00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(16:48)

(16:48) Phật tử 1: Thưa Thầy. Xin Thầy chỉ dạy cho con sách?

Trưởng lão: Để Thầy chỉ dạy. Con nên đọc lại, mình tu theo Phật thì mình phải đọc cái kinh nguyên gốc của Phật, kinh Nikaya con. Kinh Nikaya là Hòa thượng Minh Châu là người học giả từng đã học ở bên Ấn Độ, đại học Nalanda. Ngài về, Ngài đem bộ kinh nguyên gốc của Phật dạy đó mới dịch ra Việt ngữ. Mình cũng may mắn lắm đó con, được có người học giả có tiếng như Hòa thượng Minh Châu đó, dịch ra bộ kinh Nikaya.

Con nghiên cứu kinh Nikaya để con hướng vào những lời Phật dạy con. Chứ con đọc những cái kinh mà bây giờ Thiền Tông, rồi Tịnh Độ Tông, rồi Mật Tông. Những cái này là do các Tổ sau này, tự mình tu tập không đúng chánh pháp con, rồi kiến giải ra, rồi viết ra thành những cái đường lối, hệ phái này, hệ phái khác, thành ra nó chia nát Phật giáo hết. Mà chính những cái pháp đó Phật không có dạy.

Mình đọc kinh Nikaya rồi mình mới thấy Phật đâu có dạy cái pháp này mà sao lại có? Chỉ có các ông này kiến giải ra theo cái kinh nghiệm bản thân tu nó chưa tới đâu, nhưng mà tự ở trong đầu nó nghĩ ra như vậy, vậy nó viết ra. Nó viết ra rồi nói: “Ờ, bây giờ mình đưa ra mình nói mình viết thì chắc không ai tin”. Cho nên dán cái nhãn hiệu là Phật thuyết: “Như thị ngã văn. Nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc. Kỳ thọ Cấp Cô Độc”. Đó là lấy cái nhãn hiệu đó dán vô thì đây Phật thuyết. Thì mấy con không làm sao mấy con dám nói đây là, đâu dám nói, Phật thuyết mà mấy con đâu dám nói. Nhưng mà chính các Tổ.

Đọc kinh Nikaya mình mới thấy đúng là Phật không có nói cái này, phải không? Mấy con phải đọc những kinh gốc, mấy con mới suy ra, mấy con mới thấy đây không phải, các Tổ viết viết rồi dán nhãn hiệu lên. Thường thường là những cái hàng giả đó thường thường dán cái nhãn hiệu rất là rõ làm cho chúng ta bị mê mờ mấy con.

Cho nên vì vậy, mà hơn nữa thì mình còn đi về cái con đường của Phật. Mình đi theo Phật mà, chứ đâu phải mình đi theo ngoại đạo. Hầu hết là các Tổ đều là ngoại đạo hết. Bị ảnh hưởng.

(18:52) Bây giờ thí dụ như Phật không dạy niệm chú, mà bây giờ ảnh hưởng thì trong kinh Đại thừa lúc nào cũng có chú. Như chú Tâm Kinh Bát Nhã cũng là chú mấy con. Đó là ảnh hưởng của Mật Tông, chứ đâu phải. Mà Mật Tông là một cái tà giáo. Trước Phật đã có Mật Tông chứ đâu phải không, trước Phật đã có ba mươi ba cõi Trời của ngoại đạo đã chế ra, trước Phật đã có Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ chứ đâu phải không.

Cho nên dạy đức Phật nhập Không Vô Biên Xứ, rồi nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, rồi dạy đức Phật khổ hạnh, rồi dạy đức Phật Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền chứ đâu phải không. Nhưng mà tất cả những cái loại thiền này đều hoàn toàn không làm chủ sự sống chết.

Trái lại, sau này đức Phật mới tự tìm ra con đường của mình, mới thấy rằng: Con đường ngăn ác diệt ác, tức là Tứ Chánh Cần. Từ cái chỗ đó khi mà tu Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác tâm nó thanh tịnh, thì đức Phật mới thấy rõ ràng là trên thân quán thân tự nó nó quán thân. Nó quán trên bốn (chỗ trên) thân nó mới sanh ra cái pháp Tứ Niệm Xứ đó mấy con. Chứ ngoại đạo nó đâu có Tứ Niệm Xứ, đâu có Tứ Chánh Cần. Các con hiểu chưa?

Rồi từ cái Tứ Niệm Xứ đó cái tâm nó bất động, nó thanh tịnh rồi, nó mới hiện ra một cái lượng nội lực: Dục Như Ý Túc này, Định Như Ý Túc này, Tuệ Như Ý Túc này. Đó mấy con thấy, tất cả những cái như ý túc nó hiện ra ở trên cái mảnh đất tâm của chúng ta bất động, thanh thản nó mới hiện ra đủ. Vì vậy, đức Phật mới thấy có cái Định Như Ý Túc thì mới tác ý bảo: “Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”, rõ ràng là năm chi thiền nó hiện ra chứ không phải ức chế ý thức mà nhập vô Sơ Thiền. Các con thấy không?

Cái kia người ta dùng cái pháp Như Lý Tác Ý mà ta tác ý thì thân tâm nó vô Định. Còn bây giờ, mình không có cái lực đó cho nên ngồi đây mình ức chế ý thức để mình coi như là ly cái dục. Ly dục ly ác pháp là bằng ý thức chúng ta dừng. Rồi con.

Phật tử 2: Dạ, Chuyến này về, lâu lắm con mới về được xin Thầy quy y.

Trưởng lão: Được rồi con, con sẽ ghi tên, tuổi đó con, địa chỉ nữa.

Phật tử 3: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Con ghi lại đi rồi Thầy sẽ làm cái điệp phái cho con.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy