00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(01:14:34)

(1:14:34) Tu sinh 4: Dạ thưa Thầy! Câu hỏi này về mười hai nhân duyên. Bình thường Thầy dạy nhìn đời bằng con mắt nhân quả. Thì cũng tương tự như vậy, thì con có thể nhìn đời bằng con mắt mười hai nhân duyên?

Trưởng lão: Được chứ! Bởi vì nhìn đời bằng nhân quả để chúng ta xả cái tâm của chúng ta, như vậy là cái tri kiến nhân quả con nó sẽ giúp con đi vào trong mười hai nhân duyên. Mà mười hai nhân duyên nó có bốn cái cửa để mà phá nó, chứ còn nếu mà con đi sai nó phá không có được.

Thí dụ như con phá cửa vô minh đó, con phải là người trí tuệ, nằm trong nhân quả mà con phá sạch nó thì “tâm bất động, thanh thản, an lạc,…​” là do đó là cái Minh của con rồi, cái Minh nhân quả đó là nó phá Vô Minh, con hiểu không? Vô Minh sinh Hành, Hành sinh Thức mà. Mà cái Vô Minh này nó đã bị phá bằng cái tri kiến giải thoát của nó nhân quả rồi, thì do đó nó sanh ra cái thức này là cái thức nhân quả chứ đâu còn cái thức tầm thường nữa đâu. Cho nên giải thoát nó bẻ gãy hết mười hai nhân duyên này, nó còn cái “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.

Nghĩa là mười hai nhân duyên này nó kết hợp luôn luôn con người chúng ta nó có mười hai duyên nó hợp lại nó thành. Chúng ta đang sống là trong mười hai duyên này, mà giờ muốn bẻ cho nó gãy ra, một cái duyên nào đó mà chúng ta bẻ gãy ra thì mười hai nhân duyên này nó rã ra hết nó không còn nữa. Chúng ta cũng còn sống bình thường như mọi người nhưng không giận hờn, phiền nào ai hết, tại vì nó rã hết nhân duyên rồi. Tức là các nhân duyên nó rã, cho nên nó không lôi kéo chúng ta vào trong cái tâm chúng sinh nữa rồi. Con thấy không?

Cho nên, thí dụ như từ cái Duyên Vô Minh mà con phá tức là cái tri kiến của con phải thông suốt nhân quả, mới dám vào cái cửa Vô Minh đó mà phá nó.

Còn nếu con là người gan dạ thì con phải đi vào cái duyên mà Cảm Thọ. Xúc rồi tới Thọ đó. Con phá cái Thọ, thì mới được.

Còn con đi vào cái duyên Sanh là con phải sống như ông Phật, chỉ còn ba y một bát thôi. Nghĩa là phải lìa xa gia đình của nó, sống trọn vẹn ba y một bát. Cho nên mỗi mỗi có gì đến: “Còn gì nữa mà giận hờn buồn phiền? Buông xuống đi!”. Con thấy không? Đó là duyên sanh, cái đời sống mà. Mà đời sống mình buông xuống còn ba y một bát. Đừng có để quần áo nhiều, đồ đạc nhiều thì không được. Có nhiều vị tu sĩ vác bao bố “thôi rồi, duyên này không phải là duyên sanh rồi”, không được! Cái kiểu này không giải thoát đâu. Cho nên vì vậy mà theo đạo Phật là chỉ còn ba y một bát, tức là hai bộ đồ với cái áo dài để con mặc.

Tu sinh 4: Còn Thầy nói thọ, hồi nãy Thầy nói thọ.

(01:17:22) Trưởng lão: Còn cảm thọ là người phải gan dạ, người có ý chí dũng mãnh trước cảm thọ. Chẳng sợ gì hết! Đó là mình đi vào cái duyên thọ, bẻ gãy duyên Thọ. Đau nhức gì kệ nó không có thọ gì, ai chửi mắng gì tâm bất động, coi như là mình là người ý chí dũng mãnh rồi thì đi vào duyên thọ bẻ gãy nó.

Thì thọ mà bẻ gãy được, không bị nó làm giao động. Bởi vì nhức cái đầu mình không sợ hãi, thản nhiên thì đó là bẻ gãy nó rồi. Còn con đau quá trời đất ơi, cha! Chắc lưỡi, hít hà vậy là rồi rồi, cái này thua rồi, tức là không có gan dạ, nhát.

Cho nên cái người mà gan dạ chút xíu, cái đầu nhức này hết trơn, không có gì hết. Đó là mình thắng nó bằng cái ý chí dũng mãnh của mình. Cái người mà biết mình là người gan dạ, không sợ cái gì hết đó, nghĩa là không sợ trước cái chết đó, như một cái người mà dũng tướng mà ra trận họ coi thường cái thân này chết bỏ đó, thì mấy người đó đi vào cái cửa cảm thọ để phá thì mấy người này thành công dễ dàng lắm, không sợ!

Còn mấy người mà nhát nhát sợ chết đồ, thì thôi đừng vô, vô rồi cũng cuốn gói mà chạy, nó đánh tan nát bắt đầu sợ quá rồi, chạy tuốt hết thì coi như là trở về bình thường, không có còn thắng nó nữa con. Cho nên nó không bẻ gãy nó mà nó lại cấu kết chặt chịa hơn, vậy là mình thua trận.

(1:18:46) Tu sinh 4: Thưa Thầy như vậy, một cái niệm tới hoặc là một cái hoàn cảnh tới thì nếu mà mình nhìn với đôi mắt mười hai nhân duyên thì tức là đầu tiên là mình phải triển khai cái Minh trước, tức là mình thấy bằng con mắt nhân quả.

Trưởng lão: Trong bốn cái này con chọn một cái. Nếu mà con chọn cái Minh thì con nhìn nó là nhân quả con xả liền, tâm con bất động liền. Bởi vì trong mười hai nhân duyên này, con chọn một duyên thôi chứ không cần mà phải nhiều duyên.

Mà nếu mà con chọn duyên cảm thọ, cái thọ đó. Thì ngay đó, bất cứ cái đau đớn gì trên thân tâm con con thản nhiên hết, con chỉ có nhắc: “Tâm bất động, chẳng sợ gì hết!”, thì lúc bấy giờ nó không giao động gì hết thì con sẽ thắng rồi, thì mới gan dạ, cái đó là duyên Thọ. Con phá bẻ, vô cái Thọ mà con phá thì tất cả các cái duyên kia nó đều gãy ra hết, nó không còn cấu kết lại.

Còn Vô Minh thì con phải trí tuệ nhân quả là cũng gãy nó rồi. Cho nên hầu hết là Thầy dạy các con là từ cái Minh để mấy con phá cái Vô Minh. Cho nên Thầy nói: “Bây giờ về gia đình lấy cái Tri kiến Nhân quả mà xả đi”, đó là Minh đó, con hiểu không? Minh nhân quả đó. Để xả cho cái tâm mình nó bất động. Tất cả đều mình thấy nhân quả có gì đâu, hồi đó mình chửi người ta bây giờ người ta chửi mình, hồi đó mình đánh người ta bây giờ người ta đánh lại có gì đâu mà buồn người ta. Mình cứ nghĩ nhân quả vậy thôi đừng có giận ai nữa hết, thì như vậy là nhờ cái hiểu biết đó mà mình thấy thản nhiên, con thấy không?

Cho nên do cái chỗ lý vô đó gọi là Minh, cái chỗ mà mình nhân quả vậy đó gọi là Minh, cho nên vì vậy mà mình phá cái Vô Minh đó. Còn mình cứ Vô Minh mình chấp, người ta đánh mình thì mình đánh lại đó là mình Vô Minh. Có phải không? Người ta nói hơn mình tiếng nói, mình không chịu nhịn mình cũng nói hơn người ta là Vô Minh chứ sao.

(01:20:40) Tu Sinh 4: Dạ bạch Thầy là, cái Thọ ở đây con hiểu là bất cứ cái cảm thọ nào hằng ngày, như là thỉnh thoảng đau đầu, đau tay trong thân là mình bỏ qua, vượt qua hết. Chứ không phải mình đợi nó vào thân, đợi cái Thọ nó đánh mình thì lúc đó mình mới gan dạ mới vượt qua.

Trưởng lão: Không phải con, lúc nào cái chuyện nhỏ, chuyện lớn mà gọi là cảm Thọ đến với con con thản nhiên đó, không có chạy đi uống thuốc đâu hết, chết bỏ!

(01:21:07) Cô Trang: Thưa Thầy, còn cái một cửa nữa là cửa thứ tư. Duyên Vô Minh rồi Thọ rồi ly Sanh, còn cái thứ tư là…​?

Trưởng lão: Ái. Cửa Ái khó ai vô lắm! Bởi vì con người ta ai cũng ái hết à. Khó bỏ quá! Cửa này khó, nhưng ai mà bỏ ái được là được.

Ví dụ bây giờ mình ly gia cắt ái đi, đó cũng là một cái đầu tiên cho nên con phải đi dần với cái giai đoạn của đức Phật rồi, ba y một bát bỏ cả gia đình hết không còn tính nữa, nó có khởi niệm gì mà về ái gia đình của mình thì không được nữa rồi. Kêu là ái đó, cắt cái duyên ái đi. Rồi từng đó đó, mình sống mình không còn yêu thương, coi như là mến thích quần áo đẹp hoặc đồ đạc tốt này kia nọ, coi như là còn ba y một bát đó, nó đi về cái đời sống rồi, tức là Sanh rồi. Từ cái Ái mà nó cắt được thì nó đi vào cái đời sống Sanh rồi, thì từ cái đời sống Sanh mà nó còn ba y một bát như Phật rồi thì tất cả những cái gì còn gì nữa mà, bây giờ còn gì nữa mà giận hờn, hết rồi, bỏ hết rồi, cung vua điện ngọc, vợ con cái gì cũng tiêu hết rồi. Bây giờ mà ngồi đây mà giận ai làm chi. Do đó, nội tư duy nhiêu đó thôi nó cũng rớt rụng xuống hết rồi.

(01:22:28) Tu sinh Diệu Hiền: Thưa Thầy, Vô Minh, Thọ, rồi Sanh, Ái.

Cô Trang: Tức là bốn cái của này thì như Thầy nói là Vô minh, Thọ, rồi Ái, rồi Sanh. Thì con thấy cái cửa Thọ là đi dễ dàng nhất!

Trưởng lão: Ờ, cửa Thọ mà gan dạ, dễ nhất mà khó nhất đó!

Cô Trang: Nhưng mà cái Thọ này đó Thầy, nó không phải là cái đau bệnh không, mà nó còn là cái cảm xúc của cái tâm.

Trưởng lão: Đúng rồi! Bây giờ nó cảm xúc của tâm mình nè, thương nhớ nè, hoặc là cảm động một cái gì trước một cái chết đau khổ đồ đó, thản nhiên hết thì nó mới được. Giận hờn nó cũng thuộc về tâm, nó cũng về cái thọ đó.

Cô Trang: Giống như là, một người tác động vào con một cái hành động hoặc một lời nói gì đó, con cảm nhận con giận hờn hoặc là con đau khổ đó cũng là cái cảm thọ hả Thầy?

Trưởng lão: Cảm thọ đó con. Cũng là cái Thọ, Thọ tâm.

Cô Trang: Tức là con phải diệt nó bằng ý chí của mình. Chứ nó không phải chỉ có cái Thọ bị bệnh không.

Trưởng lão: Không phải là có cái đau không mới là Thọ đâu. Cái tâm của mình nó cảm thọ dữ lắm, người ta nói một câu nói trái ý, trời đất ơi! Nó bực lắm, tức là nó cảm thọ.

(01:23:37) Tu sinh Diệu Hiền: Cái trường hợp như vậy là mình phải xả chứ đâu phải nghiến răng chịu đựng phải không Thầy?

Trưởng lão: Bởi vậy, mình mới học nhân quả đó để cho mình xả đó. Ờ bây giờ người ta nói tức mình, hồi nào tới giờ mình cũng nói tức thiên hạ dữ lắm rồi đó, bây giờ người ta nói lại thì có gì đâu mà giận nữa. Từ chỗ tư duy, suy nghĩ đó để mình xả. Mọi cái mình xả, nếu mà mình xả không nổi đó, thì lại bốp tai…​

Tu sinh Diệu Hiền: Chứ còn cái đau thân thì mình ngồi mình chịu, mình gan dạ mình chịu.

Trưởng lão: Ờ! Mình thản nhiên thôi, gan dạ chịu. Bởi vậy trong cái cảm Thọ nó có tâm và thân. Cho nên vì vậy mà những cái tâm đó thì mình dùng cái gì mình xả được nó để cho mình làm chủ được cái tâm bất động của mình là được rồi.

Còn bây giờ cái thân của mình thì mình cũng quán chứ, mình cũng đau nhức mình cũng đâu có ngồi chịu đựng mà câm miệng đó mà chịu mà rung người đó đâu. “Thọ là vô thường, mày đi đi, tao không có sợ mày đâu”, mình nói vậy chứ nó giảm xuống mấy con. Chứ mà mình làm thinh trời ơi! Coi nó đau lung. Không, thật sự mà đau mà mấy con làm thinh nó đau lắm, cho nên mấy con nghe coi, Thầy nói mấy con nghe mấy người mà đau, mấy người rên đó là nó bớt đau dữ lắm. Còn mình đây không rên mà mình nói, đó vậy đó thì nó cũng giảm xuống đau à.

Họ cũng khôn lắm, cái kinh nghiệm của người đời đó, người ta đau người ta rên cho nó bớt. Còn mình giờ đau không rên, mà nói: “Thọ là vô thường, đi! Tao không sợ mày đâu”. Rồi nó còn đau nữa, nói nữa. Mà tao ngồi lại tao lắng nghe, mày còn đau nữa tao nói nữa. Còn mày hết đau thôi tao không nói. Cũng như người ta rên, hết đau hết rên mà còn đau còn rên. Có vậy thôi.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy