(28:39) Bây giờ chúng ta trở về quy y Tam Bảo là ba cái giới sống động đầu tiên của giới luật Phật giáo.
Như chúng ta đã được nghe Thầy giảng, thọ quy y Phật - Pháp - Tăng là quay về nương tựa Đức Phật, vâng theo lời dạy của Ngài, và theo gương hạnh của các bậc Thánh Tăng đệ tử của Ngài mà tu tập.
Ví như cháu bé còn nhỏ sà vào lòng mẹ của nó, nương tựa mẹ nó, tin cậy mẹ nó, vì thế nó có cảm giác an toàn. Sự sinh ra của cảm giác an toàn này xuất phát từ sự bảo bọc thương yêu của người mẹ. Vì thế mà trở về nương tựa với Phật - Pháp - Tăng cũng là sự bảo bọc thương yêu vững chắc hơn sự bảo bọc thương yêu của người mẹ.
Phàm do nơi hành vi hướng về, tin cậy, đặt trọn lòng tin, đáng tin cậy có sự bảo bọc an toàn nhất thì gọi là quy y.
Nghĩa là chữ quy y đó là khi mà chúng ta quay nó về thì tức là phải có một cái sự tin tưởng ở trong cái sự bảo bọc của cái đó, thì chúng ta mới gọi là quy y.
Ở đời chúng ta cũng từng thấy ở cha mẹ…
Nghĩa là mình ở đời thì mình sanh ra mình có cha mẹ thì mình nương cậy cha mẹ rồi.
… học sinh thì tin cậy ở thầy giáo; xí nghiệp thì tin cậy ở dự toán; thuộc hạ thì tin cậy ở trưởng quan. Có người thì tin cậy ở túc mạng, tin cậy ở vận mạng - người ta tin theo túc mạng thì tin cậy ở vận mạng. Người bạo ngược độc tài thì tin theo ở vũ lực, chính khách thì tin cậy vào mưu lược, người tham lam thì tin cậy vào tài sản v.v…
Ở đây không được gọi là quy y…
Nghĩa là mình tin cậy vào cái sự đó đó, là không được dùng cái danh từ quy y.
… vì sự nương tựa này không có bảo đảm vững chắc.
Nghĩa là mình nương tựa những cái hạng người đó không bảo đảm, như nương tựa cha mẹ mình cũng không bảo đảm vững chắc đâu.
Ví như bị tai nạn, nước lụt lớn, người ta có thể trèo lên một ngọn cây, trèo lên nóc nhà, chạy nên gò nhỏ, nhưng có thể nước và sóng gió to, nước dâng cao làm cho cây ngả, nhà sập, gò nhỏ bị ngập, vì thế mà nương tựa như vậy không có vững chắc, nên không thể được gọi là quy y.
(31:13) Nghĩa là bây giờ mình bị nước ngập đi, mình trèo lên nóc nhà mình ngồi, nhưng mà nước cứ dâng lên thì cái nóc nhà cũng ngập rồi mình cũng tiêu luôn chớ làm sao mình sống được!
Còn cây mình cũng trèo lên đó đặng mình tránh nước, nhưng mà gió nó to quá, nước nó chảy riết, cái cây nó ngả xuống thì mình cũng nhào xuống nước, mình uống nước cũng tiêu luôn. Thành ra mình nương tựa nó đỡ đó chớ còn sự thật ra nó chưa chắc.
Vì vậy cũng như mình nương tựa cha mẹ mình vậy, nương tự như vậy nó đỡ chớ còn thật sự ra nó không có bảo đảm cho cái đời sống của chúng ta là hết khổ, mà nhiều khi nó còn khổ nhiều hơn nữa. Bởi vì ngồi ở trên cây tránh nước chớ trong lòng nó run bần bật, nó tưởng là sắp chết chớ nó đâu có còn sung sướng gì được!
Cho nên mình nương vào cha mẹ chớ mình thấy trước cái chết, cái bệnh tật của mình, cái đau khổ của mình, cha mẹ có đau thế được không? Cho nên nương tựa, chớ nương tựa chỉ an ổn cơm ăn, áo mặc ông ta thôi, chứ ông ta lo cho mình, bà ta lo cho mình đi học đồ vậy thôi, chớ còn sự thật ra sự đau khổ của mình thì ông bà cũng không có gánh cho chúng ta được cái gì hết, cho nên đó không thể gọi là quy y.
Còn ở đây chúng ta quy y ba ngôi Tam Bảo này, nó gánh hết cho chúng ta tất cả những sự đau khổ hết, từ cái sống chết của chúng ta nó đều gánh hết, tức là nó làm hết.
Cho nên có nhiều người hiểu lệch lạc đó mới gọi là Tam Bảo gia hộ đó, đó là hiểu cái lệch lạc. Cho nên mỗi mỗi chúng ta làm gì thì chúng ta nói: “Tôi làm được cái này cũng nhờ Tam Bảo gia hộ”, chớ không ngờ là chính mình làm thiện mà nó được cái đó chớ không phải là chính Tam Bảo gia hộ!
Người ta không hiểu cái nhân quả, cho nên người ta mở miệng ra là nói là trật nhân quả hết rồi, do vì vậy đó, làm lệch lạc cái thiện pháp của đạo Phật mất đi.
Trong hoàn cảnh ấy, nếu gần đó có một trái núi cao, mọi người có thể chạy lên, trèo trên cái núi cao đó. Chỉ có những kẻ ngu si thì mới không có trèo trên đó mà thôi!
Mới bỏ sót cái cơ hội sống sót đó mà thôi, chớ không có điên gì mà có cái núi cao mà trèo trên cái cây hay là trèo trên nóc nhà mà chịu ở trên đó mà để cho chờ chết đâu, không có đâu! Chúng ta biết được như vậy.
Nghĩa là ở đây Phật ví dụ như là trong cái cuộc ngập lụt nó như vậy, thiên tai, thủy hoạn như vậy đó, mà có một cái hòn núi cao, thì trong khi mà nước sắp sửa ngập thì người ta lo người ta chạy trên cái núi cao chớ không ai dại gì trèo nóc nhà mà ngồi mà chờ nước ngập cho chết! Phải không?
(33:27) Chúng ta biết là ba ngôi Tam Bảo là cái chỗ mà chúng ta nương tựa vững chắc, thì chúng ta phải chạy đến ba ngôi Tam Bảo. Chớ bây giờ mình nương cha mẹ mình, mai mốt mình đau cha mẹ mình có chịu được không? Đâu có thay thế được!
Mà mình biết mình nương ba ngôi Tam Bảo, ba cái giới hạnh này, ba cái giới thiện này, thì nó sẽ giúp cho chúng ta thoát ra khỏi sự sanh, già, bệnh, chết, đau khổ, thì như vậy là chúng ta đã nương tựa cái chỗ rất là vững chắc!
Đó thì như vậy là Thầy ví dụ như một cái - bây giờ giữa một cái cơn thủy nạn như vậy đó, thì mọi người sống ở trong cái khu này, họ phải trèo trên cái núi cao, họ lùa trâu, lùa bò lên trên cái núi cao hết chớ họ đâu có điên gì mà họ trèo trên cái nóc nhà họ ngồi trên đó, phải không? Hay hoặc họ trèo trên cái cây, họ đâu có điên!
Cho nên do chúng ta không có phải là người điên, chỉ có người ngu mới trèo nóc nhà mà ngồi chờ chết chớ còn cái người mà người ta có trí một chút không ai dại gì mà trèo hết. Người ta lùa trâu, lùa bò người ta lên trên núi đó mà người ta ở, làm sao mà nước ngập cái núi được, phải không? Các thầy thấy!
Mà Tam Bảo là cái núi cao để bảo vệ cái sự sống của chúng ta, cho nên chúng ta không có điên đâu. Và cái người mà hiểu biết được Tam Bảo như vậy thì không có bao giờ mà ai mà không quy y Tam Bảo! Còn chúng ta không hiểu cho nên chúng ta thấy “Tam Bảo thường thôi, có cái gì đâu!”
Mà cái người mà mê tín thì quy y Tam Bảo để cho Tam Bảo gia hộ, thì cái đó là biến ông Phật thành ông thần rồi, biến Tam Bảo thành ba ông thần phù hộ rồi, thành ra cũng là lệch mất đi.
Có nhiều người biến ba Tam Bảo này nó thành là khoa học mất nữa rồi. Bởi vì ông nghiên cứu cái nào, cái tưởng giải của ông, ông nghiên cứu cái nào rồi ông ảnh hưởng cái đó cái ổng đem Phật pháp ra ổng xen vô đó à! Ổng muốn làm sao là ổng làm theo cái kiểu tưởng của ổng đó.
Thành ra Phật pháp bây giờ nó xiên xẹo, nó đủ cách hết, làm cho con người ta không biết đường đâu mà tu hết. Hồi thì Phật giáo thì như ông thần, hồi thì Phật giáo như con quỷ, hồi thì Phật giáo nó như là khoa học, hồi thì Phật giáo nói như nhà tâm lý vậy, nói cái tâm của mình nó chia chẻ ra cũng như sợi tóc vậy.
Thật sự ra thì cái chuyện làm của các nhà gợi được cái thị hiếu của con người chứ chẳng đưa con người đi đến chỗ nào mà gọi là thiện pháp, là đem lại an lành hạnh phúc cho con người được hết.
Bởi vì núi cao đem đến sự bảo bọc an toàn vững chắc hơn những chỗ khác. Nó cao chẳng phải như ngọn cây, nóc nhà, gò nhỏ mà có thể sánh nó được.
Người nào nhận thức được thế sự là vô thường…
Nhận thức được cái thế gian này vô thường, các pháp đều vô thường.
… tất cả tướng thế gian đều do nhân duyên đối đãi với nhau mà thành, mà khổ, mà vô ngã.
Đó, người nào mà nhận được như vậy thì người ta mới nhào vô ba ngôi Tam Bảo này người ta mới nương tựa. Cũng như người ta nhận được là nước sẽ tràn dâng lên thì người ta mau mau trèo lên núi cao, còn cái người mà không nhận được:
Người ấy có thể hiểu rõ ràng sự nương tựa về cha mẹ, thầy giáo, dự toán, trưởng quan, vận mệnh, vũ lực, tài sản v.v… nó chỉ là bảo bọc an ổn tạm thời, nhưng rốt cuộc những chỗ đó không bảo bọc an toàn vững chắc tuyệt đối.
(36:30) Cha mẹ sẽ chết và không thay thế sanh, lão, bệnh, tử của mình được; tri thức của thầy giáo sẽ lạc hậu; dự toán sẽ siêu ngạch; trưởng quan sẽ bị điều động đổi đi chỗ khác; vận mệnh dựa vào không chắc; vũ lực, mưu lược cùng tài sản cũng không bảo đảm được gì: Hôm nay làm vua, ngày mai thì làm tù nhân; hôm nay thì làm phú ông trăm vạn, ngày mai có thể là kẻ ăn mày đầu đường, xó chợ.
Tín ngưỡng của các tôn giáo khác có thể sanh lên trời, song hẳn do nơi tín ngưỡng mà quyết định được sanh lên cõi trời. Cõi trời ở trong Phật giáo vẫn còn sanh, tử, luân hồi; thọ mạng của trời tuy dài hơn người thế gian song cũng có giới hạn. Phước trời hưởng hết sau khi chết đọa xuống trần gian, do thế cõi trời chưa phải là chỗ nương tựa, bảo bọc vững chắc.
Đó, Đức Phật ví dụ các tôn giáo khác thì xây cõi cực lạc hay hoặc là thiên đàng, hay hoặc cõi trời thế này, thế khác, thì cõi trời nó vẫn là có một cái tuổi thọ nó dài hơn thế gian chúng ta thôi. Mà hưởng hết cái phước báu đó rồi thì nó cũng rơi xuống à, nó cũng còn tái sanh luân hồi, nó đâu có hết được, cho nên nó đâu có vững chắc!
Còn ba ngôi Tam Bảo của Phật thì nó vững chắc, nó chấm dứt sanh, tử, luân hồi, hoàn toàn vĩnh viễn nó không còn có tái sanh luân hồi, không còn có khổ đau nữa.
Còn bây giờ có sanh lên cõi nào rồi chúng ta cũng phải trở về. Nó hết phước rồi nó cũng trở về. Bởi vì nó còn nằm ở trong cái phước của nó mà phước hữu lậu, chớ chưa phải là vô lậu, cho nên hoàn toàn nó phải trở về.
Vì vậy mà đứng ở trên góc độ của Phật giáo chúng ta thấy ba ngôi Tam Bảo tức là ba cái giới mà chúng ta nương vào đầu tiên, nó tuyệt diệu, nó đưa chúng ta đi đến cái mà chỗ chấm dứt sanh tử luân hồi.
Từ ba cái giới này mà nó sanh ra bao nhiêu giới khác để mà chúng ta biết mà chúng ta trau dồi, chớ không phải riêng ba giới này mà nó có.
Cho nên ở trong kinh, mà thường thường ở trong kinh thiền thì các tổ luận: Ba cái giới gốc của nó là tham, sân, si; không tham, không sân, không si đó, thì nhưng mà không phải đâu.
Ba cái giới gốc đó nó đâu có phải nó sanh ra các giới được? Đó các con thấy không? Do đó mà nó chính là Phật - Pháp - Tăng nó mới sanh ra, nếu mà không có Phật thì làm sao có giới này? Chúng ta thấy rõ ông Phật ổng chế giới chớ đâu phải là tham, sân, si, chế giới! Tham, sân, si, nó biết cái gì nó chế giới? Nó là ba cái độc mà, chớ làm sao!
Cho nên mấy ông tổ luận sai hết. Cho nên Thầy thấy đọc ở trong sáu cửa vào động Thiếu Thất đó, Bồ Đề Đạt Ma luận đó, luận là tham, sân, si, là ba giới gốc, Thầy nói mấy ông tổ này cũng bày đặt ra nữa. Cho nên trong cái về mà đọc kinh giới rồi Thầy mới thấy thiệt cái sự bịa đặt của họ quá nhiều, mà họ làm lệch lạc.
Cũng như Bồ Tát giới, các thầy biết là Phật - bởi vì các cư sĩ mà có thọ Bồ Tát giới rồi biết rồi, khỏi cần - chưa có thọ Tam Quy mà vẫn thọ Bồ Tát giới được, có phải không? Người chưa thọ Tam Quy vẫn thọ Bồ Tát giới được.
(39:36) Bởi vì thọ Tam Quy rồi mới thọ Ngũ Giới, mới thọ Thập Giới Sa Di, mới lần lượt mới đi tới ba trăm bốn mươi tám giới Tỳ Kheo Ni. Còn cái này chưa có thọ Tam Quy mà vẫn thọ Bồ Tát giới được, thì cái đó đọc lại cái giới Bồ Tát giới Thầy thấy, cho nên giới Bồ Tát giới là giới của các tổ đặt sau này, cho nên nó ngoài Tam Quy ra.
Tam Quy mới đẻ nó ra chớ? Phật - Pháp - Tăng mới đẻ giới ra chớ? Còn cái này không có Phật - Pháp - Tăng thì ở đâu trên trời nó đẻ ra? Cho nên chưa có thọ Tam Quy mà thọ Bồ Tát giới được thì đó là một cái để cho chúng ta biết rằng cái kẽ hở của các vị tổ làm ra cái này đã là sai rồi.
Mà đọc vô Bồ Tát giới thì rất là cấm không có cho người cư sĩ đi đọc giới luật, thậm chí như cũng ngăn cản không có cho đọc kinh sách Tiểu Thừa nữa là khác!
Đó, chớ tất cả những cái mà nó đã làm lệch lạc thế này, thế khác. Cho nên khi mà nghiên cứu giới luật rồi mới biết được cái sai của các người xưa, mới biết được các ông tổ mình bày đủ thứ hết để làm cho cái Phật pháp bây giờ nó chới với, nó không biết đường đâu mà đi hết.
Từ cái chỗ sai này chúng ta thấy đến cái chỗ sai khác, nếu mà không vạch ra thì không có ai mà còn biết cái Phật pháp nó ra làm sao hết à. Nghĩa là Thầy không vạch ra thì người ta cũng nói Bồ Tát giới đó Phật chế đó, thì mấy ổng cũng viết rồi mấy ổng cũng nói Phật chế.
Nhưng mà không ngờ là cái kẽ hở của mấy ổng nói không có cần thọ Tam Quy mà thọ Bồ Tát giới vẫn được như thường, thì Thầy thấy thiệt là cái kẽ hở để cho chúng ta biết rằng những cái người mà gian xảo nó phải có cái kẽ hở.
Bởi vì cái người dối là làm sao không giấu ai được hết, mà cái người thật thì bao giờ nó cũng phải là không có kẽ hở đó đâu. Người thật là nói sao nó cũng thật, mà cái người dối rồi, giả rồi thì bao giờ cũng còn cái kẽ hở để chúng ta tìm thấy kẽ hở của người đó ra.
Cho nên ở đây, nếu một người mà người ta sáng suốt một chút thì bao nhiêu kẽ hở của các tổ để lộ ra hết, không có che giấu được ta. Bởi vì người gian là không bao giờ mà che giấu ai được hết.
Nhất là Phật pháp là những cái pháp thiện, cái pháp chân thật, cho nên tất cả những người mà làm gian ở trong đó đều là chúng ta vạch mặt được hết, không có cái chỗ nào mà chúng ta không thấy.
Chỉ chúng ta còn phàm phu, do cái tâm ly dục chúng ta chưa hết, cho nên chúng ta còn bị mê mờ, còn bị vô minh ở trong cái màn Ngũ Triền Cái nó làm chúng ta mê mờ, chúng ta không thấy được, cho nên cứ nghe các ông nói làm sao chúng ta tin vậy chứ chúng ta chưa biết.
Nhưng mà khi mà chúng ta quét sạch Ngũ Triền Cái rồi, tham, sân, si, mạn, nghi ra rồi, chúng ta nhìn thấy cái miệng của mấy ông chúng ta biết rằng cái miệng của mấy ông như thế nào chúng ta biết hết, chớ không có bao giờ mà chúng ta không rõ đâu.
(42:10) Cho nên ở đây thì xác định có cõi trời nó cũng không phải cái cõi trời mà có cái chỗ nương tựa vững chắc cho chúng ta. Cho nên các tôn giáo khác mà xây dựng cái thế giới siêu hình của họ, mà cõi trời này, cõi trời kia thì nó không phải là chỗ nương tựa vững chắc.
Cho nên chúng ta thấy tiên nó cứ bị đọa xuống hoài à! Nó xuống dưới trần gian của mình hoài. Ở trển cái nó nhìn xuống đây nó thấy ở dưới này mấy ông này nào là có tivi, video đồ… coi sướng quá, cho nên ở trển nó nhào xuống nó đầu thai xuống dưới thế gian chúng ta! Thậm chí như coi chừng Bắc Đẩu, Nam Tào cũng khoái rồi cũng nhảy xuống nữa chớ đừng nói!
Thật sự mà, Thầy nói thật. Bởi vì ở thế gian bây giờ nó khoa học quá chừng, thành ra nó cám dỗ mấy ông tiên ở trển lắc đầu hết: “Trời, tụi nó còn hơn mình! Nó ngồi đây mà nó nói bên Mỹ nghe được, còn mình phải dùng Thiên Nhãn rồi mới được, thành ra bây giờ nó hay hơn mình!”
Phải không? Các thầy thấy rất rõ mà, bây giờ mình ngồi đây mình nói chuyện ở bên Mỹ được. Đó thì, có thua mấy ông trời đó không?
Tụi nó còn hay hơn, nó dùng máy móc, còn mình phải tu tập thấy mẹ, cực gần chết mới làm được! Còn nó giờ nó có gì đâu, nó chế ra hàng loạt, thằng nào nó cũng nói chuyện với nhau được hết, còn mình có thằng nói được, có thằng nói không được, có thằng thấy được, có thằng thấy không được. Đó thí dụ như Thiên Nhĩ, Thiên Nhãn, hai cái thằng quỷ này nó thấy được, còn mình có luyện cái thứ đó đâu mình thấy được, phải không?
Cho nên còn bây giờ tụi nó, nó ở đây mà nó nói chuyện mà nó thấy được hình ảnh ở bên Mỹ bên Pháp á. Cho nên thằng ở dưới thế gian bây giờ nó hay hơn, mình xuống dưới chơi với tụi nó còn ngon hơn! Ở đây cõi trời giờ thua, dục lạc ở trển đâu có bằng?
Nhưng mà sánh với Phật pháp thì tụi nó đâu - bởi vì Phật pháp là cái chỗ mà nó hết dục lạc, còn cõi trời nó còn dục lạc mà, nó còn dục lạc tưởng của nó mà! Đó thì do đó nó đâu có là phải vĩnh viễn đâu, cho nên sanh lên cõi trời các con còn phải thấy.
Cho nên thường thường là những câu chuyện mà người ta nói tiên bị đọa đó. Ở trên trời không có nước tắm, đi xuống dưới mấy cái dòng suối của mình, bây giờ mới có chỗ Suối Tiên đồ đó, mới tắm: “Trời đất ơi! cảnh của mình đẹp hơn ở trển!” Phải không? Thầy nói bởi vậy cho nên đất nước của mình cũng có chỗ tiên tắm chớ bộ không à?
Đó, nó bằng chứng nó cụ thể như vậy đó chớ không phải là Thầy nói thừa đâu. Cho nên đó là những cái mà tiên nó còn dục, mà dục tưởng. Còn chúng ta nó về sắc dục, nó dục thân sắc, nó dục về cái tướng, tướng dục.
Đó cho nên cảnh trên trời nó không có cái chỗ nương tựa vững chắc. Chỉ có ba ngôi Tam Bảo là nơi vững chắc nhất cho chúng ta, tới đó là chấm dứt không còn dục nữa. Cho nên Phật - đạo Phật nói ly dục, ly bất thiện pháp mà, ly hết, cho nên nó không còn dục. Thì không còn dục tức là chúng ta không còn tái sanh luân hồi, chớ không có gì hết.
Chỉ có Phật giáo mới dám dùng chữ “quy y”. Nghĩa là Phật giáo là chỗ nương tựa vững chắc, bảo bọc an toàn, giải thoát mọi nơi, mọi nỗi đau khổ của kiếp người.
Nghĩa là chỉ có Phật giáo mới dám dùng chữ “quy y”, không có bao giờ mà Cao Đài nó nói “quy y Cao Đài Thiên Tôn” đâu, phải không? Các con thấy, “Nam Mô Cao Đài Thiên Ông” thôi chớ nó đâu có dám nói quy y Thiên Ông bao giờ! Hay hoặc là nó có thể nói rằng - Thiên Chúa nói rằng “Quy y Thiên Chúa” bao giờ?
(45:11) Phải không? Các con thấy đâu có dám dùng chữ “quy y” đâu, còn mình dùng chữ “quy y” tức là vững chắc, vào đó là chấm dứt sự đau khổ, không còn tái sanh luân hồi nữa.
Còn tụi nó thì nó còn lên, còn xuống dưới thế gian mình, đi lên, đi xuống, chơi lên, chơi xuống với cái cõi này, vì nó còn thích. Còn Phật giáo thì không còn thích, bởi vì ly dục hết rồi còn cái gì thích, tiêu hết!
Cho nên cái người nào mà còn dục thì chúng ta ở lộ trình thứ nhất mà tu tập thì nó cũng đem đến hạnh phúc cho mình ở trong cái cảnh - coi như là mình hướng thiện thì tức là mình sẽ sanh lên cõi trời, mà mình có ở trên cõi trời mình xuống thì mình cũng cố gắng mình giữ thiện nữa, thì ở cõi thế gian mình cũng vua chúa chứ có thua gì ai! Cũng là sung sướng, cũng đầy đủ cơm ăn, áo mặc.
Thì cái pháp của Phật cái lộ trình thứ nhất là đem cái cuộc đời chúng ta toàn là những người sướng không chớ không có người khổ. Chúng ta có ác pháp đâu mà chúng ta khổ? Mà sanh lên cõi trời thì chúng ta cũng hưởng sung sướng thôi.
Cho nên cái hướng của Phật là cái lộ trình thứ nhất thì đem lại cái đời người cũng được hưởng được hạnh phúc, thì nó cũng tương đương với các tôn giáo khác là sanh lên cõi trời rồi trở xuống hưởng cái cõi thế gian chớ cũng có gì đâu.
Nhưng mà họ lầm lạc, họ xuống đây họ hưởng họ khoái quá họ làm ác cái tiêu họ luôn. Còn chúng ta lại biết thiện, cho nên chúng ta hưởng nó vừa đủ, vì vậy chúng ta không có làm ác, cho nên chúng ta lại trở về cõi trời nữa. Phải không?
Cho nên cái đường của đạo Phật dạy chúng ta không có bao giờ mà trở về cái cảnh địa ngục. Còn thiên hạ không biết, hưởng hết cõi trời cái xuống dưới thế gian này, thấy máy móc này kia đồ, Honda đồ, hay hoặc xe cộ ngon quá lái chạy bậy bạ cán đụng rớt bể đầu chết cái đi xuống địa ngục luôn! Bởi vì ham dục thì phải địa ngục luôn chớ sao!
Đó thì đó là những cái cảnh cám dỗ của thế gian mà tạo họ thành dục, thành ác, cho nên từ đó họ bị rơi địa ngục. Còn chúng ta là những người mà theo Phật pháp trong cái lộ trình thứ nhất thì chúng ta biết thiện pháp cho nên chúng ta không có ham, cái gì có thì chúng ta xài, không có thì thôi, cho nên từng đó chúng ta ở trong thiện pháp rồi chúng ta lại sanh lên cõi trời nữa.
Hết phước cõi trời thì chúng ta trở về cõi thế gian thì chúng ta cũng giữ thiện pháp mà tu nữa, cho nên ở toàn bộ trong cõi thế gian chúng ta cũng hưởng hạnh phúc. Chúng ta đâu có hăng máu anh hùng bất tử mà ra xa lộ mà chạy đua với nhau ngoài đó. Phải không? Cho nên đâu có chết bậy!
Đó là cái thiện pháp mà, Phật dạy đâu có làm cái chuyện đó được! Cho nên người cư sĩ chúng ta vẫn hoàn toàn thanh tịnh tốt.
Tổng thể giới luật của Phật giáo không ngoài ba ngôi Tam Bảo.
Các con thấy, tổng thể của nó mà gồm chung thì chúng ta - giới luật của Phật giáo thì đâu có ngoài ba ngôi Tam Bảo đâu! Đó, hôm nay Thầy vạch ra, các con, các thầy thấy rất rõ.
Cho nên cái giới luật của Phật thì không ngoài ba ngôi Tam Bảo, mà cái giới luật nào mà đặt ngoài ba ngôi Tam Bảo thì coi như là giới của ngoại đạo. Cho nên Bồ Tát giới Thầy được xem như là ngoại đạo chớ không phải là giới luật của Phật.
Bởi vì chưa thọ Tam Quy mà dám thọ Bồ Tát giới thì Bồ Tát giới nó ở ngoài rồi chớ nó đâu ở trong Tam Quy mà ra! Đó, phải thấy được cái chỗ đó.
(47:53) Trên thực tế khuynh hướng của quy y trước tiên phải là bắt đầu từ quy y Tam Bảo.
Nghĩa là cái khuynh hướng mà chúng ta theo đạo Phật thì bắt đầu chúng ta phải quy y Tam Bảo chớ không thể nào - thọ Tam Quy chớ không thể nào mà thọ Ngũ Giới trước. Chưa thọ Tam Quy mà thọ Ngũ Giới thì trật đường rồi.
Bởi vì nó có từng cấp bậc của nó mà, từ như thế nào, thế nào. Bởi vì bảy thứ chúng - ở trong đạo Phật nó bảy thứ chúng chớ không phải là ba chúng hay là bốn chúng đâu, nó bảy cái loại đệ tử của Phật ở trong đó, gọi là bảy loại chúng đó. Thì bảy loại chúng đó nó phân ở trong cái giới luật của Phật ra chớ đâu phải là ngoài cái bảy loại chúng đó.
Thí dụ như Tỳ Kheo phải giới nào, mà Sa Di giới nào, Thức Xoa nó ở chỗ nào, và cư sĩ nó ở cái giới nào, cho nên nó phải nằm ở trong cái giới đó mà người ta phân ra bảy cái chúng của Phật.
Chúng ta thấy rõ mà, đâu có phải là - nó có từng cái phần, nó rất rõ là do cái giới luật đó, mà do cái thiện pháp đó, mà cái cấp độ tu tập cái thiện pháp đó, thì cái người đó nó phải ở cái chỗ cấp độ đó.
Đó như vậy là Thầy giải như vậy là quý thầy đã hiểu rõ được cái Phật pháp là cái chỗ đó đó, chớ không phải là cái chỗ nào khác.
Cũng như một người mà thọ Ngũ Giới thì không thể nào mà tu tập ở trong Ngũ Giới mà nó nhiều bằng cái người mà thọ hai trăm năm chục giới được, hay hoặc là bằng một chú Sa Di mười giới được, mình có Ngũ Giới còn người ta tu tập tới mười giới lận, thành ra người ta phải hơn mình rồi, tức là người ta đi gần về cái phía giải thoát hơn mình, chớ không phải là hơn ở trong cái giai cấp, mà đi gần về con đường giải thoát hơn.
Trên thực tế, khuynh hướng của quy y trước tiên là phải bắt đầu từ quy y Tam Bảo ở ngoài thân.
Nghĩa là mình bắt đầu là làm cái lễ đó, làm cái lễ quy y Tam Bảo thì nó ở bên ngoài.
Có nghĩa là hình thức, cách thức tổ chức lễ quy y…
Nghĩa là nó ngoài thân của mình. Tức là mình phải tổ chức như bữa đó phải bông hoa hay là hương đăng trà quả hay hoặc cái này kia, tổ chức cho trang nghiêm cái cuộc lễ đó, thì nó mới có cái ý nghĩa của cái buổi quy y.
Chớ còn nếu mà mình trơ trẽn để cái bàn Phật như vậy không có bình hoa, không có gì hết, chẳng thèm đốt hương nữa, lại nói bậy bạ, lạy lạy vài ba lạy cái rồi “Tui quy y Phật - Pháp - Tăng” - thì cái điều đó không có đúng cách đâu .
(50:05) Cho nên trước khi mà ngày xưa - Thầy nhắc lại - các vị ngoại đạo cũng như là các vị cư sĩ, khi đến nghe Phật thuyết pháp xong rồi thì Ngài đứng - các vị đó mà muốn làm đệ tử Phật thì các ngài nói lên một cái lời nói.
Nghĩa là từ lâu tới giờ nghe được cái pháp mà Phật dạy rồi cái tâm các ngài nó thấy nó quá đúng, là quá - rất là tuyệt. Cho nên các ngài đứng trước Phật xin: “Con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, xin Tôn giả Gotama chấp nhận cho con là Ưu Bà Tắc hay Ưu Bà Di…”
Thì các thầy thấy cái lời nói đó, cái lời là quy y đó, tức là quỳ xuống trước Đức Phật mà gọi Đức Phật là Tôn giả Gotama, chớ không phải gọi Đức Phật là Phật. Nhưng mà chính Đức Phật, ở trong Đức - bấy giờ Đức Phật đâu có ba ngôi Tam Bảo đâu, đâu có Phật - Pháp - Tăng đâu, có một mình Đức Phật à, mà trong Đức Phật nó đã đủ ba ngôi Tam Bảo.
Bởi vì Nhất Thể Tam Bảo mà, nó một mà nó là ba trong đó. Phật là cái sắc - cái hình sắc của Phật là Phật, là một phải không? Mà cái lời của Phật nói là Pháp phải không? Mà cái hành động sống mà không có tranh luận, hòa hợp, thì đó là Tăng. Một ông Phật nó đủ ba Phật - Pháp - Tăng ở trong đó chớ đâu phải thiếu.
Cho nên đứng trước Gotama là Gotama, nhưng mà Phật - Pháp - Tăng nhất thể là phải có một cái hình ảnh siêu việt của pháp giới của nó, cái giới luật thanh tịnh của nó trong đó.
Cho nên vì vậy đó mà do đó đứng trước tôn giả Gotama xin quy y Phật - Pháp - Tăng chớ không phải quy y tôn giả Gotama, các thầy phải hiểu cái chỗ đó!
Cho nên đọc ở trong kinh nguyên thủy Thầy thấy tuyệt quá, này là quy y Tam Bảo, mà quy y Phật - Pháp - Tăng chớ không phải quy y riêng có ông Gotama này.
Còn ông Gotama chỉ là Đức Phật Thích Ca thôi chớ gì, nhưng mà chính Đức Phật Thích Ca là Gotama, mà Gotama chỉ là một cái tên để mà đứng ra một con người thôi chứ chưa phải - chỉ là chứng minh cho cái vị cư sĩ đó mà quyết quy y Tam Bảo.
Đó các thầy thấy, Thầy giải thích như vậy là quý thầy thấy hồi xưa đơn giản lắm, không có làm lễ gì hết. Mà khi nghe một bài thuyết pháp rồi nó long trọng vô cùng lận, ngồi trang nghiêm nghe thuyết pháp mà không có hề nhúc nhích, không có hề ngủ gục trong đó, nghe nó thích thú, nghe nó làm sao như là một cái trận mưa - mưa pháp, nó làm cho toàn cả vạn vật nó tươi mát lên.
Cho nên tâm hồn của các vị nó tươi mát lên hết, vì vậy mà khi nghe cái bài pháp rồi thì ngài long trọng quỳ xuống trước mặt tôn giả Gotama mà xin quy y Phật - Pháp - Tăng.
Cái lời nói lên như vậy đó, là cái lời nói tự thâm tâm của mình thấy đúng là cái chân lý để mà đem được cho mình đến giải thoát, cho nên mới đứng ra mà phát nguyện cái lời nguyện lớn, gọi là quy y Tam Bảo.
(52:43) Thì cho nên bây giờ ở trong kinh giới mà dạy về giới đàn tăng đó - cách thức mà để quy y, thì họ không có nói hết cái đầy đủ, nhưng mà họ cũng bắt chước theo kiểu đó, là bắt đầu dạy cho cái người quy y Tam Bảo là phải nói lên Tam Quy đó, rồi tam tiết, rồi tam thệ đó.
Thiệt ra thì cái chuyện tam thệ Thầy thấy nghĩa là nó sau này họ bày đặt ra, chớ thiệt ra đã quy y Tam Bảo là mình đã tin tưởng Phật pháp rồi mình mới quy y, mà còn phải thệ! Thệ tức là không tin, bắt buộc người ta thề, thề rằng quy y Phật rồi không có quy y thiên thần, quỷ, vật gì nữa hết, có phải không? Thề mình quy y pháp rồi thì không có đọc kinh sách của ngoại đạo nữa, phải không?
Đó là những cái thề, nhưng mà ở trong cái chỗ quy y đó Thầy thấy chỗ thề nó không đúng cái tính cách của đạo Phật. Vì đạo Phật không có bắt buộc ai thề.
Thấy nó đúng, thấy nó đem lại sự giải thoát cho chính mình, thấy nó đoạn dứt được cái sự đau khổ của đời mình, thì mình tin tưởng mình theo nó là mình Tam Quy, mình nói lên cái lời nói tha thiết từ thâm tâm của mình, mình nương vào đó để thực hiện những cái đó, đem lại cái sự giải thoát cho chính mình. Đó là cái đúng.
Chớ còn cái Tam Quy rồi tam kết rồi - để kết cho người ta, để người ta sợ, người ta đừng có đi qua tôn giáo khác đó, kéo cho người ta dính vô đó rồi bắt buộc người ta thề nữa!
Cho nên hầu hết là các tôn giáo khác phải đưa tay lên thề, còn Phật giáo mình khôn hơn, bắt buộc ông phải nói ra, ông đừng có quy y thiên thần, quỷ, vật nữa, thì cũng là cái hình thức thề thôi.
Cho nên mấy ông thầy mà sau này họ không hiểu được cái lý giải thoát của đạo Phật, cái lý giới luật của đạo Phật, cái lý thiện pháp của đạo Phật, cho nên nó bày ra những cái điều này.
Chớ ngày xưa ông Phật ổng - Thầy thấy người ta đến người ta quy y Tam Bảo nghe cái dễ dàng, chỉ phát ra cái lời Tam Quy thôi, chỉ nói lên thôi, chớ còn không thấy ông Phật kết nữa.
Ông muốn vậy thì tui chấp nhận cho ông thôi. Nếu mà ông ráng ông tu được thì giải thoát cho ông, còn ông không ráng thì ông chịu chớ, tự ông làm chớ tui đâu có làm dùm ông được, tui đâu có cứu ông được! Cho nên tui đâu có kiết, trói ông vô trong này làm gì?
Nếu ông thấy được thì ông ráng, ông nỗ lực thì ông giải thoát cho ông, còn tui trói vô đây mà ông tu không được là cứ tui cực khổ với ông hoài rồi tui cũng chịu không được nữa, phải không? Cho nên ông Phật không có kiết, mà mình sau này thì mình kiết, tức là mình kết cho ông dính vô á.
(55:08) Từ hôm nay, chúng ta bắt đầu quay về Tam Bảo tức là quay về thiện pháp. Chỉ có thiện pháp của Phật mới là chỗ an toàn, bảo bọc vững chắc cho chúng ta.
Tam Bảo là gì?
Ở đây Thầy sẽ…
Tại sao gọi Phật - Pháp - Tăng là Bảo?
Đó là những cái mà để trả lời cho chúng ta biết cái chỗ.
Đây là điều rất quan trọng. Một người muốn tin Phật trước tiên cần phải quy y Tam Bảo, nhưng trước khi quy y cần phải hiểu rõ Tam Bảo, bằng không chẳng hiểu chỗ hay đẹp của Tam Bảo thì không được gọi là chân chánh quy y.
Nghĩa là mình chưa có hiểu nó mà mình quy y Tam Bảo thì nó không có được gọi là chân chánh quy y Tam Bảo. Cũng như, thí dụ như bây giờ mình chưa nghe một cái bài pháp, chưa có hiểu cái bài pháp như thế nào rồi mình vội đó mình quy y, thì cái đó là cái sai.
Cho nên hầu hết là những người mà xuất gia theo Phật cũng như là những người mà quy y làm cư sĩ đệ tử Phật đó đều là những người được nghe pháp rồi sau cái bài pháp đó mới xin quy y, xin thọ quy y, đó thì đó nó mới rõ ràng, và xin xuất gia.
Cũng như một ngoại đạo được nghe Phật thuyết giảng xong rồi, tâm - thâm tâm ổng nó thanh tịnh liền tức khắc, nó thấy đúng rất đúng rồi, nó không còn có một cái nẻo nào khác hơn là cái nẻo của Đức Phật giảng đây, cho nên từ đó xin Đức Phật xuất gia.
Mà vị ngoại đạo đó xuất gia thì Đức Phật nói bây giờ đó, phải bốn tháng chúng tăng sẽ xem xét coi như có thể những cái tà kiến mà từ lâu đã chấp ở trong các pháp của các ông, coi các ông có bỏ không, nếu bỏ thì chúng tôi sẽ chấp nhận, mà nếu không bỏ thì thôi. Thì cái vị ngoại đạo nói bốn năm chúng tôi cũng chịu nữa, chớ đừng nói chi là ba, bốn tháng!
Đó thì ở trong kinh nó hẳn hòi những cái bài kinh nó còn rất rõ ràng như vậy. Cho nên sau khi được nghe pháp rồi thì mới có quy y, mới có là xin xuất gia, chớ còn chưa nghe pháp mà xuất gia, chắc chắn là đến Đức Phật không cho đâu! Không bao giờ mà Đức Phật cho một cái người mà chưa biết pháp Phật mà như thế nào mà…
Còn mình thấy người ta tập trung vô đông đông đến nghe thuyết giảng gì đó, rồi cái ùn nhau người nào cũng xin quy y, quy y hết chớ chẳng hiểu Phật pháp là cái chỗ nào thiện hay chỗ nào ác, chẳng biết hết, thấy người nào bu theo cái chỗ đó đông đảo thì mình cũng vô đó mà làm theo thôi, nghĩa là xu hướng theo đó, thì cái đó là cái không đúng của Phật pháp.
Cũng như chúng ta muốn thi vào trường đại học để cầu học, nếu chẳng biết tên của trường đại học ấy và trường ấy dạy môn học gì thì quả thật đáng buồn cười!
(57:47) Mình quy y Tam Bảo mà mình chẳng biết cái Tam Bảo là sao hết thì cũng như là mình muốn ghi tên vô đại học đó mà chẳng biết cái trường đại học đó dạy luật hay hoặc là dạy cái gì, mình chả biết, hay hoặc là dạy kiến trúc hay hoặc là dạy gì mình không biết hết, thì như vậy là mình ghi tên đó vô làm sao mình biết đâu mình học? Cho nên mình phải rõ, rõ rồi mình mới ghi tên vô.
Đó ở đây Thầy đem một cái ví dụ nó cụ thể như vậy để chúng ta biết.
… và trường ấy dạy môn học gì thì quả thật đáng buồn cười!
Đáng buồn cười cho cái người đó. Nếu mà muốn vào đại học đó mà chẳng biết như vậy thì chẳng qua là mình thấy quá là ngu si rồi, quá là si!
Hầu hết chúng ta phải xác định: Ngày nay đệ tử của Tam Bảo lúc mà thọ quy y chưa hẳn đã hiểu qua đại ý của Tam Bảo.
Nghĩa là bây giờ hầu hết là một cái số người đệ tử của Phật mà thọ quy y, họ chưa có hiểu, thấu hiểu được cái Tam Bảo.
Như nãy giờ mà Thầy dạy, hầu hết là quý thầy chưa có hiểu Tam Bảo, tưởng Phật - Pháp - Tăng là ông Phật nè, rồi pháp của Phật nè, rồi Tăng, chớ đâu hiểu nó là giới luật, phải không?
Hầu hết là bây giờ Thầy vạch ra thì mới thấy nó là giới luật, còn hồi nào tới giờ thì quý thầy tưởng là ông Phật, rồi chúng tăng, rồi pháp của Phật dạy thôi chớ các thầy có hiểu đó là giới luật không?
Đó là những cái mà quý thầy và một số nhiều người hiện bây giờ gọi là tín đồ của Phật giáo đó, họ chưa biết là ba cái này là giới luật của Phật đó, có không? Thầy nói như vậy có phải xét không? Thậm chí như bây giờ chúng ta là những người tu sĩ đi, thọ Tỳ Kheo rồi đây nè, mà chúng ta có biết là ba cái đó là giới luật chưa?
Nếu mà Thầy không nói ra thì chắc chắn là quý thầy cũng nghĩ đó là ba ngôi Tam Bảo là cái nơi mà mình đã quy y là Phật - Pháp - Tăng mà thôi, là chỉ thấy ông Phật, chỉ thấy lời của Phật dạy, chỉ thấy chư tăng mà thôi chớ còn không có thấy gì hết. Thậm chí có nhiều người lại còn không hiểu nữa, nói hiện giờ - chư tăng hiện giờ là mình quy y theo các tăng đó đó, thì còn lệch nữa.
Cái lỗi là ở các thầy truyền thọ quy y chưa chắc ắt hẳn đã khai ngộ rõ ràng về đại ý của Tam Bảo.
Nghĩa là cái lỗi thứ nhất là cái người mà truyền cái Tam Quy cho họ đó, truyền cho họ thọ Tam Quy đó, mà không có khai ngộ cho người ta hiểu cái này nữa. Họ cứ dựa vào những cái lối kinh của các tổ nói thì giống như là ông thần ngồi đó để chứng minh cho chúng ta để thọ quy y thôi chớ còn không có rõ ràng cái gì được hết.
(01:00:15) Nói ra là một điều xấu hổ của Phật giáo bây giờ. Hầu hết là quý thầy đều dựa vào giới đàn tăng mà làm lễ quy y và giải thích theo trong đó, khiến cho người Phật tử hiểu một cách lờ mờ.
Hiểu thì phải hiểu cho rõ ràng còn không hiểu thì thôi, mà hiểu lờ mờ, lờ mờ làm cho người ta chẳng biết gì hết, cho nên người ta càng ngày người ta quy y Phật pháp mà người ta biến ông Phật thành ông thần hết ráo à!
Cho nên vì vậy mà thậm chí như có những bậc tôn túc của chúng ta cũng còn nói là Tam Bảo gia hộ nữa, thì đủ biết rằng từ ông thầy lớn đến người Phật tử mà quy y Tam Bảo cũng vẫn thấy là Tam Bảo gia hộ thì không phải là ba cái ngôi này là thần sao?
Đó là những cái mà chúng ta thấy họ hiểu lệch lạc Phật pháp như vậy đó thì làm sao mà con đường của đạo Phật mà tu tới đâu? Hiểu không đúng làm sao tu cho đúng, hiểu đúng nó mới tu đúng chớ, còn hiểu không đúng làm sao tu cho đúng được!
Tam Bảo là Phật - Pháp - Tăng, bởi vì từ Phật - Pháp - Tăng là ba giới thiện cao tuyệt nên thường sanh ra công đức vô lượng phước báu, phát huy diệu dụng vô tận, hưởng thọ vô cùng, lấy đó chẳng cạn, dùng đó chẳng hết, vô cực, vô hạn, vô bến, vô bờ!
Thế gian cho vàng bạc châu báu, hột xoàn là có giá trị quý báu nhất, công dụng của nó rất lớn cho nhu cầu vật chất thế gian vì thế gọi là “bảo”.
Tức là thế gian là cho vàng bạc châu báu là nó quý báu.
Nhưng mà ngược lại thì phước báu công đức của diệu dụng của Phật - Pháp - Tăng…
Tức là diệu dụng của cái ba cái giới này thì nó diệu dụng vô cùng lận,
… thì thông cả thế gian và xuất thế gian…
Nghĩa là từ cái chỗ Phật - Pháp - Tăng này nó cả cái lộ trình thứ nhất và cái lộ trình thứ hai, cho nên nó thông cả thế gian và xuất thế gian. Thế gian là giới cư sĩ đó, mà xuất thế gian là giới tu sĩ đó. Tức là từ ở trong ba cái giới này mà nó lưu xuất ra thế gian và xuất thế gian.
… phước báu vô lượng vô biên. Vàng bạc của báu chỉ là một phước báu nhỏ của vật chất thế gian chẳng nhằm nhò gì với Tam Bảo.
Phước báu rộng lớn phủ trùm cả thế gian, xuất thế gian, vì thế mới đáng gọi là “bảo”.
Chữ “bảo” ở đây đáng gọi là như vậy đó, chớ còn gọi là “bảo” như cái kia thì “bảo” có chút xíu à!
Như Thầy đã nói ở trên, Tam Bảo là pháp môn thiện, nên khi đã quy y và nương pháp này thì phải được sự giáo hóa của nó, khiến cho người sống bình an, an vui hạnh phúc ở nhân gian, và làm cho con người ở nhân gian lìa khổ, được vui.
Vì thế Tam Bảo là báu vật quý nhất của loài người, cho nên Tam Bảo còn vượt hơn sự quý báu của các thứ quý báu tột đỉnh.
Đến đây Thầy xin dừng lại ở chỗ này, để rồi chúng ta sẽ tiếp tục những cái bài bổ túc thêm cái phần…