Cho nên vì vậy, thí dụ như bây giờ con muốn nó tỉnh nè, giờ ra súc miệng, rửa mặt đồ này kia làm cho tỉnh hay là chạy này kia tỉnh đó là mình ức chế nó. Mình ức chế mình cũng làm nó tỉnh được chứ không phải không, mình ức chế nó. Nhưng mà mình muốn xả cái niệm này, cái niệm buồn ngủ này thì bằng cách mình hướng tâm. Mới đầu thì mình cũng rửa mặt, súc miệng hoặc làm cái này cái kia, động tác để cho nó tỉnh táo lại đi, rồi bắt đầu dùng hướng tâm, mình biết cái tâm của mình nó còn ham ngủ đây chứ chưa phải nó tỉnh đâu. Chừng nào mà ngay giờ đó nó thức dậy, nó tỉnh táo đó là nó hết ham ngủ; mà nó còn lừ đừ nó còn muốn ngủ thì tức là nó còn tham ngủ, vậy thì mình phải đuổi nó. Bởi vì cái còn tham ngủ này nó còn nằm ở trong cái ngũ triền cái. Si của ngũ triền cái là hôn trầm thùy miên, hôn trầm thùy miên là ham ngủ - ngủ gục chứ gì. Cho nên cái si của triền cái thì nó là cái hôn trầm thùy miên, còn cái si của thất kiết sử - cái đó gọi là vô mình kiết sử, tức là cái si của thất kiết sử thì nó khác. Một cái điều kiện gì mình không hiểu mà mình cứ chấp chặt cái đó là mình hiểu tức là si - si ở trong cái kiến giải của mình, cái kiến thức của mình, cái hiểu biết của mình, si mình chấp nó.
Cũng như, Thầy nói như Minh Tông nó si ở trong cái kiến kiết sử, nó cho rằng những người nào cũng phải học từ cái trên đại học thì mới tu mới có giải thoát được còn nếu trình độ mà học thấp thì khó tu giải thoát. Sự thật cái đó là cái si, Thầy thường nhắc ông Bàn Đặc - ổng là một cái người rất là tối tăm rất dốt, ổng học có bốn câu kệ không thuộc thì như vậy làm sao ổng thi đại học được, thế mà ổng lại tu chứng quả A La Hán. Thì cái chấp như vậy là cái sai, mà cái sai như vậy nó cứ mang đầu óc nó cứ hiểu cái người là phải học từ đại học, trên đại học à chứ còn dưới thì cái tâm nó ngu si, cái tâm mà nó không có học được trên đại học thì tức là không thể nào mà tu giải thoát được hết. Bởi vì nó nói rằng khi mà mình học trên đại học người ta nói ra cái mình hiểu. Nhưng mà sự thật chính Thầy thấy nó không hiểu, nếu nó hiểu thì nó đâu có ức chế tâm đến nỗi mà nó thành bệnh. Cho nên cái thực sự ra không phải là cái trình độ học thức cao mà cái trình độ chúng ta hiểu được mà chúng ta làm được thì cái chỗ đó là cái chỗ của đạo Phật.
Bởi vì chỗ của đạo Phật, cái trí tuệ không có nghĩa là chỗ hiểu biết cái này cái nọ cái kia gọi là hiểu biết. Mà cái trí tuệ của đạo Phật xác định cho chúng ta biết: “Trí tuệ ở đâu thì đức hạnh ở đó, tức là giới luật ở đó”. Trí tuệ nó làm cho giới luật thanh tịnh mà giới luật nó làm cho trí tuệ thanh tịnh, nghĩa là hai cái này cặp. Nghĩa là bây giờ ví dụ một cách dễ là chúng ta thức dậy mà chúng ta thấy còn buồn ngủ thì ngay cái trí tuệ chúng ta thấy mình còn buồn ngủ là bị hôn trầm, thùy miên tức là bị ngũ triền cái. Và cái hiểu biết ngũ triền cái thì bây giờ dùng Như Lý Tác Ý mình hướng tâm mình nhắc nó, mình xả nó, thì cái đó gọi là trí tuệ. Chớ không phải trí tuệ giải thoát nó kèm theo với cái sự giải thoát của nó, với cái sự hiểu biết của nó thì cái đó gọi là tri kiến giải thoát chứ không phải trí tuệ mà chúng ta học cái hiểu cái này. Từ lâu đến giờ người ta cứ nghe nói trí tuệ của Phật là tưởng là học, hiểu mênh mông, biết những cái chuyện quá khứ vị lai, tất cả những cái gì cũng biết hết thì đó gọi là trí tuệ. Không phải, đó không phải là cái trí tuệ của Phật, mà cái trí tuệ của Phật làm cho cái tâm của mình nó thanh tịnh, nó giải thoát, nó không còn bị dính mắc khổ đau, thì cái đó là cái trí tuệ, cái mục đích trí tuệ của đạo Phật là cái chỗ này Cái hiểu biết như vậy là cái hiểu biết làm cho bản ngã chúng ta càng ngày càng chồng chất lên, do đó cái ngã càng lớn lên. Nó ngầm, cái sự học hiểu của mình nó ngầm ở trong đó nó nuôi bản ngã. Ngoài thì mình nói vô ngã.
Cho nên có người hiểu một cách sai lệch. Khi một người họ nghĩ rằng cái người mà vô ngã đó, là không bao giờ nói người này sai người kia sai hoặc là chê tôn giáo này tôn giáo khác, không phải. Cái người trí tuệ người ta biết được cái pháp này tu đúng, cái pháp này không tu đúng vì cái pháp này có đạo đức, cái pháp này không có đạo đức, cái pháp này có giải thoát hay không giải thoát. Người ta nói tất cả những cái này không phải ở trong cái ngã. Cho nên cái người ta hiểu lầm là khi mình nói như vậy có nghĩa là mình nói để làm cho mình hay hơn người khác, là mình ngã chứ gì? Không phải. Cái sai cái đúng chúng ta phải biết bởi vì cái trí tuệ dạy chúng ta biết cái đó thiện cái đó ác, cái đó đúng cái này sai, cái này tu được cái này không tu được, cho nên chúng ta nói cái này không nghĩa là nói cái ngã. Còn người đời người ta không hiểu, người ta học hỏi người ta nghĩ rằng ngầm ở trong tâm của mình người ta hiểu: bây giờ người ta trên đại học người ta có bằng tiến sĩ nè thì người ta thấy rằng người ta hay hơn người khác. Nhìn chung thì bao nhiêu hàng triệu người mà cái số mà có tiến sỹ này mấy người cho nên họ thấy họ hơn. Từ đó cái bản ngã họ vẫn ngầm ở trong đó. Trái lại cái người tu theo đạo Phật người ta nói cái này đúng, cái này sai để cho mọi người biết để suy ngẫm, biết cái này đúng, cái này sai rõ ràng thì cái người này không phải là cái ngã.
Thường mình bị lầm, thường thường mình chỉ trích người này người nọ người kia để nâng cái ngã của mình lên, để nâng cái sự hiểu biết của mình lên, mình hay chỉ trích người ta thì do đó là cái ngã. Cho nên vì vậy nếu mà nói mà cái sai cái đúng của người khác là cho mình ngã, cái đó là sai. Ở đây ngày xưa đức Phật (trong cuốn kinh Trường Bộ) Ngài bác 62 luận thuyết của ngoại đạo. Tất cả 62 cái luận này đều là sai, làm cho một ngàn thế giới rung chuyển. Lúc bây giờ người ta vẫn tin 62 cái luận này là đúng, khi mà đức Phật ra đời Ngài cho 62 luận thuyết này là sai không đúng. Bây giờ ở trong kinh nói một ngàn thế giới đều rung chuyển khi mà đức Phật thuyết cái lời nói, bác 62 cái luận thuyết này thì làm cho người ta rung chuyển hết, nghĩa là một ngàn thế giới rung chuyển chứ không phải trong một cái thế giới của chúng ta không đâu. Một ngàn cái thế giới rung chuyển bởi vì một ngàn cái thế giới người ta đều chấp nhận những cái luận thuyết đó là đúng mà bây giờ người ta cho sai thì làm cho rung chuyển hết, động hết. Mà đức Phật nói như vậy đức Phật có ngã không? Ngã sao người ta chửi không giận? Các con hiểu không? Người ta nói đúng bởi vì ông Phật ổng nói đúng cho nên vì vậy ổng là người vô ngã thực sự. Vô ngã chỗ nào? Vô ngã chỗ người ta chửi mắng mình, người ta nói xấu mình không giận, mà ổng còn khuyên đệ tử: “người ta chê mình người ta nói xấu mình là tại vì người ta không hiểu mình, người ta khen mình mình cũng không nên mừng tại vì người ta khen mình nhiều khi người ta khen mình không đúng”. Cho nên, chê mình thì đức Phật cũng thấy người ta không hiểu mình người ta mới chê. Người ta hiểu mình ở trong cái góc độ của một cái luận thuyết nào, cho nên người ta kiến chấp ở chỗ đó mà người ta chê mình, người ta chưa có biết mình như thế nào thì cái chê của người ta không đúng thì mình xá gì mình phải giận hờn người ta. Cái lý của đức Phật rất rõ ràng, vững vàng để chúng ta hiểu được, giữ tâm chúng ta hoàn toàn yên lặng và giải thoát. Còn khen mình, khen mình ở chỗ nào. Nói ông thầy đó giữ gìn giới luật này kia nọ, có đức có hạnh, khen mình đúng nhưng vẫn là phàm phu, chưa phải đúng. Bởi vì cái khen nó phải toàn diện như thế nào? Một cái người mà có giới đức, có đức hạnh hẳn hoi mà có thiền định, mà còn phải cả Tam minh thì cái khen đó mới đúng. Cũng như giờ khen Thầy nói Thầy có đức hạnh, Thầy tu giới luật như vậy chưa hẳn là khen Thầy. Cho nên người ta khen Thầy như vậy để làm gì? Người ta tìm cách gì? Thầy tu khổ hạnh vậy ai tu nổi. Đó là người ta khen, khi người ta chê mình mình cũng không buồn, mà khen mình mình cũng không mừng cho nên luôn luôn…, à bây giờ mình thấy họ khen mình. Bây giờ ví dụ họ khen Chơn Trí nè: con tu như vậy, như vậy như vậy tự nhiên cái tâm mình thấy phấn khởi lên thì cái đó là cái sai. Họ khen chưa hẳn là họ khen đúng, bởi vì con đường mình biết mình tu như thế nào, mình làm như thế nào? Bây giờ người ta chê mình: Chơn Trí như thế này thế này, nói như thế này mà không có đúng lời nói, nói rồi không có đúng thì do đó mình đâm ra mình buồn mình này kia thì tức là mình bị cái lời khen chê của người ta sai xử mình mà mình không thấy mình làm chủ. Do đó khi chê người ta chưa hiểu được mình đâu.
Thí dụ như chẳng hạn bây giờ Thầy nói như thế này. Như Chơn Đức hiểu Chơn Trí, bây giờ khi mà nó đến đây nó tu hành, rồi trong cái hoàn cảnh nó trở về ngoài đó thì người ta không hiểu, mọi người không hiểu người ta sẽ chê Chơn Trí. Chơn Trí nói bỏ ngoài đó vô trong này tu mà vô trong này tu rồi lại trở ra ngoài đó người ta không tin Chơn Trí nữa. Do đó lại có một người hiểu Chơn Trí, vì cái duyên của Chơn Trí như thế nào đó mà phải đi ra đi vô như vậy thôi chứ không phải là như mấy người đó hiểu. Cho nên một cái người hiểu này thì trong khi người ta hiểu như vậy thì mình biết rằng còn có người hiểu mình chứ không có phải không có người hiểu mình. Do đó, khi mà trở vào tu hành, phải tu hành đúng cách như thế nào, tâm mình xả ra như thế nào thế nào, cho nên khi bị khen chê mình không buồn không giận gì hết, hoàn toàn sạch hết, làm cho tâm hồn của mình thoải mái, an vui; chính những cái lời của họ khen chê làm cho mình thấy được giải thoát hoàn toàn không bị dính mắc. Đó là Thầy đem một cái ví dụ cụ thể, qua cái cuộc sống từ hơn mấy tháng nay của Chơn Trí để rút tỉa được cái chỗ đó để mà xả cái tâm của mình để cho mình thanh thản an lạc không có gì hết, hoàn toàn buông xả , giải thoát hoàn toàn.
(47:08) Đó là cách thức tu của mình, đừng vì những người Phật tử, đừng có vì những người đó mà mình phải thực hiện cái tâm của mình hoàn toàn thanh tịnh, an lạc, vô sự; hoàn toàn ở trong cái môi trường tốt thực hiện. Sau khi nó vững vàng rồi thì người ta nói gì mình cũng không có dao động hết, đó là cách thức tu.