân, bước cho mạnh, đặng cho phá hôn trầm bị buồn ngủ đó.
Tu sinh 1: Dạ.
Trưởng lão: Đó làm như vậy đó, làm vậy đó. Đó, các con đi chú ý kỹ dưới bàn chân nha, mà đạp cho mạnh. Đó, thì nó sẽ tỉnh mau lắm, nó không có buồn ngủ nữa. Rồi các con tập vậy được rồi con. Thầy dạy tới chừng để các con rút tỉa từng kinh nghiệm, các con sẽ phá buồn ngủ. Thầy chuẩn bị cho các con ở trong mọi cái tư thế để khi các con gặp không biết cách thức nào phá hết đó.
Rồi, bắt đầu bây giờ các con mới tập thử cái Thân Hành Niệm coi. Để tay, coi thử coi, ra lệnh để tay coi sao? Để chậm chậm đó con, để nhanh quá là nó theo không kịp đó.
Tu sinh 1: Tay trái để ra đằng sau.
Trưởng lão: Từ từ để chậm chậm nó, cho nó quen. Đó! con để chậm chậm đó, rồi tay mặt để chậm chậm chậm chậm. Nói chung là cái thói quen của mình, cái hành động nó nhanh lắm, nó nhanh hơn cái ý thức của mình, cái ý thức biết nó chậm hơn. Do đó bây giờ mình tập cho nó chậm lại.
Tu sinh 1: Mình nắm lại.
Trưởng lão: Rồi hai tay nắm cho cứng, coi như nó ôm chặt để cho cái chân động địa có một cái chân thôi, nó không có cái hành động khác của cái thân nữa.
Tu sinh 1: Chân trái bước!
Trưởng lão: Chân trái bước đi, dở gót lên chậm chậm để lưu ý. Rồi con để cái ngón chân xuống, bởi vì hồi đó con dở cái gót lên con giữ cho nó thẳng như vầy để đưa co cái chân lên, rồi con mới đưa tới, rồi con mới để cái ngón chân xuống, con hạ gót xuống thì nó mới đúng. Chứ không nó mất cái động tác của con hết.
Tu sinh 1: Vậy thì con dở cái gót trước?
Trưởng lão: Dở cái gót trước đi, rồi con mới dở lên, rồi mới đưa tới, rồi mới hạ xuống, rồi mới hạ gót xuống.
Tu sinh 1: Rồi chân mặt bước, dở gót lên.
(22:33) Trưởng lão: Dở gót lên, rồi dở chân lên, đưa tới.
Tu sinh 1: Đưa tới.
Trưởng lão: Con giữ thế cái bàn chân, Đó! Để ngón chân xuống, hạ gót xuống!
Tu sinh 1: Chân trái bước!
Trưởng lão: Rồi dở gót lên, dở chân, rồi đưa tới.
Tu sinh 1: Rồi mới dở chân lên, rồi đưa tới.
Trưởng lão: Đưa tới, con lưu ý con làm chậm chậm, con lưu ý từng cái hành động của cái bàn chân; của cái chân mình đưa lên, đưa tới, để xuống.
Tu sinh 1: Dở chân lên.
Trưởng lão: Chậm chậm.
Tu sinh 1: Rồi đưa xuống.
Trưởng lão: Thành ra con lưu ý cái bàn chân. Khi mà nó dở chân lên vầy rồi, tại mình quen thì nó có cái động tác mà mình không hay; là nó đưa cái gót xuống mà cái bàn chân, ngón chân không có giữ thẳng, nó không giữ cái bàn chân. Khi mà gót nó dở lên rồi, nó đưa cái chân lên, nó co cái đầu gối, nó đưa lên rồi nó đưa tới là do cái bàn chân. Chứ còn cái bàn chân của mình giữ đứng, chứ không khéo thì cái này, cái co chân, rồi cái bàn chân của mình nó làm hai động tác của nó một lượt, cho nên khi đó mình hạ xuống thì cái gót nó xuống trước.
(Bên ngoài có người hỏi Trưởng Lão.
Người hỏi: Dạ, thưa Thầy chút nữa có đi không? Bảy giờ mấy hả Thầy?
Trưởng Lão: Có chứ con! Tám giờ.)
Tu sinh 1: Dạ con bước lại. Chân trái bước. Dở chân lên, đưa chân thẳng lên.
Trưởng lão: Dở chân, dở thẳng chân lên chứ chưa đưa tới. Rồi! dở lên, đưa tới. Đó con thấy không, cái bàn chân con phải giữ cho đứng, Lúc con dở gót lên, rồi con dở lên thì bàn chân con đừng uốn vầy, mà con dở lên như vầy.
Tu sinh 1: Chân trái bước, dở gót lên.
Trưởng lão: Con dở lên, con giữ cái bàn chân y cái động tác, rồi đưa tới.
Tu sinh 1: Rồi đưa tới.
Trưởng lão: Rồi để ngón chân xuống.
Tu sinh 1: Rồi để ngón chân xuống, rồi con nhớ rồi.
(24:27) Trưởng lão: Về tập nó mới quen.
Tu sinh 1: Chân trái bước nối gót dở lên.
Trưởng lão: Đưa tới, đưa tới thì con cũng giữ cái bàn chân chứ con đừng có uốn lại. Rồi, con về con tập con đừng có uốn cái bàn chân lại, giữ bàn chân cho xuôi vầy. Về tập hai tuần lễ.
Tu sinh 1: Dạ. Tập ngồi thiền. Cũng như bữa nay con về con tập.
Trưởng lão: Con tập ngồi thiền (ngồi hít thở) rồi thư giãn, rồi tập đi kinh hành.
Tu sinh 1: Rồi đi Thân Hành Niệm?
Trưởng lão: Đi rồi vô ngồi thư giãn, thư giãn một chút rồi mới đi tập cái kiểu đi mà phá hôn trầm.
Tu sinh 1: Phá hôn trầm.
Trưởng lão: Rồi, mới nghỉ một chút xíu, vô nghỉ một chút, rồi mới đi lại tập pháp Thân Hành Niệm. Sau này, cái này là cái phần đi, rồi tới chừng sau nó kết hợp lại với cái phần ngồi. Cái phần ngồi - khi mà cái chân đi như vậy đó, mình đứng lại rồi bắt đầu mình ngồi xuống như thế nào, rồi mình mới hít thở. Kết hợp ba cái giai đoạn của nó ở trong một cái pháp Thân Hành Niệm, khi kết hợp được rồi nó sẽ thành một cái cổ xe, lúc bây giờ mình tu mới được. Rồi, bây giờ các con tập.
Còn về cái phần đó, các con về cái phần mà đi kinh hành thư giãn, Chánh Niệm Tỉnh Thức thì các con đi như vậy, đi tự nhiên như vậy thì nó rất tốt rồi. Nhưng mà nó thường là ở trong đó, sau này Thầy sẽ thay đổi những câu pháp hướng. Từ cái pháp hướng “Tôi đi tôi biết tôi đi” hay “Tôi đi kinh hành, tôi đi tôi biết tôi đi kinh hành”. Rồi khi mà thấy cái tâm của mình nó yên lặng ở trên cái bước đi mình được rồi thì mình tác ý: “Tâm phải ly tham, sân, si hết đi” hoặc là “Tâm như cục đất ly tham, sân, si”, hay hoặc là “Tâm ly dục ly ác pháp”. Tức là những câu pháp hướng đó mình đều nhắc, mình đều nhắc nó. Trong khi mình đi, mình nhắc những điều đó để cho cái tâm mình nó ly cái tham, sân, si ra.
(26:26) Đó thì tất cả những cái điều này, sau này Thầy sẽ lần lượt dạy cho các con. Bây giờ các con chỉ tu có cái: “Tôi đi, tôi biết tôi đi” thôi chứ đừng có nhắc gì nữa. Rồi sau này tu tập cho nó thuần rồi đó, thì tới những cái pháp hướng khác để mình nhắc cái tâm mình trong khi mà mình đi đó, thì Thầy sẽ dạy thêm.
Thôi bây giờ xong rồi các con về tập, về ráng mà tập vì thời gian ở đây không có dài lắm.
(Từ phút (26:58) đến (28:09) băng bị lặp lại đoạn từ phút (25:45) đến 26:57)