00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(09:56)

(09:56) Kế tiếp trong cái bài học vừa rồi đó, thì Chánh Đức có hỏi Thầy, thì ở đây Thầy xin trả lời cái phần đáp của Thầy. Bữa đó Thầy có giảng rồi, nhưng mà Thầy chưa có ghi lại, hôm nay Thầy ghi lại về cái phần trả lời cho Chánh Đức.

Rồi tiếp tục cái phần của Chân Huệ, để chúng ta thông suốt được cái Tứ Niệm Xứ. Chứ không chúng ta không có người hỏi thì chắc chắn là khi chiết qua rồi thì các con cũng tưởng mình là hiểu, nhưng cuối cùng chẳng hiểu gì hết đâu. Theo Thầy biết rằng Tứ Niệm Xứ không phải dễ đâu.

(10:33) Đáp: “Ở đây con muốn hỏi chủ đích của Đạo Phật. Chủ đích của Đạo Phật Thầy đã từng nhắc đi nhắc lại các con rất nhiều lần, đó là giải quyết bốn nỗi khổ của kiếp người: sanh, lão, bệnh, tử.

Sanh là gì? Sanh là cuộc sống hàng ngày, nó thường xảy ra biết bao nhiêu khổ, vui, bất toại nguyện và lo toan sợ hãi, ưu sầu quá nhiều.”

Nghĩa là chúng ta xét có phải không, cuộc sống của chúng ta, luôn luôn lúc nào nó cũng có những chuyện. Tuy rằng nó vui có một chút chứ nó buồn khổ nhiều lắm. Nhiều khi nó kéo dài từ ngày này đến ngày khác, chưa hẳn đã là có niềm vui nào trong đó.

“Lão là gì? Là già yếu, sức lực mòn mỏi, tay chân run rẩy, tâm trí nhớ trước quên sau lẫn lộn. Đó là những hiện tượng suy, làm cho con người khổ đau.”

Nghĩa là già là nó phải như vậy đó. Chúng ta đừng nghĩ rằng hôm nay chúng ta thấy còn đi đứng mạnh khỏe, nhưng ngày nào đó rồi chúng ta sẽ lụm cụm chống cây gậy mà tay chân run rẩy, chừng đó chúng ta mới hỡi ôi, thân này lão, già là khổ thật! Biết nó khổ thật thì lúc đó bây giờ chúng ta có tu hành cũng chẳng kịp nữa rồi.

Cho nên hiện giờ thì các thầy cũng như các con còn ở trong một cái sức khỏe của cái thân của chúng ta, đợi đến khi mà già yếu suy mòn rồi thì các Thầy và các con nghĩ mình còn đủ sức tu hành nữa hay không?

(11:59) Huệ Ân hôm nay 80 tuổi hơn rồi, mà được theo Thầy tu hành, bây giờ tuy rằng chưa làm chủ được thân, nhưng tâm cũng có phần tỉnh táo, không bị trói buộc bởi những cái pháp trần. Do đó tuy rằng tuổi già sức yếu, thì nó thấy được cái lão là đã khổ lắm rồi. Bây giờ quét sơ sơ một chút là thấy mệt, bẻ một vài nhành củi đã thấy mệt, tức lói nữa, cái cơ thể nó sắp hoại diệt, nó không còn một sức lực nào như hồi còn trẻ nữa.

Như Huệ Ân thì con thấy rất rõ cái già là khổ như vậy đó. May là có pháp, có một cái nguồn pháp an ủi, có một pháp đoạn dứt những cái nỗi sầu về cái thân già của mình, cho nên sống vẫn thản nhiên như vậy. Chớ cái cơ thể càng ngày càng suy dần, suy dần và đem lại những tướng trạng để mà đi vào cõi chết.

“Bệnh là những trạng thái làm cho cơ thể đau nhức, khổ sở, nay đau chỗ này, mai đau chỗ khác, nay bệnh này, mai bệnh khác.”

Đó thì các thầy thấy và các con thấy rất rõ, nghĩa là bây giờ chúng ta mạnh, nhưng lát nữa chúng ta đau, nhưng bữa nay đau chỗ này, mai đau chỗ khác, làm cho chúng ta khổ sở vì cái thọ này. Rồi nay bệnh này, mai bệnh khác, nó luôn luôn lúc nào con người phải nhìn thấy rằng chúng ta không thể nào thoát ra khỏi bốn cửa này: sanh, lão, bệnh, tử.

Mà bây giờ bệnh là khổ như vậy, già là khổ như vậy, sanh là khổ như vậy, mà về cái bệnh này nó có về bệnh thân và tâm: Thân bệnh và tâm bệnh. Tâm bệnh thì ưu sầu rầu rĩ, lo sợ, thương ghét, oán hận, sân hận, tức giận v.v…​, đó là những trạng thái của bệnh thân và tâm khiến cho con người đau khổ vô cùng.

(14:01) Đó thì, các con thấy chưa, nó làm cho chúng ta, bốn cái trạng thái này làm cho kiếp người chúng ta luôn luôn khổ đau, có sung sướng gì đâu mà chúng ta ngồi ăn miếng cơm ngon, có sung sướng gì đâu mà chúng ta vui đùa mà xem đá banh, đá bóng, có vui sướng gì đâu mà chúng ta còn muốn hưởng lạc!

Đời quá khổ, khổ vì bốn cái cửa ải này. Con người không vượt ra bốn cửa ải này, làm con người nghĩ mình có ích gì, sanh ra làm chi để mà thọ bốn cái khổ này, quằn quại trên thân chúng ta! Làm sao chúng ta chấm dứt nó, làm sao chúng ta làm chủ nó mới là người trí, người thông minh, mới xứng đáng là đệ tử của Phật!

“Tử là chết. Trước khi chết cơ thể rã rời, đau nhức vô kể, mệt thở từng hồi, ngất xỉu mê man bất tỉnh.”

Các con thấy: tỉnh rồi, bất tỉnh (một) hơi rồi tỉnh lại, tỉnh lại rồi cái mê man, mê man bất tỉnh rồi chết luôn. Đó là những trường hợp của người sắp chết mà ai đã chứng kiến thì cũng thấy được điều đó.

Ít có ai mà nằm im rơ mà chết, lăn lộn, trăn trở rồi mới chết, khó! Cho nên khổ sở đến tận cùng lận mới chịu chết, chớ không phải là dễ gì với cái tử đâu, với cái chết đâu.

“Đây là bốn cái khổ của con người mà không một người nào tránh được.”

Nghĩa là trong thế gian này không ai mà tránh được cái khổ này

“…​ chẳng ai biết cách vượt ra được. Duy nhất chỉ có Đức Phật, người đã tìm ra con đường giải thoát và hôm nay chúng ta đã đủ duyên được tu tập đúng pháp của Người.”

Nghĩa là chúng ta hôm nay đủ duyên. Bây giờ biết bao nhiêu người tu theo đạo Phật mà không ngay trên Tứ Niệm Xứ mà thực hiện thì làm sao làm chủ được thân, thọ, tâm, pháp này mà gọi là làm chủ sanh tử?

(15:43) Cho nên chúng ta là những người có duyên phước với Phật pháp lâu đời chúng ta mới được nghe pháp. Bây giờ hiện giờ chúng ta có thể bao nhiêu người đi chùa lạy Phật, biết bao nhiêu người kính ngưỡng Đức Phật, theo tôn giáo Phật giáo, khắp trên thế giới chớ không phải riêng gì Việt Nam. Nhưng các Thầy nghĩ, các con nghĩ, người ta có tu đúng pháp hay không?

Chắc chắn là các con sẽ thấy rằng không đúng pháp rồi. Mà nếu đúng pháp thì giới luật các Thầy phải nghiêm chỉnh, không đúng pháp cho nên phá giới, phạm giới mà không biết xấu hổ, thì rõ ràng là thời Phật pháp đã suy, Phật pháp đã không còn.

“Vào thời đại ngày nay Phật giáo gần như mất gốc”

Nghĩa là chúng ta đến chùa nào chúng ta thấy cái sự tu tập của họ không có đúng cái đường lối của đạo Phật, cho nên nó phải mất gốc rồi.

“Người tu sĩ Phật giáo ngày nay tu hành không nhắm vào mục đích này,”

Tức là mục đích sinh tử luân hồi đó.

“…​ mục đích của đạo Phật, vì thế đạo Phật chỉ còn là một hình thức danh lợi, mê tín mà thôi.”

Nghĩa là ngoài cái danh lợi đó thì còn đặt thêm cái mê tín để gạt người khác nữa.

Đó thì hôm nay qua cái lời trả lời câu hỏi về cái đích của đạo Phật, Thầy trả lời cho Chánh Đức đến đây là xong cái câu hỏi trả lời của Chánh Đức.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy