00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(00:00)

1- Muốn biết rõ lực của hơi thở của mình đang nhiếp tâm ức chế được vọng tưởng thì cần phải chọn hơi thở cho phù hợp với cơ thể của mình để luyện tập dễ dàng. Ở đây quý Phật tử cũng phải chú ý chỗ này. Hơi thở chọn là hơi thở phải đủ lực mới ức chế được vọng tưởng. Ức chế được vọng tưởng phải tính sức lực của hơi thở và thời gian tu tập hơi thở đó.

Tính sức lực của hơi thở để mọi người tu được bắt đầu, đó là một hơi thở. Một hơi thở là sức tối thiểu cho người yếu sức tập trung. Còn mức tối đa cho người có sức tập trung giỏi là 100 hơi thở. Muốn rõ được hơi thở của mình ức chế được vọng tưởng thì phải thực tập ngay hơi thở đã chọn trong một ngày, một đêm chia làm 4 thời công phu, mỗi thời 30 phút.

(32:36) Căn cứ vào thời gian trong mỗi thời công phu đều không có vọng tưởng thì mới gọi là đã chọn được hơi thở để tu tập sau này ức chế toàn bộ vọng tưởng và nhập định. Còn hơi thở nào suốt trong thời gian một ngày, một đêm tu tập chia làm 4 thời mỗi thời 30 phút, khi tu tập có thời không vọng tưởng, có thời có vọng tưởng thì hơi thở đó chưa được gọi là hơi thở có lực ức chế tâm. Vậy quý Phật tử phải chọn hơi thở khác. Theo kinh nghiệm hướng dẫn người tu thiền hơi thở, cách chọn lực hơi thở để cho phù hợp với cơ thể của hành giả thì cần phải có sự hướng dẫn trực tiếp của một vị Thầy có kinh nghiệm. Nghĩa là quý Phật tử thở theo sự hướng dẫn của Thầy, Thầy sẽ nghe hơi thở của quý Phật tử có thở đúng không, nếu đúng Thầy xác nhận cho nhận hơi thở đó tu tập.

Khi chọn xong hơi thở, quý Phật tử phải cố gắng tập luyện hơi thở đó cho thuần thục trong từng giây, từng phút rồi ngày hôm sau đến trình lại Thầy, nghĩa là quý Phật tử thở cho Thầy nghe lại có đúng hơi thở đó hay không. Chừng nào, lúc nào, giờ nào quý Phật tử thở cũng đúng một hơi thở mà không thay đổi thì lúc bấy giờ Thầy sẽ dạy tiếp cách thức nhiếp tâm cho quý Phật tử.

(35:01) 2- Muốn biết rõ sức lực của hành giả nhiếp tâm thì quý Phật tử phải:

Thở một hơi thở tập trung tâm rất kỹ trong hơi thở đó rồi đến “một”, đếm xong nghỉ nửa phút. Nghỉ xong nửa phút rồi tiếp tục thở một hơi thở nữa. Rồi nghỉ một nửa phút. Cứ thở và nghỉ như vậy cho đến khi đúng 30 phút mới xả thiền. Hoàn toàn trong 30 phút tu tập hơi thở cố giữ gìn không có một niệm vọng tưởng xen vào. Còn nửa phút nghỉ trong khi tu xong một hơi thở, lúc nghỉ có vọng tưởng cũng được, không vọng tưởng cũng được, nhưng phải cẩn thận lúc nghỉ không được kìm tâm trong hơi thở, không được thiếu tỉnh giác quên mất đến giờ tu tập kế tiếp, không được để hôn trầm bén mảng làm ngủ gục, không được quán tưởng để làm trễ giờ tu tiếp tục, phải cảnh giác cẩn thận chỗ này. Nếu không cảnh giác cẩn thận chỗ này hầu hết mọi người tu thiền đều bị rơi vào chỗ này do đó làm lệch lạc sự tu hành khó thành tựu thiền định.

(37:18) - Nếu quý Phật tử thấy sức lực mình kém tập trung thì nên chọn một hơi thở mà tu tập như Thầy đã dạy một hơi thở ở trên. Còn thấy sức tập trung của mình có khá hơn thì nên tu tập 2 hơi thở. Cách tập như thế này:

Hít vô, thở ra đếm “một”.

Rồi tiếp tục bắt đầu tiếp tục “hít vô, thở ra” đếm “hai”, đếm xong nghỉ nửa phút. Sau khi nghỉ xong một nửa phút bắt đầu tu trở lại.

Hít vô, thở ra đếm “một”,

Hít vô, thở ra đếm “hai”,

Đếm xong “hai” nghỉ một nửa phút.

Cứ như vậy mà tu tập cho đúng 30 phút rồi xả thiền nghỉ. Nhiếp tâm như vậy trong bốn thời công phu một ngày, một đêm thời nào cũng không có vọng tưởng xen vào thì biết đó là sức tập trung của quý Phật tử tu tập được hai hơi thở.

  • Nếu quý Phật tử thấy mình có sức tu tập khá hơn thì nên tu 3 hơi thở:

Hít vô, thở ra đếm “một”

Hít vô, thở ra đếm “hai”,

Hít vô, thở ra đếm “ba”,

Đếm xong nghỉ nửa phút.

Nghỉ xong nửa phút thì tiếp tục tu trở lại như trên. Nghỉ và tu phải suốt một thời gian 30 phút rồi mới nghỉ xả thiền.

  • Nếu thấy sức của mình tập trung khá hơn, thì quý Phật tử nên tu 4 hơi thở, cách thức đếm và tu cũng như tu 3 hơi thở vậy.

  • Nếu thấy sức của mình tập trung khá hơn, thì quý Phật tử nên tu 5 hơi thở, cách thức đếm và tu cũng như tu 4 hơi thở vậy.

Suốt trong bốn thời công phu mỗi thời 30 phút, mỗi đoạn thời gian nhiếp tâm là 5 hơi thở, hoàn toàn không có vọng tưởng thì biết đó là sức nhiếp tâm của mình trong 5 hơi thở.

(40:12) -Nếu 5 hơi thở thấy có vọng tưởng còn xen vào đó là sức nhiếp tâm trong 5 hơi thở chưa đủ sức. Quý Phật tử phải lùi lại 4 hơi thở.

Nếu 4 hơi thở còn vọng tưởng thì lùi lại 3 hơi thở.

Nếu 3 hơi thở còn vọng tưởng thì lùi lại 2 hơi thở.

Nếu 2 hơi thở còn vọng tưởng thì lùi lại 1 hơi thở.

Nếu 1 hơi thở còn vọng tưởng tu 1 hơi thở nghỉ 1 phút.

Nếu nghỉ 1 phút còn có vọng tưởng thì nghỉ 2 phút.

Đây là cách thức chọn sức nhiếp tâm của quý Phật tử đối với pháp môn hơi thở của mình.

Nếu sức mình nhiếp tâm được ở dạng hơi thở nào thì chọn lấy hơi thở đó mà tu tập.

Nếu tu từ 1 hơi thở đến 5 hơi thở thì nghỉ và xả tâm ức chế, tập trung trong những giây còn lại cho đến khi đúng 1 phút, nghĩa là vừa tu vừa nghỉ 1 phút. Và cứ tu như thế tiếp tục 30 phút rồi xả nghỉ. Buổi chiều cũng tu 30 phút như vậy. Buổi tối cũng tu như vậy. Buổi khuya và buổi sáng cũng tu đúng 30 phút như vậy.

Trong suốt thời gian tu 30 phút cố gắng hết sức và rất thận trọng chú ý không để cho 1 niệm vọng tưởng xen vào thì mới gọi là hơi thở đó ức chế được vọng tưởng.

(42:16) Muốn biết hơi thở nào ức chế được vọng tưởng thì quý Phật tử hãy căn cứ vào mức hơi thở bình thường lấy làm chuẩn, từ đó quý Phật tử thở hơi thở mạnh và nhanh hơn 1 chút, rồi thử nhiếp tâm trong 1 phút, nếu 1 phút mà ức chế được vọng tưởng thì tiếp tục tu phút thứ 2, nếu phút thứ 2 nhiếp tâm được nghĩa là không có vọng tưởng xen vào thì tiếp tục tu phút thứ 3, thứ 4, thứ 5 và thứ 6, và suốt 30 phút không có vọng tưởng.

(43:04) Kế đó quý Phật tử tiếp tục tu trong 4 thời công phu, sáng, chiều, tối, khuya, mà thấy không có một niệm vọng tưởng xen vào trong mỗi thời công phu, thì biết đó là hơi thở ức chế được tâm mình. Còn có khi có vọng tưởng, có khi không vọng tưởng thì quý Phật tử phải thở hơi thở mạnh hơn hơi thở đó một chút, chừng nào bốn thời công phu nhiếp tâm mà không có một niệm vọng tưởng xen vào thì lấy hơi thở đó tu tập cho đến chừng nào nhập Định an chỉ mới thôi, thì lúc bấy giờ Thầy sẽ dạy tiếp cách thức nhập định.

Trên đây Thầy dạy quý Phật tử đo lường sức nhiếp tâm của mình đối với hơi thở vì biết được sức nhiếp tâm thì quý Phật tử sẽ giữ gìn được hơi thở, còn không rõ sức nhiếp tâm của mình thì sự tu hành của quý Phật tử sẽ hoài công vô ích kết quả sẽ chẳng thành tựu được.


Trích từ:THIỀN HƠI THỞ
Trích dẫn - Ghi chú - Copy