(24:52) Nhớ lại lời dạy sau cùng của Đức Phật: “Này các thầy Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ các thầy phải nên tôn trọng và cung kính giới bổn Patimokkha như là một vị thầy của các ông. Giới luật là ánh sáng giúp cho các ông đi trong đêm tối. Giới luật là tài sản, của báu mà các ông là những người nghèo khổ được nó. Giới luật còn là đạo ta còn, giới luật mất là đạo ta mất. Các ông hãy cố gắng giữ gìn.”
Nhân đó Tôn giả Ca Diếp quyết tâm triệu tập các vị đại đệ tử đương thời kết tập luật tạng.
Đó thì, nhân cái chỗ mà qua cái lời di chúc của Đức Phật như vậy: Đạo Phật còn - giới luật còn là đạo Phật còn, mà giới luật mất là đạo Phật mất đó, thì do cái lời di chúc đó mà ông Ca Diếp ổng phải nỗ lực, ngay cái đám tang của Đức Phật xong đó thì Ngài triệu tập.
Vì lúc bấy giờ các đại đệ tử của Phật đều về trong cái đám tang đó đủ mặt, chớ không có thiếu ai hết. Cho nên nhân cái cơ hội đó thì ngay liền thì ông Ca Diếp triệu tập cái cuộc họp để mà tập kết kinh luật tạng chớ không để mà chờ cái cơ hội nào khác nữa.
Đó là cái dịp may, nhân cái đám tang đó mà làm cái việc kết tập kinh tạng, rất dễ không khỏi phải đi từ cái xứ này đến xứ khác mà mời các bậc, các vị đại đệ tử của Phật.
Vì lúc bấy giờ thì các vị đại đệ tử của Phật thường là đi du hóa, đi dạy đạo ở các nơi xa xôi, cho nên nhân cái dịp mà Đức Phật nhập diệt đó thì họ về cái đám tang đó, cho nên Ngài Ca Diếp lợi dụng chỗ đó dễ dàng để gặp từng người, nói với họ là chúng ta sẽ ở lại mà để kết tập xong cái giáo lý, cái giới luật của Phật xong rồi chúng ta sẽ trở về cái địa phương của chúng ta để giáo hóa chúng sanh.
Thì lúc bấy giờ các Ngài đều thấy cái mạng mạch của Phật pháp còn hay là mất là vô cái chỗ mà kinh tạng và cái kinh giới này mà còn thì mạng mạch của Phật pháp mới còn. Chứ Đức Phật đã mất rồi, mà lời di chúc của Đức Phật nói hẳn hòi rõ ràng là: Giới luật là thầy của các vị Tỳ Kheo sau này, mà không kết tập thì lấy cái gì mà làm thầy được?
Chớ đâu phải chỉ ông Ca Diếp hay hoặc là ông nào đó làm thầy thì thôi cái ông đó ổng khỏi cần kết tập chi kinh sách! Còn đằng này Đức Phật lại chỉ là cái giới luật, thì thử hỏi chúng ta làm sao?
(27:20) Các bậc Tỳ Kheo ở trong các bậc Thánh Tăng trong lúc đó, bấy giờ Đức Phật đã chỉ định cho một cái người mà thừa kế cái đạo Phật như vậy thì nó là một cái giới bổn rồi, nó là một cái giới rồi, nó không thể nào mà không viết thành văn bản được.
Cho nên buộc lòng thì các Ngài cũng phải tập trung nhau lại mà để kết hợp thành một cái văn bản thật sự của đạo Phật, để đó là làm cái khuôn vàng, thước ngọc cho các vị Tỳ Kheo nương theo đó mà thực hiện con đường tu hành giải thoát.
Đó thì, hôm nay chúng ta xét như vậy thì chúng ta thấy cái chỗ mà kết tập của ông Ca Diếp lần đầu tiên nó không phải là cái sự cạn cợt đâu, mà là cái sự tích cực hết sức để duy trì mạng mạch của Phật giáo về sau chớ không phải là cái chuyện làm tầm thường đâu.
Lời di chúc của Phật ngay đó là - trước đó vài giờ là Phật chưa thị tịch, thì Ngài đã nhắc đi, nhắc lại cái lời này, mà sau đó thì Ngài thị tịch rồi, thì cái lời đó nó còn một bên với các vị Đại Thánh Tăng đó chớ phải là Ngài nhắc một tháng, hai tháng thì nói các ngài quên.
Còn đằng này vừa xong ở - trong khi vừa sống đó, vừa nhắc cái lời cuối cùng đó thì Ngài là thị tịch, thì lúc bấy giờ đó thì các ngài phải nhớ mãi rằng: Phật pháp còn là giới luật còn, mà Phật pháp mất là giới luật mất.
Đó thì, như vậy là chúng ta thấy cái lời của Phật nói ở đây nhắc nhủ các đệ tử của mình: “Giới luật còn là đạo Ta còn, giới luật mất là đạo Ta mất!”
Cái câu nói này nó tha thiết đến - Thầy nói không có thể lường được cái chỗ đó. Mà một người tu sĩ Đạo Phật mà đọc đến câu này mà chúng ta phạm giới, thì chúng ta không thấy làm sao mà chúng ta không đau khổ! Nếu chúng ta phạm giới tức là chúng ta đã làm mất Phật pháp rồi, chúng ta đã hủy hoại Phật pháp rồi.
Cái lời nói này nó làm cho mỗi vị tu sĩ của Đạo Phật - nó thâm tâm nó sâu sắc đến cái mức độ nào, không ngờ mà người ta sao lại không có một cái tâm trạng đau đớn như vậy! Ngày ăn ba bữa mà họ nỡ tâm mà ăn được, Thầy không hiểu sao!
Họ sung sướng ở trong những ngôi chùa cao, tháp lớn, mà họ sung sướng, họ đầy dẫy những vật dụng ở trong phòng ốc của họ mà họ sung sướng được.
Mà cái lời nói của Phật: “Giới luật còn là đạo Ta còn, giới luật mất là đạo Ta mất!” Nếu chúng ta chẳng phải là đệ tử của Phật, chẳng phải là đệ tử xuất gia của Phật thì chúng ta làm gì cũng được, mà chúng ta là đệ tử xuất gia của Phật, là một vị Tỳ Kheo, mà tại sao chúng ta nỡ tâm trước cái lời di chúc tha thiết đến mức độ này mà chúng ta nỡ phá giới luật của Phật?
Thầy không hiểu làm sao mà các bậc tôn túc, các vị lớn của chúng ta đã từng là dịch ra những kinh sách luật, đã nói đến những điều, nhất là trong giới bổn.
Bởi vậy Thầy thấy là một cái - khi mà đọc đến đây, nhiều khi đọc qua cái lời di chúc của Phật, nói đến cái lời mà Thầy phải thấy cái bổn phận và trách nhiệm của một vị tu sĩ, Thầy phải rưng rưng nước mắt.
(30:19) Thầy nghĩ rằng: Một người tu sĩ là có bổn phận, trách nhiệm phải giữ gìn cái mạng mạch của Phật pháp. Mà giữ gìn nó bằng gì đây? Bằng cái lời nói: “Giới luật còn là đạo Ta còn, giới luật mất là đạo Ta mất!”
Lời nói của ông cha lành, ngàn xưa còn văng vẳng mãi bên tai chúng ta, mà thế nào người ta sung sướng được, thế nào mà người ta chạy theo dục lạc được để cho đạo Phật mất?
Đó là những điều mà cái người đệ tử của Phật phải từng tâm niệm thâm sâu, nỗi khắc khoải trong lòng của mình, nhìn thấy Phật giáo đi xuống mà đau lòng đứt ruột.
Đó là lần kết tập an cư thứ nhất sau khi Đức Phật nhập diệt, đó cũng là lần kết tập kinh luật thứ nhất tại hang Thất Diệp với sự tham gia của năm trăm vị Đại A La Hán.
Ngay sau khi tôn giả A Nan tụng xong kinh tạng, kế tôn giả Ưu Ba Ly tụng luật tạng. Đại chúng tham dự buổi kết tập này ấn chứng và thông qua, không có điều chi thêm hoặc bớt. Do thế tạng kinh và tạng luật đầu tiên được tuyên bố là hoàn thành.
Theo một giả thuyết người ta cho sự kết tập của thời ấy không có ghi chép lại thành văn tự chỉ là thống nhất do miệng tụng, tâm ghi nhớ mà thôi.
Riêng phần về ý kiến của tôi…
Ý kiến của Thầy đó.
… thì tôi không hiểu đơn giản như vậy được. Khi kết tập là phải có viết thành văn tự, không thể kết tập mà chỉ đọc suông để ghi nhớ.
Vả lại lúc bấy giờ kết tập kinh luật là một điều quan trọng của Phật giáo, không thể các Ngài sơ sót như vậy được. Các Ngài bấy giờ là những bậc Thánh Tăng, đại đệ tử của Đức Phật, làm việc này với Thánh Trí để duy trì kinh luật của Phật giáo. Cho nên Phật nhập diệt xong, khi chúng tăng còn đông đủ, lợi dụng đều có mặt của các bậc Thánh Tăng, Ngài Ca Diếp mời chư tăng ở lại kết tập đều là những tay thượng thủ của Phật giáo lúc bấy giờ.
Chớ không như ý kiến của Thánh Nghiêm…
Thánh Nghiêm là cái người mà viết cái bộ luật đó.
… ý kiến phỏng đoán:
Nghĩa là ông phỏng đoán, ông cho rằng không có viết thành văn bản đó.
Sau ngày Phật diệt độ có một số các Trưởng lão Tỳ Kheo không nhận lời mời của ngài Ma Ha Ca Diếp tham gia hội kết tập lần thứ nhất.
Đó là cái ông Thánh Nghiêm, ổng phỏng chừng là sau cái ngày mà Phật nhập Niết Bàn thì không có một số Trưởng lão khi mà ông Ca Diếp mời, thì cái số Trưởng lão đó không có nhận cái lời mời tham gia kết tập kinh sách.
Thì cái điều đó là cái điều sai, khi mà còn các bậc đệ tử - đại Thánh Tăng đệ tử, mà trong khi Đức Phật mà tịch thì chắc chắn là các Ngài phải về hết.
Theo Thầy thiết nghĩ mà không có người nào có thể bỏ cái chuyện cái đám tang của một vị đạo sư của mình hết, họ phải về hết. Và lợi dụng cái chỗ đó ông Ca Diếp khỏi cần đi xứ này, xứ kia để gọi các Ngài về, cho nên rất là tiện lợi, vì vậy ngay đó là kết tập liền.
Còn ở đây là phỏng chừng, phỏng đoán, và đồng thời ông Thánh Nghiêm ổng còn phỏng đoán là cái kiểu mà không viết thành văn tự nữa.
(33:43) Đó là cái sự phỏng đoán theo cái sự nghiên cứu giới luật mà thấy nó lộn xộn, nó lu bù, ông nghĩ rằng như vậy là có lẽ là tại không có cái bộ giới luật chính, cho nên các Ngài muốn thêm thắt như thế nào là tự ý thêm thắt. Do đó mà cái sự suy tư, cái kiến giải, cái tưởng giải của Thánh Nghiêm thì nó lệch lạc, nó không đúng.
Bởi vì các bậc Thánh Tăng người ta nghĩ rằng: Làm một việc gì người ta cũng phải có ý tứ chớ! Bây giờ nói rồi tới chừng đó rồi bây giờ nó không thành văn bản rồi lấy cái gì mà làm thầy của chúng tăng đây? Rồi nay ông này nói vầy, mai ông khác nói làm sao?
Phải lấy nó làm thành văn bản, bởi vì bây giờ chúng ta làm một cái điều gì đó nó phải có văn bản, nó có chứng cớ thì nhà nước người ta mới xử được, còn mình nói khơi khơi làm sao người ta xử được?
Cho nên mình muốn thưa kiện ai cũng phải văn bản, chớ mình lại mình nói: “Tui vậy vậy, tui đúng vậy” người kia cũng nói vậy, ông nội ai biết ai đúng, ai sai? Phải thành văn bản người ta xem đó.
Thì giới luật là thầy của mình nó phải thành văn bản, thì kinh giới nó cũng vậy, mà giới bổn nó cũng phải vậy. Cho nên không lý một cái người Thánh Tăng, trong những vị Thánh Tăng như vậy mà không hiểu cái điều đó sao?
Phải chi trong cái thời đó nó không có chữ viết thì thôi, đằng này chữ viết người ta có ba bộ kinh Vệ Đà hẳn hòi, thì lý đâu mà các thầy, các vị Thánh Tăng đó lại không biết chữ viết, cho nên chỉ ngồi nghe chơi không à! Thì như vậy làm sao mà cho nó có cái tập hợp cái - bởi vì giới luật là cái làm cho hòa hợp chúng tăng mà, nó là thiện pháp nữa mà, cho nên phải có một cái sự văn bản rõ ràng.
Mà nói về cái sự - vấn đề nghi vấn rằng khi Phật nhập diệt thì có một số Trưởng lão Tỳ Kheo không có nhận lời mời, điều đó điều sai! Cái trách nhiệm của quý vị hết mà.
Dù bây giờ người nhỏ, người lớn đi nữa, trừ ra có những người mà còn giữ lại ở địa điểm của mình nơi xa xôi đó, thì những người đó về không được thôi, chớ toàn bộ mà nếu mà có mặt ở đó thì người ta tham dự hết.
Nhưng mà rất đông, vì vậy mà người ta chọn lấy năm trăm vị thượng thủ, tức là năm trăm vị A La Hán mà kết tập chớ còn cái số Tỳ Kheo mà chưa chứng A La Hán thì hàng vạn mà về cái đám ma đó chớ đâu phải ít!
Thôi bây giờ Thầy đặt vấn đề như Hòa Thượng Thanh Từ tịch đi, có phải hàng vạn đệ tử về không? Chớ đâu phải là ít! Còn Đức Phật ngày xưa có bao nhiêu nữa? Đâu có chuyện đó mà nói cái chuyện dễ dàng như vậy, nói cái chuyện mà tưởng như vậy được.
Cho nên những cái người mà nghiên cứu về giới luật của Phật mà thấy nó khó khăn rồi chỉ tưởng ra thế này, tưởng ra thế kia, làm cho lệch lạc cái lịch sử trong cái thời của các đệ tử của Phật cũng như trong cái thời của Phật.
(36:11) Chỗ này chúng ta phải hiểu: Nếu là những bậc Thánh Tăng thì kỳ kết tập kinh luật lần thứ nhất thì các vị đều phải thấy bổn phận của mình đối với Phật giáo còn hay mất là ở chỗ kết tập kinh sách này. Cho nên không thể nào từ chối lần kết tập này được!
Nghĩa là dù bây giờ dù ông Ca Diếp có đi mời ở xứ này, xứ kia thì các Ngài cũng không có quyền mà từ chối nữa, cái bổn phận của các Ngài mà khi được Phật dạy như thế nào thì các Ngài về nghe: “Cái đó bây giờ ông A Nan ổng đọc, ổng nói cái đó, cái bài kinh đó, tui nghe hồi đó Phật dạy vậy là khác, ông phải sửa lại, ông cái này ông không hiểu, tôi hiểu cho nên tui chứng quả A La Hán như vậy đó!”
Thì các Ngài phải có bổn phận phải về để mà chỉnh đốn lại cái giáo lý của Đức Phật chớ, giới luật của Đức Phật chớ, đằng này nó còn từ chối nữa!
Thì như vậy cái vị đại đệ tử của Phật trong thời đó mà từ chối như vậy là đại đệ tử đó có trách nhiệm với đạo Phật không? Không có trách nhiệm! Coi như là đạo Phật ngoài cái vấn đề đó, thì đây là ngoại đạo chớ đâu phải là đệ tử của Phật, cho nên phải thấy cái bổn phận trách nhiệm của mình, mạng mạch của Phật pháp còn hay không.
Một đấng giáo chủ như Đức Phật đã đưa ra một cái tôn giáo như vậy là các vị đệ tử phải có sự hợp tác với nhau để mà trùng tu, để mà làm cho nó trường tồn mãi mãi với cái thế gian chớ!
Các thầy có nghe thấy khi mà đức Chúa không, khi mà ngài tịch rồi thì các thánh đồ của ngài luôn luôn lo lúc nào cũng kết tập lại những cái gì mà của Chúa để làm cho cái đạo nó luôn luôn nó sống mãi với con người. Thì các đệ tử Thánh Tăng của chúng ta cũng vậy chớ đâu phải là những người thiếu trách nhiệm.
Cho nên ở đây nói mời mà không đến, từ chối, thì cái chuyện đó là cái chuyện bịa đặt chớ còn Thầy nghĩ rằng người tu hành - bây giờ Thầy nói bây giờ nè, nếu một người nào mà kết tập kinh sách đúng, mà ở chỗ nào đúng, nói đúng giới luật của Phật, mà mời Thầy, Thầy đi ngay liền không từ chối.
Mặc dù trong lúc bấy giờ Thầy ẩn bóng nữa, Thầy thấy trách nhiệm Thầy phải đem hết cái khả năng của mình ra giúp cái người đó để làm thành phận sự của họ đối với Phật pháp để trường tồn, chớ chưa nói đâu.
Thầy không lộ hình ra là vì danh vì lợi, nhưng mà khi mà làm cái chuyện lợi ích cho Phật pháp Thầy lộ hình ra tức khắc làm cái chuyện lợi ích chớ đâu phải là Thầy ẩn bóng!
Thầy nói thật sự cho quý thầy thấy rằng trong vấn đề trách nhiệm, bổn phận của người tu sĩ phải thấy mạng mạch của Phật pháp, sống còn là do nơi mình, mình làm sao cho nó sống còn, chớ đâu phải mình làm cho nó chết?
Đó là cái mà chúng ta học để chúng ta hiểu, trong cái vấn đề giới luật hôm nay mà Thầy dạy ra, để chúng ta biết giới luật nào mà là thầy của chúng ta. Tới đây Thầy sẽ phân tích cho quý thầy thấy cái giới luật nào là thầy của chúng ta mà Đức Phật đã di chúc.
Vì nó phải được trung thực với lời dạy của Đức Phật, của Đức Bổn Sư, không thể thiếu vắng một vị nào, ngoại trừ những vị ấy đã nhập diệt cũng như những đệ tử của các Trưởng lão thì không tham dự có thể được.
Nghĩa là các đệ tử của các bậc Thánh Tăng thì họ không tham dự thì có thể được, chớ họ chưa chứng quả A La Hán thì có thể được, và họ chưa có trực tiếp nghe lời của Đức Phật dạy thì được. Chứ còn những cái bậc mà đã trực tiếp nghe lời Phật dạy cho mình tu hành chứng quả A La Hán thì chắc chắn là bổn phận của mình phải tham dự chớ không có thể!
Dù ở xa bao nhiêu, dù cái sự việc của mình đang phải làm công việc gì lớn lao gì cũng phải là thấy cái vấn đề đó nó không lớn lao nữa, mà chỉ có vấn đề kết tập kinh và luật của Phật là cái vấn đề quan trọng nhất, thì các Ngài phải có bổn phận, phải trở về để mà góp những cái ý kiến, những cái điều mà mình đã thực hiện được ở trong cái đời sống giải thoát của chính mình. Thì đó là bổn phận của các Ngài, các Ngài phải thấy chớ còn các Ngài không có từ chối được.
Vì các vị còn đang tu học theo với thầy của mình, chưa bao giờ được trực tiếp với Phật, vả lại có gặp cũng rất ít khi.
(39:57) Sau một trăm năm Phật nhập diệt, các đệ tử lớn của Đức Phật đều lần lượt nhập diệt hết.
Nghĩa là một trăm năm sau đó, các đệ tử của Phật như ông A Nan người này, người kia lần lượt họ nhập diệt hết. Bởi vì Phật nhập diệt rồi sau một trăm năm thì các đệ tử đều nhập diệt.
Khi Đức Phật còn tại thế thì giới luật rất nghiêm chỉnh, chúng Tỳ Kheo không dám vi phạm. Khi Đức Phật nhập diệt và các đệ tử của Đức Phật cũng lần lượt nhập diệt theo, giới luật không còn ai chăm sóc kỹ lưỡng, nên lần lần quý thầy dễ duôi đối với giới luật, nên lần lần các Ngài tự thay đổi giới luật theo cuộc sống tu hành của chính môi trường, các hoàn cảnh. Do thế tu sĩ giới luật không còn nghiêm chỉnh nữa.
Khi giới luật mà có sự thay đổi không còn nghiêm trì nữa thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo để tu hành của Đạo Phật cũng không có hiệu quả.
Tớ cái giai đoạn cái giáo án mà giai đoạn thứ ba, tức là cái giới hành đó, dạy về giới hành, ở đây là Thầy nói về giới bổn, giới hạnh đó, còn mà cái về giới hành, tức là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo mà Thầy dạy tới cái giai đoạn giáo án thứ ba, là dạy Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo đó, đó là gọi là giới hành.
Bởi vì giới luật thì phải có giới hành, nó không phải pháp luật, vì pháp luật nó không có cái hành mà cái bắt buộc! Quý thầy phải hiểu. Còn giáo pháp của Đức Phật, giới luật là một cái pháp môn tu, cho nên nó phải có một cái hành để mà tu. Vì vậy mà Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo đó là giới hành chớ không phải là cái gì khác hơn hết.
Phải hiểu như vậy chúng ta mới hiểu được giới luật của Phật là một pháp môn để đưa chúng ta đi đến cái chỗ giải thoát chớ không phải là trói buộc chúng ta để làm chúng ta khổ sở. Đó.
Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo để tu hành của đạo Phật…
Nếu mà giới luật mà không nghiêm trì rồi, thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo mà để tu hành thì nó không còn hiệu quả nữa. Nó không còn hiệu quả nữa bởi vì giới luật mình phá rồi thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo này chỉ là nói suông chơi chớ còn không có thực hành được nữa.
Mà giới luật chúng ta nghiêm chỉnh thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo này là cái giới hành để chúng ta thực hiện những cái giới luật nó nghiêm chỉnh và nó giải thoát.
Từng cái giới luật mà chúng ta áp dụng trong Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo này bằng cách là trau dồi, rèn luyện, bằng cách tu tập ở trong Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo này, làm cho chúng ta đạt từng giới một, mà mỗi giới mà chúng ta đạt được là có sự giải thoát trong tâm hồn của chúng ta thực tiễn.
Đó là cái chỗ tu hành của chúng ta là như vậy.
(42:33) Cho nên nói giới luật tức là nói giáo pháp của Đức Phật. Tại sao ? Vì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo chỉ giúp cho người tu tập có hiệu quả là phải trì giới luật nghiêm chỉnh.
Nói cách khác là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo của đạo Phật nhằm phát triển thiện pháp, chấm dứt các ác pháp…
Đó thì các thầy cứ thấy Phật bảo là mình tu trên thân quán ngoại thân để khắc phục tham ưu là ác pháp. Đó thì, rõ ràng là, như Tứ Niệm Xứ đó Phật dạy đó, mình trên thân quán thân rồi để cho mình khắc phục những tham ưu ở trong đời, ở trong tâm của mình, đó là ác pháp chớ gì.
Đó, thì chúng ta thấy đó là cái giới hành, cái giới hành của Phật pháp ở trong cái giới luật.
… chấm dứt các ác pháp, nên người nghiêm trì giới luật thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo là pháp tối thượng. Còn những người phạm giới, phá giới thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo chỉ là pháp môn Tiểu Thừa.
Nghĩa là họ xem như là Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo nó nằm ở trong cái pháp môn gọi là Tiểu Thừa. Cho nên nó đâu có làm cái gì được đâu, họ phá giới thì tức là nó phải trở thành Tiểu Thừa rồi chớ làm sao mà gọi là giải thoát được mình gọi là Đại Thừa được!
Do thế, khi mà tu sĩ không nghiêm trì giới luật thì tất cả pháp môn cũng có đều sự thay đổi.
Nghĩa là không nghiêm trì giới luật thì pháp môn tu hành nó thay đổi. Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo tuy rằng nói vậy chớ nó có sự thay đổi, nó không có đúng như cái điều kiện.
Bởi vì thí dụ như nó thay đổi như thế nào? Phật dạy Như Lý Tác Ý, thì họ không biết cái gì hết thì đó là sự thay đổi của họ rồi, họ đâu có biết đó là cái pháp hành của họ, cho nên họ chẳng biết làm cái gì hết.
… cho nên gọi là Phật giáo phát triển.
Khi mà Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo nó thuộc về Tiểu Thừa rồi, thì bắt đầu họ không còn biết cái lối nào họ tu. Như cái lời Phật dạy như tùy pháp, quán pháp, hay hoặc là ức chế pháp hay hoặc là tịnh chỉ pháp, đều họ ngơ ngẩn họ không biết nữa.
Nói về Bốn Thiền họ chỉ nói “Ly dục ly bất thiện pháp nhập Sơ Thiền”, họ nói vậy chớ họ không biết ly dục cách nào nữa hết, họ không biết cách thức nào.
Bởi vì ly dục là giới luật rồi, mà giới luật là phải dùng những cái pháp hành nào để mà chúng ta mới thực hiện được cái giới luật, cho nên Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo nó thuộc về Tiểu Thừa. Vì vậy mà bây giờ họ không còn pháp mà tu, cho nên họ phải phát triển để phá giới luật, nghĩa là Phật Giáo càng phát triển bao nhiêu thì lại phá giới luật bấy nhiêu.
(45:05) Rồi họ phát triển pháp môn tu tập, không còn tu tập theo các pháp của Phật như trong kinh Nguyên Thủy đã dạy.
Nghĩa là bây giờ họ tu tập theo cái kiểu mới chớ không là phải theo cái kiểu cũ, như bây giờ họ ngồi họ lại giữ tâm họ bằng cách này bằng cách khác, hay hoặc là họ niệm kinh, hoặc là họ niệm Phật để cho tâm được nhất tâm, hay hoặc là họ giữ tâm mình bằng cách này bằng cách khác để cho nó không có vọng tưởng.
Tất cả những cái điều kiện như trong kinh Kim Cang dạy: “Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm”, họ giữ cái tâm mình đừng cho trụ chỗ nào để cái cái Phật Tánh kia sinh ra, thì đó là những cái họ phát triển mới.
Còn đạo Phật chúng ta muốn giữ cho cái tâm nó được thanh tịnh, được giải thoát, thì nó phải ly dục, ly bất thiện pháp. Nó khác xa, hai cái pháp đều tu khác xa không giống nhau. Cho nên họ phát triển họ đi dần dần đến cái chỗ xa lạ với Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo của Phật.
Vì không có bậc tu chứng nên chư tăng dựa vào kinh sách Nguyên Thủy rồi lý giải theo kiến thức của mình, từ kiến giải riêng tư của mình nên bất đồng mọi ý kiến. kiến giải của người khác.
Nghĩa là cũng dựa vào kinh sách Nguyên Thủy chớ họ không có đi xa, họ lấy kinh sách Nguyên Thủy rồi họ nghiên cứu. Vì họ không có tu chứng cho nên cái kinh nghiệm tu chứng họ không có, cho nên cái trụ cốt, cái cốt lõi nó không có, cho nên từ đó cái tư tưởng của họ nó xiên bên đây, nó xiên bên kia.
Mà họ nghiên cứu cuốn kinh Nguyên Thủy, tạng kinh Nguyên Thủy thì họ lại kiến giải thế này rồi kiến giải thế khác. Người thì kiến giải cái này, người thì kiến giải cái khác nó không có đồng với nhau một cái pháp hành, cho nên do đó mà họ kiến giải ra rồi họ không đồng nhau, cho nên họ chấp cái kiến của họ, họ bị kiến chấp đó đi, rồi họ mới có sự tranh chấp với nhau, họ nói rằng người này thấp, người kia cao, họ nói đủ thứ.
Cho nên vì vậy mà cái loại kinh phát triển nó làm cho… Đó là cái kiến chấp của những người mà tu không chứng.
Từ những kiến giải bất đồng và phi Phạm hạnh nên đưa đến kết quả phân chia bộ phái. Đó là sự việc xảy ra từ một trăm năm đến ba trăm năm sau khi Phật diệt độ.
Khi Phật diệt độ một trăm năm sau, có cuộc kết tập lần thứ hai tại Vesali, cuộc kết tập này không có nghĩa là kết tập kinh luật mà chỉ là giải quyết sự phân chia của các bộ phái. Kết quả kỳ này chỉ là thành lập giới luật của các bộ phái riêng tư.
Đó, phải nhớ là cái sự kết tập lần thứ hai này, ở tại Vesali, thì lần kết tập này là giải quyết cái sự bất đồng của chư tăng, do mọi người mỗi ý kiến riêng tư ở trong cái giáo lý Nguyên Thủy đó mà thành lập những cái bộ phái, do đó nó có hai mươi cái bộ luật. Hai mươi cái bộ luật chớ không phải là như chúng ta thấy nó còn - bây giờ là chúng ta còn thấy sáu bộ đó. Chớ lúc bấy giờ nó hai mươi bộ phái là nó phải có hai mươi cái bộ luật.
Bởi vì một tập thể nào nó cũng phải có nội quy, có kỷ luật của nó, nó mới giữ được cái tập thể đó, nó mới được yên ổn của nó, còn nếu không có thì lấy cái gì mà làm cái chuẩn cho họ sống chung với nhau được, cho nên nó phải có, phải đặt thành vấn đề là phải có hai mươi cái bộ luật.
(48:33) Một lần nữa chúng tăng lại cách xa giới luật của Phật. Thêm bớt và sửa lại rất nhiều, và người ta đã dẹp mất cái bộ luật mặt thực của giới luật kết tập lần đầu tiên.
Bởi vì bây giờ họ kiến chấp như vậy đó, họ làm sao họ để cái bộ luật đầu tiên đó được, buộc lòng họ phải đốt đi, hoặc là họ phải xé bỏ đi.
Mỗi bộ phái có giới luật riêng để lưu truyền trong bộ phái của mình. Thượng Tọa Bộ chiếm đa số luật tạng, còn Đại Chúng Bộ chỉ có một bộ luật mà thôi.
Ở đây thì theo như ở trong kinh sách thì nói là cái bộ phái Thượng Tọa Bộ thì nó lưu truyền - trong cái bộ phái mình thì nó chiếm đa số về luật tạng, nghĩa là nó còn giữ một cái số nguyên gốc của nó chớ còn nó cũng có sự thay đổi rất nhiều trong đó.
Còn Đại Chúng Bộ thì chỉ có một bộ luật mà thôi. Nghĩa là trong Đại Chúng Bộ thì nó chia ra làm nhiều bộ phái lắm, nhưng mà nói nó chỉ có một bộ luật mà thôi thì hầu hết là cái bộ luật của nó, nó đều giống nhau là cái bộ luật phá giới, chớ không phải là cái bộ luật không phá giới. Cho nên nó gần giống nhau.
Chia làm hai mươi bộ luật, nhưng mà hai mươi bộ luật đó thì có bên Thượng Tọa Bộ thì nó còn giữ được cái giới luật chiếm đa số cái luật tạng của Phật, còn có cái gốc chút.
Còn cái phần mà của Đại Chúng Bộ thì nó phát triển theo cái kinh điển phát triển, thì cái giới luật đó nó phá sạch, cho nên nó mới đẻ ra cái giới luật Bồ Tát giới đó, thì nó phá sạch cái giới luật của nguyên gốc đi, cho nên nó đặt thêm thứ này thứ kia để nó phá giới ở trong cái giới luật của Phật.
Do vì vậy đó mà gần như là cái Đại Chúng Bộ nó chỉ có một cái bộ luật chung là cái bộ luật phá giới mà thôi.