00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(25:50)

(25:50) Tuệ Hạnh: Cái trạng thái của Sơ Thiền là chủ động nhập vào hay là nó tự nhiên vào ạ?

Trưởng lão: Cái trạng thái của Sơ Thiền là khi nào con có Định Như Ý Túc thì con mới ra lệnh tác ý. Tức là Trạch Pháp Giác Chi đó, con mới ra lệnh: “Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền” thì ngay đó nó nhập Sơ Thiền. Có năm chi thiền, Tầm Tứ con vẫn suy nghĩ được; con vẫn có thể xả ra được; con vẫn đứng dậy đi được. Cái Sơ Thiền nó như vậy, nhưng mà luôn luôn nó có năm cái chi thiền nó hiện, hiện tiền ở trong con. Con xét thấy hỷ lạc có; khinh an có; rồi kế đó Tầm Tứ có. Tức là cái ý thức con nghĩ ngợi cái gì nó được hết, nhưng mà con không nghĩ. Nhưng mà con thấy cái đó con làm được, Tầm Tứ có, rồi cái Nhất Tâm. Nhất Tâm luôn luôn, nó luôn luôn nó ở trong cái trạng thái nhất tâm. Tức là luôn luôn nó ở trong hơi thở, cũng nó biết thở ra thở vô, không có mất. Nó còn cái một duy nhất của nó, tức là nó ở trong hơi thở.

Còn trái lại Bất Động Tâm thì cái trạng thái của nó, nó chỉ ở trên cái hơi thở nó thở ra. Con ngồi vầy, chớ nó thấy nó thở ra thở vô mà nó không có năm cái Chi Thiền đó, nó không có khinh an hỷ lạc gì lạc gì hết. Còn cái kia nó có cái trạng thái khinh an hỷ lạc của cái Sơ Thiền, nó khác, cái khinh an hỷ lạc. Còn cái Bất Động Tâm thì nó không có khinh an, nhưng nó có cái Nhất Tâm của nó. Nó cũng biết hơi thở ra hơi thở vô, hơi thở ra hơi thở vô, cách thức tự nhiên mà thôi, có cái nhất tâm. Nhưng Tầm Tứ thì nó cũng giống cái kia, ở trong cái Sơ Thiền thì có tầm tứ, nhưng mà nó không có khinh an hỷ lạc, nó có hai cái chi thiền không có giống nhau.

Con ngồi xuống đi con! Đừng quỳ.

Tuệ Hạnh: Thưa Thầy, con muốn hỏi pháp Thân Hành Niệm. Con chưa thanh tịnh giới mà tập cái thân nó mệt. nó muốn ngồi dậy tập tiếp, nó không ngủ được, nó muốn ngồi như không vậy hoài đó.

(27:41) Trưởng lão: Nó ngồi như thế nào, ví dụ như bây giờ con đang nằm…​

Tuệ Hạnh Nó muốn ngồi bật dậy, nó ngồi hoài vậy.

Trưởng lão: Nó bật dậy, nó muốn ngồi hoài hả?

Tuệ Hạnh Ngồi hoài tỉnh thức như vậy đó, nó tỉnh thức không có niệm gì hết, nó ngồi không vậy đó.

Trưởng lão: Nó ngồi không vậy tốt. Nó bây giờ thí dụ ngồi không mà thấy nó không mỏi mệt, không gì hết, nó bất động tâm. Nó không bị chướng ngại gì hết thì con cứ ngồi giữ hộ trì cái chơn lý, cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự đó. Con nhận thấy nó ngồi không mà cái trạng thái thanh thản, nó tỉnh, nó không có mê mờ, nó không có buồn ngủ gì hết.

Tuệ Hạnh Nó tỉnh lắm.

Trưởng lão: Mà nó khi nằm cái nó muốn ngồi dậy thì con ngồi dậy. Ngồi dậy rồi bắt đầu.

Tuệ Hạnh Dạ. Nó bắt mình ngồi dậy nó không cho mình nằm nữa.

Trưởng lão: Nó không cho mình nằm thì mình cứ ngồi, rồi bắt đầu nó muốn nằm thì con nằm, nó muốn đi thì con đi. Cứ vậy đó, con làm theo cái sự điều khiển của trạch pháp ở trong tâm con đó, nó trạch ra. Bây giờ nó, con đang nằm, nó muốn con ngồi thôi thì con cứ ngồi dậy để giữ tâm thanh thản thôi. Rồi bắt đầu bây giờ nó muốn đi thì con cũng đứng dậy đi. Rồi nó, tự con thấy rõ ràng là tự nó điều khiển rồi, thì con cứ làm theo nó, để nó bảo vệ cái trạng thái thanh thản của nó. Thì nó kéo dài được cái thời gian dài thì con sẽ đúng mười hai tiếng đồng hồ, hai mươi bốn tiếng đồng hồ là nó đủ bốn cái Thần túc, là con đủ cái đạo lực để mà con làm chủ được sự sống chết của con rồi.

Chỉ cần kéo dài cái trạng thái đó, mà bây giờ con có cái trạng thái đó rồi, nó dễ quá rồi. Bây giờ nó muốn nằm thì mình nằm, muốn ngồi thì ngồi, muốn đi thì đi, để tự nó. Để cho nó tránh đi cái chướng ngại của thân nó, tâm của nó, cho nên nó giữ gìn nó, nó hộ trì. Cái chơn lý đó được hộ trì bằng cái trạch pháp của nó rồi, thì con cứ để cho nó. Bây giờ nó không ngủ mà nó muốn ngồi dậy tu thì cứ ngồi, có gì đâu. Nhưng mà đừng có ngồi tréo chân để vô Định tưởng thì không được.

Tuệ Hạnh Nó tréo chân là nó hay bung ra, hễ tréo chân là nó hay bung ra thôi.

Trưởng lão: Đó, thì con cứ giữ cái bất động đó đi thì con sẽ kéo dài tốt đó con, nó không có sao đâu, nhớ chưa? Cố gắng thêm một chút nữa, độc cư cho trọn vẹn. Lúc này mà độc cư sai là nó điên đó chứ không phải không đâu. Con mà nói chuyện là nó làm bể vỡ con hết, mất công thì giờ, nó dễ bung lắm. Khi mà nó nói chuyện, nó đụng chuyện với người khác rồi, nó làm cho con mất thanh tịnh đó. Bởi vì nó phải hộ trì tận cùng cái lúc mà mình sắp sửa chứng đạo, thì độc cư phải một trăm phần trăm không có hề sơ xuất.

Tất cả những người mà sống gần con đều là phải trợ giúp con. Chứ không khéo cứ đến động con, con cũng vô không được nữa. Họ cứ chạy ra chạy vô nói chuyện với con là nguy hiểm. Là lúc bây giờ ma, mấy người mà ở xung quanh con đó, ma thúc đẩy họ. Ma bắt họ chạy lại thất con để làm cho con đừng có vô. Nguy hiểm lắm đó, coi vậy chứ nguy hiểm lắm, đóng cửa cho chặt, để không nó chạy vô. Họ thì họ không muốn đến phá con đâu, nhưng mà cái con ma nghiệp đó, nó thúc đẩy những cái người chung quanh con đến nói chuyện với con.

Phật tử: Lúc trưa ăn cơm, con thấy cô Út…​

Trưởng lão: Ừ, coi chừng ma thúc đẩy, thúc đẩy họ. Họ thì không phải họ muốn đâu, nhưng mà nó đẩy họ, họ không giữ được. Cho nên cảnh giác, rất là cảnh giác rất cao. Trong khi đó, cho nên thường thường mà tu như vậy đó, thì người ta tìm cái cảnh giới yên tĩnh, sống một mình trong rừng núi để người ta thực hiện cái cuối cùng nó mới thanh tịnh được. Chứ còn mà đông người nó…​ Mình thì ráng mình tu rõ ràng, mình biết rồi. Nhưng mà nó thúc đẩy những người khác ở ngoài lại làm động mình. Mình không muốn nói chuyện, nhưng mà người khác đến nói chuyện, hỏi cái này, hỏi cái kia ba điều rồi chạy về. Rồi một lát nữa chạy lại hỏi ba điều bốn chuyện rồi chạy về, nó làm động đó, nó phá mình.

(31:20) Các con để ý, ma nó thúc đẩy thì mình nhất định là mấy con nhắc: “Bây giờ ma thúc đẩy nó phá cái chị đó rồi; phá cái thầy đó rồi; phá cái sư đó rồi, mình không có lại thất của người ta được nữa”. Bởi vậy mình vừa giữ độc cư là vừa giữ cho mình, mà vừa giữ độc cư là giữ độc cư cho bạn mình nữa. Cái pháp nó hay vậy đó mấy con. Mà mình không giữ được thì mình lại phá người ta, người ta tu không được, mình cũng không được. Nó kẹt như vậy. Cho nên vì vậy mình ráng cố gắng kìm giữ, chứ nó thúc đẩy lắm. Nó có cái lực, nó thúc đẩy cho mình phá độc cư.

Mà hễ nó phá được rồi, mấy con thấy không? Nó đơn giản lắm, nó cứ đi nói chuyện hoài, không làm sao nó dừng lại được. Hễ như con ma nó vô được rồi là bắt đầu nó ngự trị ở trong tâm của mấy người đó rồi thì, thôi, cứ chuyện này hết tới chuyện kia. Thầy nói mấy con cứ lưu ý đi, hễ mấy con nói chuyện được rồi, thì mấy con bị ma nó nhập vô rồi, không làm sao mấy con gỡ ra được hết. Mà cái độc cư nó xác định rất rõ ma nhập, kêu là ma nói chuyện nhập chứ không có gì hết, thắng nó không được.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy