Đây là một hạnh khó tu tập nhất trong ba hạnh ăn, ngủ, độc cư. Nghe nói đến nó thì dễ, mà thực hành sống thì khó khăn vô cùng. Độc cư là một phương tiện tu tập để bảo vệ, phòng hộ, giữ gìn, hộ trì, ngăn ngừa, che chở, bảo vệ sáu căn tức là bảo vệ thân tâm được an ổn, tránh các duyên bên ngoài, khiến cho tâm và cảnh an ổn, yên vui để tu (38) tập dễ dàng hơn. Độc cư còn giúp cho tâm quý vị có dịp tuôn tràn bao nhiêu những ký ức, những kỷ niệm khó quên. Độc cư cũng là dịp giúp cho quý vị nhận ra được dục lạc ham ngủ, ham vui là tai hại trên đường tu tập. Độc cư là đối tượng để quý vị dùng mọi phương tiện tu tập thu nhiếp thân tâm thành khối nội lực.
Người không sống trong hạnh độc cư được là người hay phân tâm. Người phân tâm là người không có sức tỉnh thức cao, không có sức tập trung mạnh, chỉ lo ức chế tâm bằng tưởng thức. Người thích quay ra ngoài thường rất sợ cô đơn, tâm thường bị phân tán theo các duyên. Tâm chúng ta có, vốn từ nhân quả mà ra, nên thường bị các duyên nhân quả chi phối. Vì thế tâm lúc nào cũng bị phân chia ta nát, không hợp nhất lại được. Chỉ một vài giây hợp lại là bị phân ra liền theo các duyên trong ba thời gian: quá khứ, hiện tại, vị lai. Từ ngày này sang ngày khác, từ năm này sang năm kia, tâm chúng ta luôn luôn bị phân tán liên tục cho đến khi nằm xuống lòng đất. Mục đích của người tu thiền là gom tâm lại, dù là thiền dưới bất cứ hình thức nào, chỉ trừ loại thiền do các nhà học giả sản xuất ra dùng để ức chế tâm. Bởi thế, người tu thiền mà không sống trong rừng núi thanh vắng, ĐỘC CƯ, thì không làm sao nhập định được. Tại sao vậy? - Đó là vì bốn lý do sau đây: (39)
Tâm phân tán;
Tâm không thành khối;
Tâm không nội lực;
Tâm không tỉnh thức.
Muốn cho tâm thành khối, có nội lực dũng mãnh, để đóng mở sáu căn và tiến vào giai đoạn II của Thiền định là DIỆT, thì phải sống độc cư một trăm phần trăm.
Muốn tu hạnh sống ĐỘC CƯ, phải tu tập ba giai đoạn:
Tập sống ít nói chuyện, chuyện gì đáng nói mới nói;
Tập sống riêng, làm việc riêng một mình;
Tập sống không làm việc, ngồi chơi vô sự.
Sau đây là phần thứ nhất của hạnh độc cư, là TẬP SỐNG ÍT NÓI CHUYỆN.
Quý vị phải biết lựa chọn cái gì cần thiết mới nói, mới thưa hỏi; không cần thiết thì không được nói, không được thưa hỏi. Duy nhất chỉ thưa hỏi về chuyện tu tập, và phải thưa hỏi riêng, không hỏi trước đại chúng, vì hỏi như thế quý vị sẽ bị phân tán tâm lo ngại, khó tập trung. Phải hỏi Thiện hữu tri thức để chỉ cho rõ, hành cho đúng. Ngoài ra, những chuyện khác phải cẩn thận khi muốn nói ra; không được hỏi linh tinh. Có hai (40) mươi điều để giữ gìn im lặng (tránh tiếp duyên):
Tránh nói chuyện tào lao, nhảm nhí;
Tránh kết tình nghĩa, kết bạn bè thân;
Tránh nghe chuyện người khác, vì chuyện người khác khiến tâm ta bị động, bất an, thường sanh ra nhiều chuyện và phải nói ra;
Tránh gặp nhau, vì gặp nhau dễ sanh nói chuyện. Nếu có gặp nhau thì không nói chuyện là tốt nhất;
Không nên đem sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm về tu hành của mình đi dạy người khác khi mình tu chưa xong, tức là bị tâm tham danh khoe khoang;
Thấy bạn mình tu sai, không được đến dạy bảo, mà phải báo cho Thiện hữu tri thức chỉ dạy người ấy; vì đến dạy bảo làm động mình, động người và thành quen thuộc với nhau, nên không giữ hạnh độc cư được…;
Thấy bạn đồng tu buồn khổ, không được đến an ủi, chia sẻ; chỉ cần báo Thiện hữu tri thức giúp là đủ;
Tránh đổ lỗi người khác, vì như thế sẽ tạo duyên bất an trong tâm, gây nên cãi cọ, tranh tụng;
Tránh đi đến thất của người khác, vì như (41) thế là làm động mình, và làm động tâm người;
Làm lao động chung, tránh nói chuyện cười đùa;
Khi giúp bạn đồng tu đang bệnh, tránh nói chuyện ngoài vấn đề thăm bệnh; tốt hơn hết là chỉ hỏi thăm bệnh để dùng phương tiện trị liệu;
Khi làm việc chung với người khác nên tùy thuận để tránh cãi cọ, đổ thừa;
Thường tập sống thơ thẩn một mình, để đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm;
Luôn giữ tâm thanh thản, an lạc và hướng tâm đến thanh thản, an lạc;
Thường giữ tâm vô sự, và hướng tâm đến vô sự;
Thường tránh xa các duyên để giữ tâm không bị phân tán;
Không nên đem tâm sự của mình nói cùng ai, ngoài người Thiện hữu tri thức của mình;
Thấy việc làm nặng nhọc, cùng nhau chia sẻ làm, nhưng không được nói chuyện;
Thấy ai làm chưa xong, cùng làm phụ, nhưng không nói chuyện;
Thường sống im lặng trong và ngoài tâm, và hướng tâm đến sự im lặng. (42)
Quý phật tử phải ghi nhớ 20 điều kể trên, để giữ tâm im lặng. Tốt nhất là tránh xa, tránh xảy ra các duyên, tránh tạo các duyên mới để tâm không bị phân tán. Càng tiếp duyên thì càng tạo hoàn cảnh bất an, tâm bị phân chia, khó tu thành khối nội lực, và tu tập sẽ dẫm chân tại chỗ, không tiến bộ được. Cố tránh duyên thì hoàn cảnh mới thuận tiện, yên vui tu hành.
Quý vị nên nhớ, độc cư ở giai đoạn I là TỊNH KHẨU. Tịnh khẩu là nói lời thanh tịnh, không nói lời bất tịnh. Tịnh khẩu là nói lời thiện, tức là nói lời làm vui lòng mình và vui lòng người. Nói lời bất tịnh là nói lời ác, làm đau khổ mình và đau khổ người. Tịnh khẩu là nói lời thiện, chứ không có nghĩa là á khẩu; vì á khẩu là câm, không nói được. Thế nên quý vị phải cẩn thận, kẻo rơi vào tu hình thức, ít nói mà thành nói rất nhiều, chuyện gì cũng nói; khi tâm bung ra, phân tán nói ôi thôi không hết, như nước vỡ bờ.
Hạnh Độc Cư khó lắm; nó là bí quyết thành công của Thiền định, vì nó có ba nhiệm vụ:
Bảo vệ tâm tránh các duyên;
Gom tâm hợp nhất thành khối;
Làm cho tâm tuôn trào ra hết.
Sáu năm trời tu khổ hạnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là sáu năm tu LY DỤC, nhờ đó, đức (43) Phật tránh được các duyên, thu nhiếp thân tâm thành khối nội lực. Khi tâm đã thành khối có nội lực, đức Phật đã xả bỏ khổ hạnh tối đa, vì khổ hạnh chỉ làm hại cho sức khỏe, và trở lại đời sống bình thường của một tu sĩ đi khất thực ăn ngày một bữa và chỉ khác năm anh em ông Kiều Trần Như, là Ngài đã nhận thêm sữa do cô bé chăn dê cúng dường. Trong 49 ngày dưới cội bồ đề, đức Phật dùng nội lực nơi tâm đã có, đem ra chiến đấu với nội tâm mình để ly dục, ly bất thiện pháp. Lúc bấy giờ, đức Phật gọi là hàng phục Ma Vương. Kế đó, đức Phật diệt tầm tứ, đóng mở sáu căn, nhập Nhị Thiền. Sau khi nhập Nhị Thiền, Ngài loại trừ tưởng thức nhập Tam Thiền. Sau khi nhập Tam Thiền xong, Ngài dừng các hành trong thân, nhập Tứ Thiền. Nhập Tứ Thiền xong, Ngài dẫn tâm đến Tam Minh, thành tựu giải thoát.
Tóm lại, ly dục là lìa xa ý muốn của mình. Nghe nói ly dục thì rất dễ dàng, mà lìa xa ý muốn của mình thì khó vô cùng. Bậc Thánh như Đức Khổng Phu Tử đến 70 tuổi mới dám tuyên bố: “Ta đến tuổi này, mới làm theo ý muốn của mọi người”. Nghĩa là đến 70 tuổi, Ông mới ly dục và ác pháp nơi tâm Ông. Theo Thầy nghĩ, muốn ly dục lìa ác pháp thì ít ra phải ba năm rèn luyện. Còn tu lơ mơ thì 30 năm cũng chưa chắc đã làm được. Cái ý muốn của mình là cái gì? - Là BẢN NGÃ ÁC PHÁP. Bản ngã ác pháp không ly thì (44) làm sao có Niết bàn? VÔ NGÃ ÁC PHÁP là Niết Bàn, chứ không phải vô ngã là Niết bàn, vì vô ngã ác lẫn thiện là cây, đá.
Đi tu cũng như đi học. Người ngoài đời, nếu học không đến nơi đến chốn thì chẳng có ích lợi gì cho mình, mà còn là gánh nặng cho xã hội. Người tu cũng vậy, tu không đến nơi, đến chốn sẽ làm bại hoại tôn giáo. Như hiện giờ chúng ta thấy, phần đông tu sĩ Phật giáo tu không đến nơi đến chốn, làm hư hoại Phật giáo. Người tu đến nơi đến chốn, làm sáng tỏ Phật pháp qua gương hạnh sống của mình, khiến cho mọi người quy ngưỡng và tôn kính Phật pháp. Chúng ta quyết chọn con đường tu, thì phải tu cho đến nơi đến chốn. Người tu lừng chừng không có ích cho mình, cho người, mà còn có hại cho tôn giáo. Đức Phật dạy: “Tu là phải lìa xa ý muốn của mình”. Tu là quyết tâm buông bỏ; bỏ để được giải thoát, thảnh thơi, an vui một đời. Bỏ cái gì? - Bỏ lòng ham muốn (ái dục).
Tóm lại, trong Giai đoạn I của Thiền định là giai đoạn Ly, dùng ba hạnh ĂN, NGỦ, ĐỘC CƯ làm đối tượng để tu tập, khắc phục cho được tâm LY DỤC. Quý vị nên nhớ, chúng ta là tu sĩ của đạo tu hạnh giải thoát thì thời gian nào, ngày nào, tháng nào, năm nào cũng là mùa xuân; Mùa Xuân Vĩnh Cửu trong tâm hồn của chúng ta; mùa xuân không có nhân quả; mùa xuân không có diễn biến (45) luân hồi. Vì thế chúng ta không có chúc thọ, không có mừng tuổi, mừng xuân thế gian. Hãy sống bình thường. Hãy giữ tâm bình thường trước mọi diễn biến của không gian và thời gian, bằng một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, thì đó là Mùa Xuân Vĩnh Cửu. (46)
✿✿✿