00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(19:36)

(19:36) Trưởng lão: Bây giờ, còn cái phần ở đây là của Kim Quang hỏi Thầy. Con có cần hỏi gì nữa không? Về cái phần con hỏi để Thầy sẽ ghi lại Thầy trả lời cho con, để nó ghi nhớ. Chứ bây giờ Thầy nói miệng, rồi cái nhớ, cái không nữa, uổng cho con. Phải không? Đồng thời cũng là để sau này mọi người đều có thể phổ biến cho nhau để đọc. Rất hay. Đúng không? Rồi thôi con về con ráng tập. Tu Tứ Chánh Cần con cũng làm gương cho mọi người đi, cũng như sau này mà chứng đạo, “Tôi từ tu Tứ Chánh Cần mà vô, thôi chứ đâu phải”.

Trong cái vấn đề mà tu tập rồi, ở đây là Thiện Tâm hỏi Thầy con. Là trong vấn đề tu tập, nói chung là cái tri kiến của mấy con nó còn ở trong cái tâm tham, sân, si, mạn, nghi, nó còn mù mờ lắm. Cho nên nhiều khi mấy con không có hiểu, mấy con hỏi Thầy, Thầy phải giải thích. Cho nên mấy con thấy rằng ở trong cái nghi, ví dụ đó, Thầy đã trả lời cho con rồi mà con, cái bức thư đó, con hiểu không? Cái tâm nghi của mình nó thuộc về ác pháp, mà cái đức cẩn thận và cảnh giác thì…​ Mới đầu người ta nghĩ rằng nó có cái nghi trong đó mới cẩn thận, mới cảnh giác thì không phải. Cái người cẩn thận không phải nghi ai hết, mà cẩn thận. Đó là tại vì cái tâm si của mấy con nó chưa có hết. Bởi vì nó còn hôn trầm, thùy miên nhiều quá mà mấy con bảo như Phật sao được? Có phải không?

(21:03) Cho nên sau khi mà nó hết hôn trầm, thùy miên rồi, những cái điều mà những ngôn ngữ mà gọi là đức hạnh, gọi là đạo đức thì nó có cái khác, nó không có nằm ở trong ác pháp được. Thí dụ như Thầy cẩn thận, Thầy đi, thì trong cái cẩn thận nó phải có cái sự cảnh giác. Cho nên Thầy đi, Thầy không bị vấp cái cục đá, gốc cây ở dưới đất đi. Còn mấy con đi không cẩn thận, mắt nhắm, mắt mở, đi đá nó đau chân quá, đó thì tức là thiếu cẩn thận, thiếu cảnh giác chứ gì? Nhưng mà vì vậy mà đâu có nghĩa là mấy con nghi là ở dưới đất này người ta đặt đá, đặt gạch cùng hết, cho nên đâu có nghi ai đâu? Đó là mình không có nghi, mà tại vì cái đức cẩn thận.

Cũng như con đâu có nghi người ra đường, người ta sẽ đụng mình. Nhưng mà mình thiếu cẩn thận thì xe nó đụng, tai nạn giao thông nó xảy ra chứ? Cho nên cái đức cẩn thận, lái xe nó hẳn hoi, chứ không phải nghi người ta đụng mình. Nhưng mà vì mình cẩn thận, nhưng mà người khác không cẩn thận, mới xảy ra tai nạn. Con hiểu không? Chứ đâu phải nghi người ta đụng mình: “Ờ! Tôi ra đường, coi chừng người ta đụng tôi à” - Đó tức là mình nghi, còn này mình đâu có nghi ai đâu? Nhưng mà vì mọi người thiếu cẩn thận, mà trong đó có mình thiếu cẩn thận mới tai nạn xảy ra, đó là cái đức cẩn thận.

Cho nên ở đây, con thấy rõ ràng là, có cái câu chuyện mà bữa đó ai hỏi Thầy, cái cô bán hàng đó. Có cái câu chuyện mà cô mới thấy cái bà nhà quê đó vô lựa hàng. Rồi cái bà nhà quê đó lén lấy một cái xấp vải xải ú, vải đen nhét nó giấu đi, rồi mới đi ra. Nhưng bà bán hàng này bà thấy, bà biết, cho nên bà đi theo ra, bà lấy lại cái xấp hàng. Nhưng mà bả mời vào trong, bà cho cái người này thêm cái áo nữa. Do đó, thì cái hành động như vậy là các con sẽ nói là cái bà này luôn luôn lúc nào cũng nghi ha? Không phải. Tại vì cái người bán hàng người ta biết rằng mọi người sẽ có tham, cho nên người ta không nghi người nào hết. Nhưng mà người ta tin rằng là sẽ có người đến đây sẽ lấy đồ, lấy hổng hàng này, lấy hàng khác. Người ta tin rằng con người còn đang ở trong cái xấu, chứ không phải nghi người này. Cho nên không phải là theo dõi có một bà nhà quê này.

(23:36) Còn bây giờ con cứ nghi, nghi như thế này, nhìn trong lớp này có người dáo dác, ngó tới, ngó lui mà sao lại ngó cái máy này? Con mới nghi, cái ông này định lấy cái máy này chứ không phải không. Cho nên con mới theo dõi, con để ý, con cảnh giác cái ông này. Chừng ông thọt tay lấy cái máy này thì con chụp tay liền: “Ông ăn trộm”. Có phải không? Đó là nghi. Còn cái này thật sự ra, mọi người ở trong này có người tốt, người xấu như thế nào tôi không biết. Nhưng mà tôi là người cảnh giác, cẩn thận, cho nên tôi để ý cả cái phòng này. Ai mà lớ quớ mà lấy cái gì là tôi biết liền. Tức là mình không có nghi ai hết, con hiểu không? Không có nghi người nào.

Nhưng mà tại vì tôi là một người có cái đức cảnh giác, đức cẩn thận, tôi gìn giữ, tôi bảo vệ. Cái trách nhiệm của tôi là gìn giữ, bảo vệ của cái căn phòng này, những món vật gì tôi cần phải bảo vệ. Cho nên tôi không có nghi là ông A, ông B, ông C này sẽ lấy cái này, tôi không nghi vậy. Mà tôi có bổn phận là cảnh giác để giữ gìn cái tài sản ở trong cái căn phòng này. Cho nên ở trong cái số người này, mà ai rớ cái món nào là tôi chớp liền. Tức là tôi không có nghi, nhưng mà bổn phận, trách nhiệm tôi cảnh giác. Con hiểu không? Cho nên đó là cái đức cảnh giác mấy con.

Tu sinh Thiện Tâm: Cảnh giác chung chung

Trưởng lão: Chung chung đó con. Mà cái người có đức cảnh giác thì ai qua mắt được họ? Chỉ vì mình thiếu cảnh giác, cho nên người ta lén bỏ túi mà mình không hay. Chừng đó hô hoán lên ăn trộm, ăn cắp, chớ sự thật ra thiếu cái đức cảnh giác ở chỗ này. Cho nên nó không phải là tâm nghi mấy con, nó không tâm nghi. Nó không mang cái tính xấu, cho nên nó là cái đức.

(25:09) Đó! Thì cho nên do cái chỗ con hỏi là cái chỗ tìm hiểu, Thầy thấy rất hay. Có những cái điều mà mình không biết, mình cần hỏi là phải hỏi thôi. Chứ nếu mình không hỏi thì mình không hiểu đâu mấy con, có hỏi thì mới hiểu. Cho nên, trong cái vấn đề học hỏi, đã học thì hỏi, hỏi thì mới hiểu, hiểu nó mới làm cho mình mới cởi mở được, mình mới thấy được cái đúng, cái sai. Mà có một vị Thầy người ta gỡ những cái gút mắc này. Chứ còn cỡ mà có một vị Thầy mà không gỡ được, mình hỏi người ta cũng nói chung chung, không biết làm sao đây? Lúc này thầy trò với nhau lúng túng hết. Có phải không? May là có Thầy, chứ phải không có Thầy chắc chết. Cái tâm mà nếu mà không sáng suốt.

Cũng như bây giờ, nếu mà có Thầy thì mấy con mới thấy được cái đường đi, cái phương pháp tu của đạo Phật. Còn cỡ không có Thầy thì mấy con cũng như là các thầy khác dạy sao hay vậy, chứ mấy con biết chỗ nào mà đúng, chỗ nào sai? Cho nên mấy con lúng túng, tu tập hoài mà sao nó không được gì hết? Đó là cái không có Thầy. Còn bây giờ có Thầy là may, thì mấy con có cái gì không hiểu thì cứ hỏi Thầy, Thầy vui lòng Thầy trả lời. Một cái hiểu của một người hỏi, mà nó giúp cho những người khác hiểu. Nhiều khi mấy con không hiểu, mà mấy con cứ ngỡ tưởng mình hiểu. Nhưng mà khi mà vỡ lẽ có người hỏi ra: “Ờ, tôi cũng hiểu chung chung cái kiểu này, chứ tôi cũng chưa chắc đã là rõ lắm”. Có phải không? Con hiểu không?

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ đúng rồi

Trưởng lão: Cho nên cái hiểu của một người mà giúp cho bao nhiêu người đó con.

Tu sinh Thiện Tâm: Nhiều khi nó cũng giống như nó gượng vậy Thầy. Như mình nói thí dụ như nó là không có nghi, thì cái nghĩ nhiều khi nghĩ rằng cũng không nên cảnh giác nữa, tại nó cảnh giác là nghi rồi!

(26:44) Trưởng lão: Đó, những cái chung chung của mấy con cái kiểu con hiểu vậy. Cho nên trong cái vấn đề mà xả tâm, mà tu tập mà xả tâm, nó cần phải thông suốt. Cho nên đức Phật nói: “Những gì cần thông suốt, phải thông suốt”. Những cái không cần thông suốt mà mình thông suốt để làm gì đây? Thông suốt tầm bậy rồi, nó uổng công. Còn những cái cần thông suốt để làm gì? Để mục đích chúng ta hiểu biết, chúng ta xả tâm.

Cũng như bây giờ con không có thông suốt gì nữa, thì con nói: “Thôi! Không cần cảnh giác, cảnh giác là nghi rồi, ác pháp đánh chết mình rồi, thôi không cảnh giác”. Không cảnh giác thì mai mốt nó hoặc là mình tai nạn nó xảy ra, do sự không cảnh giác của mình. Hoặc là mất của cải, không cảnh giác của mình. Hoặc là không cảnh giác của mình, để rác tấp vô trong nhà, mai mốt hỏa nó cháy nhà, ít bữa thất lấy đâu mà ở? Đó là thiếu cảnh giác.

Cho nên bây giờ thí dụ cảnh giác thì con biết: “Như vậy là rác rến kiểu này, lửa mà nếu nó bốc cháy là cháy cái nhà của mình, thôi bây giờ dọn dẹp, quét sạch sẽ cho nó ra xa xa một chút”, thì đó là cảnh giác. Mà cái vấn đề cảnh giác thì phải nói là cẩn thận rồi. Nó thể hiện cái đức cẩn thận của nó ở trên cái cảnh giác rồi, có phải không? Chứ đâu phải nghi? Bây giờ nghi lửa cháy? Đâu phải nghi lửa cháy. Có phải không? Đâu phải nghi lửa cháy. Mà đây là cái sự thật, là vì những các bồi này sẽ cháy nhà, đó là cái sự thật.

(28:04) Cũng như bây giờ, trong cái số người ngồi trước mắt Thầy, tâm tham chưa có ly. Thì thử hỏi mấy người còn tham hết mà, tôi không cảnh giác rồi mất đồ tôi sao? Chứ tôi đâu có nghi mấy người, tại vì mấy người có tham chứ? Rõ ràng còn tham, chứ đâu phải mấy người hết tham? Chứ phải chi bây giờ ông Phật mà nói ông còn tham thì đó tôi nghi ông. Ông Phật ông tu, ông xả hết tham rồi, thì như vậy là tôi không nghi ông Phật. Mấy con hiểu không?

Còn bây giờ chúng ta còn phàm phu, thì tâm tham chúng ta còn, thì sự cảnh giác chúng ta phải có. Chứ đối với ông Phật thì tôi cảnh giác làm gì? Bây giờ hai chục ông Phật ngồi ở đây, thì thử hỏi mấy cái này ông lấy làm cái gì? Có đúng không? Nhưng mà cái người đời mà ngồi đây hai chục người, mà nếu không cảnh giác, mà cái người nào thích cái gì là bỏ túi, có phải không? Bởi vì họ thích, họ dục mà. Con hiểu không?

Cho nên, không có nghi ai hết, tôi không có nghi ông A, ông B, ông C, đó là tôi không nghi. Nhưng mà tôi biết chắc ở trong số người này, là hoàn toàn là người nào cũng còn tham, cho nên tôi không nghi. Vì vậy mà cái trách nhiệm, bổn phận tôi ở trong cái nhà này là tôi phải giữ gìn, bảo vệ cái tài sản này, cho nên tôi cảnh giác. Tôi cảnh giác tất cả mọi người, chứ không phải là tôi nghi người nào. Cho nên tôi không có ác pháp, tôi không có nghi anh tham, tôi không nghi anh lấy của, tôi không nghi người nào hết, nhưng mà tôi cảnh giác để tôi không bị mất đồ.

Nhưng mà lỡ anh nào mà ở trong đây mà lấy cắp thì tôi bắt, tại vì tôi cảnh giác, chứ tôi không có nghi ai. Nhưng mà anh lấy là tôi bắt anh à, chứ tôi không có nghi mà tôi theo tôi rình rập anh. Còn cái mình nghi là mình theo, mình rình rập coi cái người đó, nghi ngờ cái người đó, rình rập, cho nên nó là ác pháp, nó làm cho mình khổ. Có phải không? Con cứ nghi là khổ, người ta không nói xấu mình, nghi cái người này nói xấu: “Hồi nãy ông này nói chuyện với ông kia, có lẽ nói xấu mình chứ không có ai” - đó là nghi, con hiểu không? Cách thức đó như vậy là nghi.

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, tức là nghĩ xấu về người khác?

(30:07) Trưởng lão: Nghĩ xấu cho người khác, nó là ác pháp mà con, nó nghi. Nó có cái phần xấu ở trong đó nó cụ thể rõ ràng. Cho nên mới gọi là nghi, phải không? Còn cái phần của con hỏi, để Thầy sẽ coi cái nào ấy thì Thầy sẽ trả lời. Hễ nó lợi ích chung thì trả lời. Còn riêng, Thầy chỉ cũng trả lời cho con không.

Tu sinh Thiện Tâm: Thưa Thầy cho con hỏi thêm, thí dụ như là cái vấn đề khi những cái điều mà của Thầy dạy, có nhiều khi hiểu không kịp, không tới, thì cũng phải hỏi. Nhiều khi người ta nói: “Ôi như vậy là không tin Thầy rồi”, như vậy là giống như mình có cái tâm nghi ngờ. Mà đó cũng đâu có phải Thầy, cũng có lúc hiểu, có lúc không.

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là cái không hiểu để mình hỏi cho hiểu, chứ không phải nghi Thầy. Thí dụ như bây giờ Thầy nói trong vấn đề Tứ Thần Túc, mà không thấy Thầy thực hiện Tứ Thần Túc, như vậy là như thế nào? Do đó thì chẻ rõ ra thì mấy con nói nghi thì không phải. Tại tôi không hiểu, tôi mới hỏi cặn kẽ Thầy lại, phải không? Tại sao mà Thầy nói về Tứ Thần Túc- Dục Như Ý Túc mà - Tứ Thần Túc nó có rõ ràng mà? Sao Thầy không thực hiện cho mọi người? Hay hoặc là cái trường hợp, như bây giờ Nhà nước đưa cái đạo luật như vậy, Thầy thị hiện Tứ Thần Túc, thì ông Nhà nước họ sẽ nghe theo Thầy chứ gì? Bắt đầu hỏi như vậy, thì trong lúc đó Thầy mới giải thích cho mấy con. Cái Dục Như Ý Túc và cái Thiên Nhãn Minh- cái quan sát mà hiểu biết hết mọi cái sự kiện của nhân quả thì Thầy đã thông suốt như thế nào? Cho nên trong lúc này, không phải thể hiện cái đó để mà áp đặt Nhà nước vào cái khuôn khổ. Con hiểu không? (Dạ)

Cho nên trong cái vấn đề đó, cái người mà người ta có đủ trí tuệ, người ta không có dùng cái thần thông mà để lừa đảo người khác. Mà người ta dùng cái thần thông nó đúng cách của người ta, chứ không phải là người ta không có thần thông. Bởi một người tu chứng quả A La Hán, người ta đầy đủ Tam Minh, Lục Thông mà, người ta đâu có mà thiếu cái chỗ nào đâu? Thiếu làm sao mà gọi chứng quả A La Hán? Thiếu làm sao người ta muốn là làm chủ sanh, già, bệnh, chết?

(32:14) Bây giờ, làm chủ bệnh mấy con làm chủ được này, mấy con làm chủ cái tâm mấy con làm chủ được này, mấy con làm chủ được cái già mấy con làm chủ được này. Nhưng cái sự mà làm chủ sự sống chết nó phải đòi hỏi mấy con đủ cái lực của Tứ Thần Túc.

Mấy con muốn chết, bảo nó chết là nó chết thì lúc bấy giờ mấy con phải đủ cái lực Tứ Thần Túc. Và người ta thực hiện cho mấy con thấy cái này là sau khi người ta tịch, để cho mấy con thấy. Chứ không phải biểu diễn làm cái trò để cho mấy con ca ngợi, quảng cáo như cái kiểu ở trên ti vi, cũng như kiểu mà quảng cáo dán bích chương theo vách, theo đường, theo phố, không phải kiểu đó. Người ta không có quảng cáo cái điều đó. Nhưng mà người ta cái trường hợp mà cần thiết, để cho mấy con cần thiết biết là cái trường hợp mấy con có cái duyên đủ. Người ta nhìn trong nhân quả mà, người ta thể hiện cho mấy con biết.

Còn mấy con chưa đủ cái lực của nó, thì người ta không cần người ta phải thể hiện. Người ta có trí tuệ thông minh lắm, chứ đâu phải là người ta người ngu. Cho nên lúc nào cũng biểu diễn theo cái kiểu trò ảo thuật, làm trò cho mấy con coi, người ta đâu có làm. Làm rồi mấy con có tu được không? Hoặc là làm như vậy rồi mấy con cứ chú ý vào cái thần thông đó? Rốt cuộc rồi cái tâm mà xả đây mấy con không xả, mà cứ tôi mong là Thầy dạy tôi cái điều này à?

Cho nên các con thấy, trong cái thời đức Phật, có cái vị ngoại đạo cứ đến đây nói đức Phật là: “Phật phải dạy tôi thần thông tôi mới theo ông, Phật không dạy thần thông tôi không có theo”. Con hiểu chỗ đó không? Cho nên ở đây, Thầy biết cái tâm của mấy con là rất nhiều người muốn thần thông. Nhưng mà phải đi từ cái bước nào, đi đến bước nào. Cho nên trong cái giáo hóa mà về thần thông thì giáo hóa đạo đức là cần thiết nhất. Bởi vì ngay đó là nó có cái kết quả cho mấy con liền, và từ kết quả đó, nó sẽ đi đến chỗ không kết quả.

(34:05) Cho nên những cái tâm mà gọi là tìm hiểu, thì nó phần nhiều là nó phải mang theo cái vẻ cái nghi của nó, chứ không phải là thiếu cái nghi. Nhưng mà cái trách nhiệm, bổn phận nó của một cái người mà làm công việc mà cảnh giác và cẩn thận thì nó không phải là chỗ đó. Nó không phải chỗ mà hỏi hay cái chỗ nghi, con hiểu không? Cho nên, cái nghi nó có cái phần ở trong cái chỗ thưa hỏi, chẳng hạn cái chỗ nào không thông biết thì con hỏi. Như vừa rồi con hỏi nó không phải là nghi, mà tại vì mình không biết: “Tại vì nó cảnh giác thì tôi nghi rồi, chắc có nghi rồi mới cảnh giác, không nghi thì làm sao cảnh giác?”, con hiểu không?

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ

Trưởng lão: Đó là, con không hiểu mới hỏi, hỏi vỡ lẽ ra thì con mới biết rằng cái chỗ này không phải là cái chỗ tâm nghi của mình. Còn về thần thông, mà nói: “Bây giờ Thầy…​” rồi nghi Thầy thế này, thế khác, thì qua cái chỗ mấy con hiểu cái nghi, thì mấy con cũng phải đặt cái chỗ hỏi của người ta. Chẳng hạn bây giờ Thầy nói, cái câu nói bây giờ tỉnh giác, hay hoặc là tính giác, cái chánh niệm hay hoặc là cái tỉnh thức. Bây giờ trong những cái danh từ đó mấy con không hiểu, tại vì không hiểu mới hỏi, chứ không phải nghi. Con hiểu chỗ đó không?

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ

Trưởng lão: Thì trong khi mà không hiểu, Thầy mới giải thích từng cái từ đó, để cho mấy con hiểu qua cái ngôn từ, thì cao mấy con hiểu. Lúc nào mà tỉnh giác, lúc nào mà tỉnh thức. Tỉnh thức như thế nào mà tỉnh giác như thế nào? Đó là cách thức để cho mình hiểu. Rồi bây giờ con còn hỏi gì nữa không?

Tu sinh Thiện Tâm: Con xin Thầy, con hỏi thêm chút ạ, khi mình tu tập đúng pháp thì cơ thể của mình nó khỏe ra, mà con thấy dạo này nó bị đau lưng thì do con tu sai pháp phải không Thầy?


Trích dẫn - Ghi chú - Copy