(14:45) Gồm chung mười loại định này gọi là giới đức.
Nghĩa là mười cái loại định này thì nó được cái tên gọi là giới đức.
Còn gọi là giới tâm hay gọi là thiền định, còn gọi là Trung Thiện.
Đó những cái tên của nó để gọi cho chúng ta biết mười cái loại định đó nó có những cái tên của nó như vậy để cho nó phù hợp với cái đạo Phật, đúng với cái nghĩa của đạo Phật. Bởi nó đứng ở vị trí nào thì nó có một cái tên xứng hợp với vị trí nó.
Như vậy là chúng ta phải hiểu: Khi mà bốn cái loại định này nó đứng ở trong cái vị trí của định thì nó gọi là thiền định, mà nó đứng ở trong giới luật thì gọi nó là giới đức, mà nó đứng ở trong các pháp thiện, nhân quả thì nó gọi là Trung Thiện.
Bởi vậy nó đứng ở vị trí nào thì nó có một cái tên xứng hợp ở vị trí nấy, như nó ở vị trí nhân quả, thiện ác thì gọi là Trung Thiện.
Đó, Thầy đem cái ví dụ cho quý thầy thấy rất rõ. Nếu nó ở trong cái nhân quả, thiện ác thì nó gọi là Trung Thiện, mà nó ở vị trí của giới luật thì gọi là giới đức, nếu mà nó ở trong cái vị trí của giới luật thì phải gọi nó là giới đức, nó ở vị trí tâm định tỉnh, trong sạch thì gọi nó là thiền định.
Nói chung nó là giới đức thanh tịnh tâm.
Nó có một cái tên chung của nó đó, gọi là giới đức thanh tịnh tâm.
Đó quý thầy có những cái tên của nó, nó đặc biệt có những cái tên riêng của nó, nhưng nó có những cái vị trí đứng của nó, nó có những cái tên riêng của vị trí đứng của nó.
(16:28) Như vậy là quý thầy nghe nói giới đức thì quý thầy hiểu nó là cái gì rồi. Mà nghe nó là giới đức thì quý thầy đứng ở trong nhân quả biết nó là cái Trung Thiện rồi, biết nó là cái tên gì rồi, mà nếu mà gọi chung nó thì đức giới thanh tịnh tâm. Đó thì quý vị có cái biết rằng, cái đức giới này nó làm cho cái tâm của quý vị thanh tịnh mà định tỉnh, rất là sáng suốt.
Còn về hai mươi lăm giới hạnh như Thầy đã dạy ở trên còn gọi là giới bổn Patimokkha.
Hai mươi lăm cái hạnh mà mình không làm nghề nghiệp này không làm nghề nghiệp kia đó, không sát hại chúng sanh đó, tất cả những cái ở trên đó thì nó là thuộc về giới bổn.
Sau này chúng ta ta sẽ học nó đây để chúng ta bồi, bổ túc thêm cho hai mươi lăm cái giới hạnh, cho nó rõ ràng là oai nghi tế hạnh của người tu sĩ.
Học giới bổn rồi chúng ta mới thấy được hai mươi lăm giới hạnh này nó còn thêm những cái hành động mà chúng ta chưa có học, có thu nhập, có hiểu biết chưa toàn diện. Khi mà học hết cái giới bổn Patimokkha này rồi thì chúng ta có đầy đủ hơn về những cái giới hạnh.
Hạnh giới Ly Trần Tâm.
Nghĩa là cái giới hạnh đó - hai mươi lăm giới hạnh này còn có một cái tên gọi là Hạnh Giới Ly Trần Tâm.
Nghĩa là cái giới hạnh này nó ly cái tâm thế tục của chúng ta, nó ly cái đời sống thế tục của chúng ta, chúng ta không còn có ở trong cái thế tục nữa, không còn sống như cái sống thế tục nữa, cho nên gọi nó - nó có cái tên gọi là Hạnh Giới Ly Trần Tâm.
Nó có một cái tên của nó - hai mươi lăm giới hạnh này gọi là Hạnh Giới Ly Trần Tâm: Chúng ta không còn cái hành động sống như các người thế gian nữa, cho nên nó ly ra tất cả hết cái tâm trần của chúng ta, nó lìa ra hết. Cho nên nội cái giới hạnh không là chúng ta đã lìa cái thế gian rồi.
Còn về tám giới tuệ như trong kinh Sa Môn Quả đã dạy thì chưa đủ. Nó có mười ba giới tuệ.
Đó bây giờ cái giới tuệ chúng ta phải xác định nó. Hồi nãy Thầy xác định cái định cho nó đủ để mười cái định, còn bây giờ nói - hồi nãy chúng ta có học có tám giới như trong kinh Sa Môn Quả đã dạy thì nó chưa có đủ đâu, mà chính nó phải đủ là mười ba cái giới tuệ chớ không phải là có tám giới tuệ đâu.
Nhưng mà theo kinh Sa Môn Quả thì chúng ta nêu ra tám cái giới tuệ, cho nên nó có sự tóm tắt lại để cho chúng ta ngắn gọn, để không nó dài dòng, cho nên ở đây nếu phải rõ thì nó là mười ba giới tuệ chớ không phải là có tám giới tuệ.
Chúng ta phải kể ra cho rõ, nghĩa là Thầy phải nói ra cho rõ để cho quý thầy biết như thế nào là mười ba cái giới tuệ này, mà ở trong kinh thì dạy có - ở trong kinh giới - kinh Sa Môn Quả thì dạy có tám giới tuệ mà thôi, vậy thì nó làm sao mà có được mười ba giới tuệ đây?
(19:18) Một, chúng ta phải thấy:
1. Bốn Như Ý Túc;
2. Lục Thông;
3. Tam Minh.
Quý thầy thấy, nó rõ ràng là Bốn Như Ý Túc, phải không? Bốn cái Như Ý Túc - mình muốn như thế nào nó làm theo như thế nấy hết, mà bốn cái lận chớ không phải là một cái Như Ý Túc đâu, cho nên nó là bốn.
Mà Lục Thông là sáu cái thông, phải không? Thiên Nhãn Thông nè, Thiên Nhĩ Thông nè, phải không? Tha Tâm Thông nè, cho đến Tha Tâm Thông là sáu cái. Mà sáu cái cộng với bốn không phải là mười sao?
Rồi ba cái Tam Minh nữa, phải không? Ba cái nữa là phải mười ba không? Cho nên phải nói đủ là phải mười ba cái giới tuệ. Đó, thì như vậy là chúng ta thấy cộng lại thì nó rất đủ là mười ba chớ không phải như trong kinh Sa Môn Quả nói đâu.
Trong kinh Sa Môn Quả chỉ nói cái Thiên Nhĩ Thông là khi - Thầy nhắc lại cái Thiên Nhĩ Thông ở trong này - là khi mà cái người mà đạt được cái Thiên Nhĩ Thông siêu nhân rồi đó, thì cũng nghe cái tiếng mà ở cách xa ngàn dặm đó, cũng như là nghe - mình nghe - mình đi ra ngoài đường mình nghe người ta đánh trống, thổi kèn, đánh xập xả vậy, nó y như vậy, rõ ràng như vậy, mà cái tiếng người ta nói chuyện ở đâu mình vẫn nghe được như vậy.
Đó là Đức Phật nói về Lục Thông thì Đức Phật có nêu lên có một cái mà thôi để nói nó là cái trí, cái tuệ, cái giới tuệ của nó ở trong cái - cho nó gọn thành lại tám, nhưng mà lôi ra cho đủ là nó phải sáu cái Lục Thông này mới đủ, chớ không phải một cái được.
Cho nên ở đây nó là:
Mười ba giới tuệ này còn gọi là trí tuệ viên mãn.
Đó, mười ba giới tuệ này cũng phải còn gọi nó là một cái tên là trí tuệ viên mãn, vì nó viên mãn cái trí tuệ này nó phải đủ là mười ba cái giới tuệ này, chớ một cái nói “Bây giờ chúng tôi có Tam Minh thôi” - thì cái người đó chỉ hiểu quá là cạn, đơn sơ quá đơn sơ.
Cho nên nói ngoại đạo nó cũng có Lục Thông, thì ở trong cái chỗ tu hành của chúng ta cũng thực hiện Lục Thông, đâu phải không có Lục Thông, mà chúng ta còn Tứ Như Ý Túc, muốn cái gì được như nấy, còn chúng nó chỉ có Lục Thông mà thôi.
Cho nên nó luyện có Lục Thông mà nó không có Tứ Như Ý Túc thì nó đâu có bằng cái phương pháp của Phật. Mà nó chưa có Tam Minh nữa thì nó đâu có sánh được bằng Phật, nó chỉ mới có Lục Thông mà thôi!
Cho nên cái Lục Thông của nó là do luyện tập để tạo cho có cái Lục Thông bằng tưởng pháp chớ không phải bằng cái Chánh Pháp đâu, bằng cái tưởng. Vì vậy mà khi mà đến tưởng thì chúng ta dùng Lục Thông này được.
Cũng như đồng cốt mà, nó chỉ dùng cái tưởng mà nó biết nhà mình cái gì, gì nó nói rõ hết, nó không có nói sai, thì quý thầy thấy cái vấn đề Lục Thông của ngoại đạo là nó Lục Thông nó ở trong cái trạng thái của tưởng uẩn mà nó thực hiện ra.
Còn chúng ta Lục Thông của chúng ta là ở chỗ cái tâm thanh tịnh. Sáu cái mắt, tai, mũi, miệng… chúng ta do cái ly ác pháp và ly dục cho nên nó thanh tịnh mà nó như cái hồ nước trong, vì vậy mà cái Lục Thông này tự thanh tịnh mà thông suốt ra, chớ không phải là do chúng ta luyện tập ở chỗ tưởng.
Nhớ biết như vậy thì chúng ta mới thấy được cái chỗ tuyệt vời của đạo Phật đến cái chỗ mười ba cái giới tuệ này.
Cho nên còn gọi nó là trí tuệ viên mãn.
Viên mãn tức là đầy đủ, trọn vẹn không còn thiếu nữa.
Còn gọi là trí tuệ siêu việt.
Nó còn có những cái tên đó: Trí tuệ viên mãn là trí tuệ đầy đủ không còn thiếu, tới mười ba cái giới tuệ này là cái trí tuệ đầy đủ không còn có một cái nào nữa thêm nữa được hết, đó gọi là trí tuệ viên mãn. Nó còn gọi là trí tuệ siêu việt, cái trí tuệ này nó điều khiển tất cả những cái mà người ta không có thể nghĩ lường được, cho nên nó gọi là siêu việt.