00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(04:54)

(04:54) Và vì vậy mà khi một người mà nhiếp tâm mà không có niệm khoảng từ một phút cho đến ba mươi phút thì người đó mới đủ cái sức mà tỉnh thức hay hoặc cái tâm định tỉnh của mình ở trong cái nhiếp tâm đó. Đó là cách thức để mà, hôm nay là vì Thầy đã cho các thầy và cũng như là quý cư sĩ cách thức để nhiếp tâm. Nhưng mà vì có cái trường hợp là có người nhiếp được mà có người nhiếp không được. Tại vì cũng nhiệt tâm làm nhưng mà vì có thể nói rằng tức ngực hoặc là nó sinh ra những cái chứng bệnh, điều kiện thế này thế khác chứ không phải là ai cũng nói vậy cũng làm được suốt ba mươi phút đâu. Cho nên cái chướng ngại đó sẽ được Thầy sắp xếp họ vào cái pháp nào tu, rồi lại kiểm tra lại cái sự Nhiếp tâm An trú của mọi huynh đệ ở đây, của các tu sinh ở đây, để sắp xếp xem họ ở cái lớp nào.

Nếu một người mà nhiếp tâm trong Thân Hành Nội hoặc Thân Hành Ngoại, bởi vì ở đây chúng ta không phải tu thiền định, chưa có phải tu thiền định đâu. Chỉ nhiếp tâm định tỉnh, làm cho tâm chúng ta được bình tĩnh, được tỉnh táo, nó không bị mê mờ, nó không bị một niệm khác đánh vào chứ không phải thiền định.

Thiền định là khi nào chúng ta tu pháp Thân Hành Niệm luyện Tứ Thần Túc thì mới gọi là thiền định. Còn bây giờ chúng ta chưa có tu tập pháp Thân Hành Niệm luyện Tứ Thần Túc thì không phải gọi là Thiền định, mà đây chỉ mới là tập tỉnh giác mà thôi, hay hoặc là tỉnh thức mà thôi chứ không có thiền định gì cả.

Vì có tỉnh giác chúng ta mới nhận ra được từng tâm niệm trong tâm chúng ta khởi ra, để chúng ta quán tư duy xả nó, giúp cho chúng ta trở về với tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Còn nếu mà chúng ta không có phương pháp như vậy, không có đủ sức tỉnh thức như vậy, thì do đó trước các ác pháp tác động thì tâm chúng ta dễ giận hờn, phiền não, thì đau khổ rất là khó khăn!

(06:55) Cho nên ở đây thì khi muốn Thầy kiểm tra là phải trình cho Thầy nghe, là mình có thể nhiếp tâm được ở trong ba mươi phút chưa? Nghĩa là nếu mà tâm mình dính liền ở trong hơi thở suốt thời gian ba mươi phút nhưng phải với cái pháp Như Lý Tác Ý, còn nếu mà mình ngồi mình nhiếp mà nó không niệm khởi gì hết mà không có pháp Như Lý Tác Ý thì đây là ức chế tâm, sai pháp.

Các con từ lâu tới giờ thì các con thấy một người mà ngồi ba mươi phút, mà không niệm khởi mà không có pháp nào hết, không có nương vào cái tác ý, thí dụ như: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, thì không có tác ý cái câu đó nữa mà vẫn cứ ngồi suốt ba mươi phút vẫn biết hơi thở ra vô như một người Tùy Tức. Các con nghe Sổ Tức là cái người đếm hơi thở, hít vô thở ra đếm một; hít vô thở ra đếm hai, ba, bốn cho đến suốt ba mươi phút không một niệm nào đó thì người đó gọi là Sổ Tức. Người đó bây giờ đó mới buông cái Sổ tức là đếm, không có còn đếm hơi thở nữa mà ngồi chỉ biết hít vô, biết thở ra, hít vô thở ra mà không có tác ý thì người đó gọi là Tùy Tức. Nhưng đối với pháp của Phật mà dùng cái Thân Hành Nội mà nhiếp tâm như vậy thì sai không đúng, vì đó là cái phương pháp ức chế tâm, không có pháp dẫn.

(08:15) Cho nên đạo Phật các con thấy bước vào Định Niệm Hơi Thở thì Đức Phật nói: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, không có nghĩa là ngầm, chúng ta ngồi im lặng biết hít vô thở ra mà đó là phương pháp Như Lý Tác Ý. Tại sao ở đây gọi là Như Lý Tác Ý? Vì ở đây rõ ràng là Đức Phật đã dạy chúng ta biết “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là cái pháp có cái phương pháp hẳn hòi. Bây giờ chúng ta tác ý câu đó gọi là như cái lý của Phật dạy mà chúng ta tác ý, chứ không phải chúng ta đặt ra.

Còn bây giờ chúng ta tác ý ra như cánh tay của Thầy đưa ra - đưa vô mà trong kinh không có nói, nhưng mà chỉ có nói Thân Hành Ngoại, thân hành, pháp thân hành niệm đưa ra vô. Bây giờ Thầy mới đặt ra cái câu: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết…​”, đó là Thầy tác ý cái câu.

Đó, bây giờ Thầy phân biệt để thấy cái pháp Như Lý Tác Ý và cái Tác ý. Thầy tác ý câu đó ra. Bây giờ mấy con mới Như Lý Tác Ý chứ không phải mấy con tác ý được; Thầy tác ý nhưng mấy con phải Như Lý Tác Ý. Tại vì mấy con học lại của Thầy: như cái lý của Thầy dạy mấy con tác ý ra. Hiểu cái pháp Như Lý Tác Ý chưa? Như vậy mới biết cái pháp chứ, còn nếu không thì mấy con đâu có biết, mấy con nghe nói Như Lý Tác Ý rồi Tác Ý không biết cái nào làm sao đây? Nó lộn xộn chỗ này chứ không có gì hết. Nhưng bây giờ thì rõ rồi, thông rồi không còn cái cái thắc mắc nghi ngờ gì cái chỗ này nữa.

Khi nào mình tự đặt ra, bây giờ thấy cái tâm của mình sao nó còn tức giận như thế này, đặt ra: “Mày chết này, mày mai mốt mày còn sân hận như thế này tao cho mày đi xuống lỗ cống cho rồi đời”, thì đó là mình tác ý.

Còn Thầy đặt ra một cái câu nào đó mấy con lặp lại đó là Như Lý Tác Ý. Hiểu rồi phải không? Không còn sai nữa. Mai mốt mình chủ động mình điều khiển mình tác ý ra thì nó là Tác Ý. Còn có mượn cái câu của người khác thì đó là Như Ý Tác Ý. Như lý mà, như cái lý của người ta đưa sẵn rồi mình tác ý trở lại, mình chỉ lặp lại nhắc lại thôi. Đó, thì như vậy nó mới hiểu rõ được cái pháp của nó.

Và vì vậy cho nên vì vậy đúng trong đạo Phật thì các con thấy pháp Như Lý Tác Ý là Phật đã vạch ra cho chúng ta sẵn, do cái đó mà chúng ta theo cái lý đó mà chúng ta tác ý mà tu tập.

(10:33) Cho nên dẫn tâm để nhiếp tâm vào cái hơi thở hoặc là vào cái cánh tay, vào cái bước đi kinh hành chúng ta đều phải Như Lý Tác Ý, như cái lý của Phật đã dạy mình tác ý, thì mình sẽ không sai. Còn bây giờ các con lại bỏ đi, các Tổ lại bỏ đi rồi đặt ra “sổ, tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh” do đó không đúng Phật pháp, sai pháp của Phật. Cho nên ở đây chúng ta tu đúng theo Phật pháp là đúng, mà sai là sai. Không thể nào nói tôi tu theo hơi thở là Định Niệm Hơi thở, không phải!


Trích dẫn - Ghi chú - Copy