00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(04:53)

2.1- GIỚI HẠNH BIẾN KẺ PHÀM PHU THÀNH BẬC THÁNH HIỀN

(04:53) Hai mươi lăm giới hạnh trong giới luật của Đức Phật cũng vừa đủ trang bị cho một vị tu hành có đầy đủ oai nghi chánh hạnh, có một đời sống giải thoát, thanh thản an lạc mà trên đời này không một giáo pháp nào có được như trong đạo Phật.

Nghĩa là hai mươi lăm cái giới hạnh mà chúng ta tu trước đó, chúng ta học trước đó, mà nếu mà chúng ta thực hiện đúng những cái giới hạnh thì tâm hồn chúng ta thanh thản vô cùng, không còn bị những cái nghề nghiệp, bị những cái này kia trói buộc chúng ta đâu.

Hai mươi lăm giới hạnh trong giới luật của Đức Phật để biến người tu sĩ lột xác họ từ một kẻ phàm phu tục tử biến thành một bậc - một vị Thánh Hiền.

Đó thì quý thầy thấy, hai mươi lăm giới hạnh mà trước chúng ta đã học, đây Thầy nói - chưa nói mười ba cái giới đức chúng ta đâu, mà chúng ta chỉ nói giới hạnh thôi, mà nó có thể lột xác quý vị đó. Từ kẻ phàm phu, qua những cái oai nghi của quý vị mà sống, người ta vẫn thấy quý vị là Thánh Hiền.

Vì cuộc sống của họ toàn bộ mới mẻ, bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi đều thay đổi, họ không thể sống như những người thế gian được.

Bậc tu hành giới hạnh của đạo Phật trên đời này không ai là không quý trọng và kính mến. Xưa Phật đã dạy: Một người giữ gìn giới hạnh trong sạch của đạo Phật thì tất cả Phật tử, cư sĩ sẽ phủ tóc trên mặt đường cho vị ấy đi.

Hai mươi lăm giới hạnh này giúp cho hành giả ly dục, ly bất thiện pháp dễ dàng. Nếu hành giả giữ gìn đúng pháp, đoạn dứt đúng pháp thì cảnh giới Niết Bàn tại thế không phải là một giấc mơ mà là một thực tại của vị ấy.

Nghĩa là chúng ta chỉ cần giữ gìn hai mươi lăm giới hạnh này thôi thì chúng ta cũng thấy mình ly dục, ly bất thiện pháp được. Nhưng mà ly dục, ly bất thiện pháp trong giới hạnh chớ không phải ly dục, ly bất thiện pháp trong giới đức đâu.

Quý vị đừng có hiểu cái danh từ - ly dục, ly bất thiện pháp ở trong giới đức nó khác, mà ly dục, ly bất thiện pháp là ở trong giới hạnh nó là chuẩn bị cho chúng ta bước qua cái giai đoạn ly dục, ly bất thiện pháp trong giới đức.

Nó có những cái giai đoạn mà chúng ta tiến ở trong cái bước đường giới luật của Phật, nó có những cái giai đoạn thấp, giai đoạn cao của nó.

Thì cái Niết Bàn tại thế quý vị sẽ thấy đạt được liền chớ nó không phải là còn giấc mơ mà quý vị mơ tưởng đâu. Quý vị sống đúng theo hai mươi lăm cái giới hạnh này thì quý vị thấy Niết Bàn tại thế.

(07:25) Hai mươi lăm giới hạnh thuộc về tất cả hành động của thân, khẩu, ý, được thực hiện làm nên những đức hạnh sống của người tu sĩ đạo Phật. Vì thế kẻ nào giả danh tu sĩ đạo Phật đều để lộ chân tướng giả dối mà không một ai trên thế gian này không nhận ra được.

Nghĩa là, chúng ta đã học hiểu biết hai mươi lăm giới hạnh của Đức Phật rồi, thì một người mà giả là tu sĩ đạo Phật thì chúng ta nhận qua hai mươi lăm giới hạnh này chúng ta biết rằng người đó không phải là cái người tu sĩ thật mà cái người tu sĩ giả.

Thí dụ bây giờ thấy một ông thầy tu sĩ mà đi làm thầy thuốc trị bệnh người ta thì quý vị thấy có đúng không? Không đúng đâu.

Một ông thầy làm thầy, làm một người tu sĩ, làm một vị Tỳ Kheo mà đi ra cuốc đất trồng tỉa lúa, trồng tỉa đậu phộng, trồng tỉa dưa leo, dưa hấu, thì thử hỏi cái ông thầy đó có đúng không? Không có đúng.

Mà không đúng như vậy thì có phải là chúng ta nhận thấy biết cái người đó sai không? Có phải là ông thầy tu không? Có phải là đệ tử của Phật không hay là đệ tử của ngoại đạo?

Người tu thật, người tu giả của đạo Phật do hai mươi lăm giới hạnh này mà người ta nhận ra mặt thật, mặt giả của nó dễ dàng.

Qua hai mươi lăm giới hạnh mà đã học rồi thì chúng ta vẫn thấy biết được cái người tu thật, tu giả. Nhưng chúng ta không nói thôi. Ai làm được cái gì thì cứ làm, chúng ta là những người tu hành không làm khổ người, nói ra làm khổ người ta làm gì? Nói ra chê bai thì mình đâu có phải là người tốt. Nhưng mình phải nhận biết, chớ không phải mình không nhận biết.

Bởi vậy, khi giáo án hành trì, tu tập của đạo Phật ra đời nhằm làm sáng tỏ lại Phật giáo: Đâu đúng, đâu sai, đâu là những đệ tử của Đức Phật chân chính, đâu là những kẻ giả danh phá đạo, phá giới luật của Phật, phân minh rõ ràng để người đời không còn lầm lạc, vô tình phỉ báng Phật Pháp, vô tình không hiểu rõ Phật Pháp, dìm Phật Pháp xuống tận đáy thẳm tà kiến của ngoại đạo mà cứ ngỡ đó là Phật Pháp.

Hai mươi lăm giới hạnh trong giới luật của Đức Phật minh xác hai đạo lộ rất rõ ràng: Đời sống của người cư sĩ và đời sống của người tu sĩ khác biệt một trời một vực.

Nghĩa là đời sống của cư sĩ nó không giống cái đời sống của tu sĩ đâu, nó khác biệt một trời một vực, hai bên nó xa lắc, xa lơ. Người cư sĩ còn phải lao động, còn phải làm nghề này, nghề kia sống, còn người tu sĩ thì hoàn toàn không làm nghề gì sống hết, chỉ đi xin ăn mà thôi, cho nên hai lối sống này cách biệt xa vời.

2.2- ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ CỦA ĐẠO PHẬT GIÚP CẢ NHÂN LOẠI GIẢI THOÁT

(10:07) Đạo Phật ra đời không phải giải quyết cho một số người chuyên tu ít ỏi ở lộ trình thứ hai. Mà đạo Phật ra đời để giải thoát cho toàn cả nhân loại, không những trên hành tinh này mà còn các hành tinh khác, miễn ở đâu có con người.

Tức là có chúng sanh.

Nên lộ trình thứ nhất, con đường của cư sĩ đi, đó là đối tượng của đạo Phật giải quyết.

Thì quý thầy nghĩ rằng, đạo Phật ra đời không phải nhắm vào một số ít mấy người mà ngồi đây mà Thầy dạy cho quý thầy đến cái chỗ làm chủ sanh tử luân hồi đâu, mà đạo Phật nhắm cả toàn nhân loại trên cái hành tinh này để giải quyết cho họ thoát khổ.

Vì vậy họ phải đứng ở trong cái pháp môn nào để mà họ giải quyết cho họ thoát khổ. Họ không còn đói khổ, họ không còn nghèo khổ nữa mà họ đầy đủ hạnh phúc, họ thương yêu nhau.

Bởi vì đạo Phật chủ trương tự mình, cứu mình, không ai cứu mình được; tự mình đem lại sự an vui, hạnh phúc cho chính mính; tự mình xây dựng Niết Bàn cho chính mình; tự bàn tay và khối óc của mình đem lại một đời sống tươi đẹp, an lành cho chính mình, đem lại phước báu đầy đủ cho chính mình.

Vì thế đạo đức nhân quả của đạo Phật là một pháp môn rất cần thiết cho nhân loại để cho con người, ai ai cũng có thể trau dồi, tập luyện thân, khẩu, ý của mình trong các thiện pháp, xa lìa và đoạn dứt các ác pháp một cách dễ dàng, không khó khăn.

Đó là xây dựng cuộc sống của mình trong an lành, hạnh phúc và xã hội không rối trật tự, cuộc sống con người đối xử với nhau bằng các thiện pháp, tình thương nhau chan hòa, nhờ thế đất nước phồn vinh, thịnh trị, thái bình, trời đất, thời tiết mưa thuận, gió hòa, không có thiên tai, thủy nạn, không có những chứng bệnh nan y khó trị v.v…​

Đó là những giới hạnh mà Đức Phật nhấn mạnh vào tất cả chúng sanh để hướng dẫn và chỉ dạy họ, để tự họ thoát khỏi cảnh sống trầm luân, đau khổ của kiếp con người.

Có dịp Thầy sẽ giảng quý thầy giáo trình nhân quả, tức là đạo đức nhân quả. Giáo trình đạo đức này được ra đời, được phổ biến rộng rãi cho các tầng lớp con người trong xã hội, giáo trình này được áp dụng vào các trường học, xây dựng đạo đức nhân quả nơi các cháu thì các cháu là những mầm non của tổ quốc, các cháu trở thành những con người tốt, có lòng thương yêu chân thật đối với con người và chúng sanh, thì chừng ấy xã hội an lành, đất nước phồn vinh, không có nạn nghèo đói, không có nạn thất nghiệp, vì ai cũng thấy bổn phận của mình phải làm gì cho mình, cho người, cho xã hội, cho đất nước.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy