00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(01:43)

(01:43) Trưởng lão: Còn “Chế ngự tâm” thì như thế nào? “Chế ngự tâm” có nghĩa là không làm theo tâm. Bây giờ là hai giờ, tâm muốn ăn cái bánh hay muốn ăn trái chuối, thì mình bảo tâm: “Giờ này mày sanh dục, muốn ăn hả? Tao nhất định không ăn.” Mình không ăn tức là mình chế ngự.

Giờ này không phải giờ ngủ mà nó buồn ngủ rồi, nó gục tới, gục lui rồi; mình thấy nó muốn đi ngủ, mình thấy nó luận trong đầu: “Mình ngủ cho khỏe để lát nữa dậy tu cho tốt.” Đó là nó luận để cho nó ngủ, chứ bây giờ nó bị dục ngủ; cho nên: “Giờ này không phải giờ ngủ, nhất định tao không cho mày ngủ, mày phải đi kinh hành, đi trong Chánh Niệm Tỉnh Giác.” Do đó mình đi tới đi lui, đó là mình chế ngự tâm không làm theo nó; mình ly cái dục gọi là chế ngự.

Chẳng hạn bây giờ tâm mình thấy đống rác kia dơ, mà giờ này đang ngồi thiền thấy nó dơ, thôi để quét nó rồi vô ngồi cũng được. Do đó mình nói: “Mày khởi cái tâm, mày muốn quét rác tức là còn dục, giờ này là giờ tu chứ đâu phải giờ quét rác.” Cho nên vì vậy mình ngăn chận không cho nó làm cái này, không cho nó đi hốt rác. Đó là chế ngự tâm của mình. Các con hiểu chế ngự không? Không phải mình ngồi nhiếp hơi thở ra vô là chế ngự.

(02:55) Còn bây giờ nói về “An trú tâm”, mình phải hiểu như thế này. Bây giờ bình thường, tâm con không có gì hết mà con ngồi nhiếp trong hơi thở, con thở ra, thở vô, thở ra, thở vô, con tập trung không có vọng tưởng tức là con bị ức chế tâm.

Còn an trú tâm - Bây giờ thân tôi đau quá, đang đau bụng quá, nhức đầu quá. Bây giờ, tôi sẽ an trú trong hơi thở tức là tôi cố gắng tập trung trong hơi thở giống như là mình ức chế tâm đó các con, nhưng khi mình đang bị đau, nếu mình không cố gắng tập trung hơi thở thì nó cứ thấy đau làm sao. Nên mình ráng biết hơi thở, biết hơi thở và mình tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra.” Tức là mình bắt buộc cái tâm của mình phải trú vào trong hơi thở là nó làm cho thân hết đau. Như vậy, “an trú tâm” là khi có đối tượng làm cho tâm chúng ta đau khổ hoặc tâm chúng ta phiền não; khi đó, chúng ta trú vào hơi thở hay bước đi gọi là an trú; an trú để thân, tâm mình an ổn trở lại. Các con hiểu chỗ đó chưa? Gọi là an trú.

(03:51) Còn bây giờ thân, tâm tôi nó có bệnh đau gì đâu mà tôi an trú, tôi an trú kiểu này là tôi bị ức chế tâm tui sao? Các con hiểu chữ “an trú” chưa? Không khéo mấy con chưa biết, do đó lúc nào tôi cũng an trú trong hơi thở, không ngờ là mình ức chế tâm mình. Tu riếc nhức đầu, tu riếc căng mặt, tôi riếc nó loạn thần kinh, nó điên, tu riếc nó lọt vô không tưởng mới chết tôi chứ! Đó là hiểu sai mà tu sai, phải hiểu đúng thì tu đúng. Vì nói an trú là mình biết cái thân nó đau hoặc tâm đang phiền não, lo lắng cho nên mình trú để cho nó an, gọi là an trú, đặng cho nó được an trở lại chứ gì. Các con nhớ chưa?

Cho nên vì vậy khi nào mình biết, khi nào thân có đau mà bây giờ tôi phải trú tâm để thân hết đau, như vậy gọi là an trú. Cái Tâm của tôi có phiền não, giận hờn “hồi nãy người ta chửi, giờ nó còn hầm hầm, nó tức quá trời!” Bây giờ làm sao đây? Tôi phải an trú trong hơi thở rồi tác ý ra để cho an ổn trở lại, không có phiền não, không giận nữa như vậy gọi là an trú.

Còn bây giờ thân tôi an, tâm tôi cũng an thì tôi trú làm chi nữa? Tôi trú cái an này là thanh thản - an lạc - vô sự không phải sướng hay sao mà bây giờ phải nhiếp vô hơi thở làm chi đây? Tôi điên hay sao mà ôm cho chặt, rồi lát tôi mệt? Bộ ngồi nhiếp tâm trong hơi thở không mệt hay sao, ngồi chơi không sướng sao? Các con biết không?

(05:06) Khi mà ngồi chơi thanh thản, an lạc, vô sự thì thân, tâm mình có gì đâu. Cho nên, do đó tôi tu Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ là tôi ngồi, khi nó có thì tôi an trú tôi đẩy, không có thì tôi ngồi ở trong tâm thanh thản của tôi. Như vậy rõ ràng tôi có pháp thật sự, pháp nào tôi cũng có hết rồi. Phải không, mấy con thấy đúng không?

Đây là những cái danh từ, người ta không hiểu, người ta sai, không biết mà tôi bây giờ bình thường, tôi cứ hít thở tôi biết hít thở, tôi an trú trong hơi thở chứ gì. Rõ ràng mình trú trong hơi thở thật, nhưng mà thân tôi có đau, nó mạnh giỏi, bình yên thì an trú làm chi? Nó an rồi mà tôi còn trú chi nữa? Để nó ở trong cái an không sướng sao mà tôi còn trú? Hiểu chưa?

Hiểu như vậy, mấy con mới biết cho nên con đường tu của Phật hay ở chỗ chúng ta thấy có chướng ngại thì chúng ta mới “an trú”, mà bây giờ không chướng ngại mà trong cái tâm chúng ta ham muốn cái này, cái kia thì đây là “chế ngự”.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy