00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(01:54)

(01:54) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Thì về cái sự tu tập của con thì nó có tiến triển tốt, nhưng mà cũng chưa có tốt là bao, con chưa trình, khi nào có những cái gì khác thì con trình. Hôm nay con lại bạch Thầy về Tứ Diệu Đế bạch Thầy. Trong bốn cái chân lý của…​

Trưởng lão: Của Đạo Phật.

Sư Pháp Ngộ: Dạ, đạo Phật mà Thầy có dạy đó, thì theo con nghĩ thì Thầy dạy trong đó thì không biết rằng là, chân lý thứ nhất là Thầy nói có phải là tham, sân, si không?

Trưởng lão: Tham, sân, si con.

Sư Pháp Ngộ: Chân lý thứ hai là Dục.

Trưởng lão: Ờ.

Sư Pháp Ngộ: Chân lý thứ ba tức là “tâm thanh thản, an lạc, vô sự”.

Trưởng lão: Tâm thanh thản, an lạc.

Sư Pháp Ngộ: Chân lý thứ tư là Đạo Đế, tức là Bát Chánh Đạo.

Trưởng lão: Bát Chánh Đạo. Tám cái đường tu tập đó, cái chương trình…​

Sư Pháp Ngộ: Mục đích của chân lý, bốn chân lý là gì ạ?

Trưởng lão: Bốn chân lý, Triển khai ra cái đó.

Sư Pháp Ngộ: Mà người ta triển khai ra lòng vòng quá nhiều. Lâu nay con có đọc về cái Tứ Diệu Đế của Đức Phật thì người ta triển khai không đúng cái gốc, mà người ta triển khai cái ngọn rất là nhiều. Chẳng hạn như là chân lý thứ nhất là khổ đế thì người ta nói đủ thứ cái khổ, nào là vợ chồng, con cái, nhà cửa.

(03:07) Trưởng lão: Nói nhánh không hà. Nói tùm lum ra, người ta thu không lại, người ta không thu gộp lại được. Thầy nói tham, sân, si. Nếu không có tham sân si thì làm sao có thứ đó được, có phải không? Nó gọn mà dễ hiểu, dễ giác ngộ được cái chân lý thứ nhất.

Sư Pháp Ngộ: Dạ.

Trưởng lão: Rồi nguyên nhân sanh ra đau khổ nói dục, rồi nói đủ bao nhiêu thứ dục, nói tùm lum tà la, làm sao nói. Chữ dục là lòng ham muốn của mình thôi chớ không gì, ái dục, phải không? Con thấy ngộ dễ, mau lắm! Có phải không?

Mà nói về cái diệt đế, cái Niết Bàn chớ gì? Họ diễn tả ba cái Niết Bàn đó đủ loại hết, phải không? Làm cho mình ngơ ngẩn không biết ở chỗ nào. Mà ở đây thật sự cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự; bất động tâm, cái chỗ mà Đức Phật. Cái mục đích của Đạo Phật là bất động tâm, là diệt đế chứ có gì.

Còn cái con đường tu thì hoàn toàn ngoài Bát Chánh Đạo thì không có cái pháp nào được hết.

Sư Pháp Ngộ: Dạ! Không có con đường nào khác?

Trưởng lão: Không có con đường nào khác. Nó là chân lý rồi! Không có cái đường nào mà thay thế vô cái chơn lý này được. Bị vì cái kia nó không có chơn lý rồi. Cho nên Bát Chánh Đạo là chơn lý.

Sư Pháp Ngộ: Dạ! Nói cái bài pháp này là đầu tiên Đức Phật Ngài thuyết cho năm anh em Kiều Trần Như đó, thì đọc lòng vòng, lâu nay đọc rất nhiều sách nói về bốn cái chân đế này. Nhưng mà khi đọc bốn cái chân đế của Thầy dạy như thế này rất là gọn mà dễ hiểu. Mà thật sự ra rất là sâu xa, chớ không phải đơn giản. Nói về tham sân si, thì người ta cứ nói tội, thiện…​ Con thấy như vậy là nói vòng vòng quá mà không ai hiểu vấn đề.

Trưởng lão: Không ai hiểu. Mà nói tham sân si người ta ai cũng biết, cái chân lý nó rõ ràng, ai cũng có cái đó. Không có người nào mà không tham sân si, phải không?

Sư Pháp Ngộ: Dạ.

Trưởng lão: Con thấy Thầy nói sao cho gọn đầy đủ mà nó đầy đủ ý nghĩa, mà người ta giác ngộ được, người ta ngộ được cái chân lý thật, cụ thể, con người ai cũng không khỏi cái ham, mà lòng ham muốn thì người nào cũng không khỏi.

Sư Pháp Ngộ: Lòng ham muốn tức là dục?

Trưởng lão: Dục!

Sư Pháp Ngộ: Mà trong đó, nếu chẳng hạn như mình tu nó có hai sự ham muốn, dục thiện và dục bất thiện bạch Thầy.

Trưởng lão: Ờ có chớ.

Sư Pháp Ngộ: Tứ Như Ý Túc cũng là một trong những dục bạch Thầy.

Trưởng lão: Dục đó, Dục Như Ý Túc mà dục thiện người ta. Con thấy Tứ Thần Túc đó, thì nó có Dục Như Ý Túc đó. Dục Như Ý Túc là cái dục thiện không hà. Dục toàn thiện, nó không có ác ở trong đó đâu. Mà anh có xen ác trong đó thì làm sao gọi là Dục Như Ý Túc? Bây giờ cái Dục không Như Ý Túc, tôi muốn ăn mà giờ thực phẩm tôi không có, đâu có như ý túc được. Còn cái kia ta muốn cái có à.

Sư Pháp Ngộ: Dạ.

(05:26) Trưởng lão: Bây giờ ví dụ như Thầy, bây giờ Thầy vô trong rừng nè, Thầy muốn một cái bữa cơm ngon này, ở một cái nhà lầu nè, Thầy Dục Như Ý Túc là nó có cái nhà lầu, có bữa cơm liền nó Như Ý Túc mà con. Nó thần lực! Con hiểu không? Nhưng mà nó đâu có cần, phải nó muốn ăn như vậy đâu, biểu nó làm chơi vậy chớ nó đâu có thèm, con hiểu chưa?

Sư Pháp Ngộ: Dạ! Nó không có tham nữa.

Trưởng lão: Nó đâu có tham. Cho nên nó dục mà dục thiện.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, trong những đoạn kinh đọc thì diệt cái lòng ham muốn tức là dục, mà diệt lòng ham muốn.

Trưởng lão: Ác.

Sư Pháp Ngộ: Lòng ham muốn là nguyên nhân sanh khổ.

Trưởng lão: Sanh khổ.

Sư Pháp Ngộ: Khi mà diệt lòng ham muốn là hết khổ.

Trưởng lão: Hết khổ.

Sư Pháp Ngộ: Nhưng mà khi mình đọc như vậy mình cũng không hiểu là thí dụ như chỉ diệt lòng ham muốn là tất cả ham muốn là diệt hết đi, tức là mình trở thành cây đá rồi.

Trưởng lão: Cây đá. Thì do đó cái hiểu đó, cái hiểu sai đó, con thấy hiểu sai không?

Bây giờ người ta mới, đức Phật mới bảo mình ngăn và diệt những cái ác pháp, mà sanh thiện tăng trưởng thiện. Cái bài Tứ Chánh Cần rõ ràng. Như vậy rõ ràng là bảo mình ngăn diệt ác, chớ đâu phải là ngăn diệt hết cái dục thiện, dục ác hết đâu! Nhờ cái bài Tứ chánh Cần mà xác định được cái đường lối của Đạo Phật. Chứ nghe nói diệt hết dục là giải thoát, nhưng mà ta diệt dục ác chớ ai mà diệt dục thiện bao giờ? Nếu mà không thì Tứ Chánh Cần có nói vậy không?

Nhưng mà khi mà nó còn diệt mà diệt hết cái ác thì nó còn toàn thiện thì còn cái gì nữa mà diệt? Thì lúc bấy giờ mình cũng còn chớ, còn cái dục chớ mà dục thiện. Mà dục thiện nó mới Tứ Như Ý Túc chớ. Nó trở về Tứ Như Ý Túc là dục thiện đó con. Bởi vì nó có Dục Như Ý Túc, rồi Định như ý túc.

(06:53) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Như vậy thì có những cái pháp môn người ta tu hiện giờ là thiện ác gì cũng diệt hết!

Trưởng lão: Ờ diệt hết đó, như Thiền Đông Độ đó, chẳng niệm thiện niệm ác, nó diệt sạch.

Sư Pháp Ngộ: Cho nên Thầy gạt mấy cái đó xuống mạnh, đúng quá!

Trưởng lão: Thầy gạt xuống mạnh, bởi vậy để người ta tu điên. Tu vậy sai! Tu riết rồi diệt con người mình thành cây đá hết. Nó không còn niệm gì, nó không còn cái gì hết thì mình cây đá chứ còn cái thứ gì? Ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Tu rồi rốt cuộc rồi tôi không biết gì hết hà. Các con hiểu? Cho nên Thầy đập cái này xuống hết này. Ở trong cái cuốn mà Những Lời Phật Dạy tập IV. Thầy gạt mạnh lắm!

Sư Pháp Ngộ: Dạ, Thầy gạt mạnh lắm. Mà con thấy Thầy dạy về cái bài pháp mà bốn cái chân đế này Thầy cứ nhấn mạnh bốn chân đế này hay quá! Mà nó không có gì hết, chỉ có bốn cái sơ sơ đó thôi, nhưng mà người ta nói không ra, không ra chữ, y như người cà lăm.

Trưởng lão: Người ta giải thích không nổi.

Sư Pháp Ngộ: Không nổi, không hiểu ra.

(07:47) Trưởng lão: Đó là cái lợi ích lớn nhất để mà chúng ta giác ngộ được nó, rồi hộ trì được nó, rồi chứng đạo được nó, chớ không phải chứng đạo cái tầm bậy ở ngoài. Không phải cõi giới nào hay thành Phật đâu, không có vậy, mà chứng đạo cái chân lý đó.

Bởi vì cái bài pháp đầu tiên mà Đức Phật, tại sao Đức Phật thuyết cái bài pháp đó, gọi là bài pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như? Năm anh em Kiều Trần Như là những người tu, chớ không phải những người mà bơ đâu, không phải những người dốt đâu.

Đưa bốn cái chân lý ra thì mấy ông đạt được Pháp Nhãn Thanh Tịnh liền tức khắc, thấy tất cả những cái pháp của ngoại đạo của Bà La Môn bây giờ dẹp xuống hết đó. Kêu bằng gạt hay lắm đó!

Cho nên Thầy giảng rồi, con thấy cái bài, cái tập mà “Những lời Phật dạy” tập IV, nó dập xuống hết ba cái Bà La Môn hết. Con thấy không? Bốn chân lý nó lòi lên, mà ba cái ngoại đạo nó dẹp xuống hết, nó không còn có chút nào nữa. Kinh Vệ Đà con thấy còn số không. Có phải không? Trong những cái bài kinh Đức Phật nói Kinh Vệ Đà là số không đó.

Sư Pháp Ngộ: Không có gì.

Trưởng lão: Không có gì hết! Vậy chớ ở Ấn Độ, người ta nói là văn minh Ấn Độ là Kinh Vệ Đà đó, chớ người ta đâu có nói pháp của Phật đâu.

(08:47) Sư Pháp Ngộ: Cho nên bởi vậy, đọc cái bốn chân đế của Thầy dạy, rồi hôm mấy bữa trong cuốn sách thì Thầy nói một phần thôi, chớ cũng chưa có phải là hết hẳn. Nhưng mà khi nghe giảng, mấy bữa trước đó là con nghe giảng về bốn chân đế nữa thì Thầy nói tham, sân, si đó con mới suy luận ra. Thì lúc đó con mới hửng ra. Tại vì có những cái mà gần những vị hiểu thì đương nhiên mình phải hửng ra. Lâu nay mình cứ tin vào bốn chân đế là lòng vòng theo kiểu đó.

Trưởng lão: Lòng vòng, cứ hiểu theo cái kiểu của mấy ổng dẫn mình đi, dẫn đi hiểu lòng vòng đó.

Sư Pháp Ngộ: Cho nên nó làm con người càng ngày đi lòng vòng mà nó khổ, tốn nhiều công sức mà không hiểu ra cái con đường của đức Phật Ngài giảng. Mà đức Phật ngài nhắm cái bài pháp đầu tiên là cái bài pháp giá trị nhất!

Trưởng lão: Giá trị nhất! Cái chơn lý của Đức Phật đưa ra cái giá trị nhất tất cả hơn mấy cái bài kia. Làm chúng ta nhận được cái chơn lý của con người. Vì vậy mà nó đã bốn cái, chớ không phải một cái đâu.

Sư Pháp Ngộ: Dạ.

Trưởng lão: Còn cái kia nó đưa ra cái pháp thôi. Còn Đức Phật, cái chơn lý Đạo Đế là những cái pháp tu đó. Cho nên thay vì một pháp Đức Phật đưa ra một loạt tám cái lớp, ba cái cấp Giới- Định- Tuệ. Trời đất ơi! Một cái chương trình giáo dục mà thiên hạ ngơ ngẩn không biết, cứ ở trên đó mà giảng. Giảng riết, giảng điên thành cái pháp chớ đâu có phải là cái chơn lý của người ta. Thôi, đã nói cái chơn lý mà còn cái gì mấy ông giảng? Mấy ông giảng là những cái bài pháp để ở trên cái chơn lý này mà thực hiện, chứ sao lại mấy ổng giảng kỳ cục vậy?

Sư Pháp Ngộ: Giảng cũng lòng vòng.

Trưởng lão: Ờ, lòng vòng.

Sư Pháp Ngộ: Nào là đủ thứ trên đó tùm lum hết trơn.

Trưởng lão: Ờ, họ không biết gì.

Sư Pháp Ngộ: Dại! Mà chẳng biết đường tu ra sao.

Trưởng lão: Họ ngay ở trên cái Đạo Đế mà họ giảng 37 Phẩm Trợ Đạo. Trời đất! Mà làm như là Đạo đế - tám cái lớp này, tám Bát Chánh Đạo là một cái pháp. Còn 37 phẩm trợ đạo là cộng thêm cái nữa trong đó nữa. Họ không hiểu 37 phẩm trợ đạo mới học tập ở trên tám cái lớp này.

Sư Pháp Ngộ: Dạ.

(10:44) Trưởng lão: Cho nên Tứ Bất Hoại Tịnh là học cái lớp Chánh Kiến. Tứ Niệm Xứ là học cái lớp Chánh Niệm. Tứ Chánh Cần là học lớp Chánh Tinh Tấn. Con thấy đâu nó người ta đàng hoàng, mà Chánh Định thì học cái lớp Tứ Thánh Định. Con thấy không? Đâu nó có bài pháp đó chớ.

Rồi từ cái Tứ Chánh Cần, Tứ Chánh Cần tức là Chánh Tinh Tấn, Đức Phật xác định mà, xác định là Chánh Tinh Tấn. Chánh Tinh Tấn mình siêng năng cần mẫn luôn cả sáu cái lớp này, từ Chánh Kiến cho đến Chánh Tinh Tấn là sáu lớp. Chánh Niệm mới là cái lớp thứ bảy, các con hiểu không?

Mà sáu cái lớp nguyên là tu ngăn ác diệt ác không đó. Vô, bắt đầu vô cái lớp Chánh kiến là phải sử dụng Tứ Chánh Cần rồi đó. Nhưng mà nó lại học ở trên cái bài pháp của nó là Tứ Bất Hoại Tịnh; Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới. Bắt đầu nó vô đó, cái giáo trình của người ta như vậy. Thầy sẽ soạn cái giáo trình của con lớp nào ra lớp nấy.

(11:45) Sư Pháp Ngộ: Cho nên hôm cái đặc san sinh nhật Thầy, Thầy nói về cái đoạn gọi là Đạo Đế, là con là thấy nó là lạ rồi. Nhưng mà dễ hiểu, nhưng mà nó lạ, nó khác. Nhưng mà đợt này thì Thầy nói rõ bốn cái chân đế này ra thì con thấy nó là hay quá, vi diệu quá!

Cho nên bởi vậy sau khi mà thời Đức Phật Ngài thuyết pháp xong cho những cái vị mà ngày xưa nghe Đức Phật Ngài thuyết đó. Thì người ta ngộ ra người ta mới nói rằng là họ tán thán Đức Phật, những cái bài pháp mà giống như là người mù được sáng vậy, người điếc được nghe.

Trưởng lão: Đúng đó, tán thán Đức Phật ghê gớm! Làm nó thấy rõ ràng và cụ thể, nó mới hơn. Rõ ràng con thấy cái bài pháp Tứ Diệu Đế là bài pháp tuyệt vời của đức Phật. Đạo Phật chỉ duy nhất có cái bài pháp đó thôi. Còn cái kia nó chỉ phụ thêm thôi, để chúng ta tu tập thôi, chứ còn nó là chính.

Sư Pháp Ngộ: Dạ cái bài pháp này thì Tứ Diệu Đế này thì con thấy hình như là nó dựng lên một cái cái ngọn cờ đầu tiên và nó dập hết ba cái khác xuống hết, nó tổng quát hết.

Trưởng lão: Nó dập xuống hết. Đọc cái cuốn bốn rồi con thấy ông Phật ổng dập. Thì rút từ bài kinh này, bài kinh kia, Thầy góp lại cho nó đúng cách để cho đừng dập. Rồi Thầy nêu cái Tứ Diệu Đế lên, làm cho sáng tỏ bốn cái chân lý của con người mà. Rồi dựng nó lại thành cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người trong cái đường lối đó. Để cho mình, bởi vì mình còn tham còn sân thì mình còn làm khổ mình rồi, làm khổ người rồi. Phải không? Mà mình hết tham sân si thì hết khổ. Cái mục đích thật là dựng lại cho con người có cái nền đạo đức, chớ có gì khác hơn hết đâu. Cho nên tám cái lớp học này là cũng là tám cái lớp học để Đạo đức mà thôi.

Con thấy bây giờ thì thật sự ra, những cái bài pháp mà Thầy giảng rồi, làm cho mấy ông giảng sư bây giờ, mấy ổng ngơ ngẩn. Hồi nào mấy ổng giảng tùm lum tà la hết!

Sư Pháp Ngộ: Giờ thành nói láo hết rồi.

Trưởng lão: Nói láo hết, nó không cụ thể.

Sư Pháp Ngộ: Dạ, không cụ thể. Không đưa đến thiết thực, cũng là mơ hồ trừu tượng.

(13:44) Trưởng lão: Mơ hồ trừu tượng hết. Nó không thiết thực, làm cho chúng ta hiểu một cách mông lung.

Cứ nói Khổ đế, thì chúng ta nghe mấy ổng giải thích khổ thế này, khổ thế kia đủ loại khổ hết. Người ta gộp lại tham sân si đi, có tham sân si có khổ chứ gì? Hết tham sân si hết khổ chớ gì, phải rõ không? Nó còn đơn giản mà dễ hiểu!

Mà ai không tham sân si. Còn nói khổ này khổ kia nhiều khi nói vậy, tui chưa có vợ tui đâu có khổ kiểu đó đâu! Có phải không? Ông nói như vậy trật. Vậy thì đâu phải chân lý! Tui chưa có vợ mà, còn người ta có vợ người ta khổ chuyện đó. Tui chưa có già, tui còn trẻ mà ông nói tui khổ kiểu này, nói già khổ thì mấy ông nói tui chưa có già tui chưa biết khổ đâu! Tui chưa thấy cái đó đâu.

Nhưng mà nói tham sân si thì ông nhỏ bây giờ mới đẻ ra cũng có tham sân si, lớn cũng có tham sân si, đúng không, mấy con thấy không? Chớ còn cỡ con, con chưa có tám mươi tuổi con đâu có biết cái già tám mươi tuổi ra sao? Con chưa có đi lụm cụm, con làm sao biết nó run rẩy như thế nào?

Nói như vậy tui chưa có biết đâu. Tui tuổi này tôi con người, tuổi này tui làm sao tui biết tui già? Có phải không? Tui chưa có lụm cụm, cho nên tôi đâu có biết nó cực khổ như thế nào. Nói nó khổ già khổ, nó khổ. Nhưng mà sự thật tôi chưa có già chưa biết. Nhưng mà nói tôi có tham sân si, tôi có. Nói chơn lý, chớ đâu phải nói ông già khổ sao mà nói chuyện khổ ông già trong đó? Mấy ông dạy trật đó!

(14:59) Sư Pháp Ngộ: Rồi hèn chi, rồi người ta lượm tới, lượm lui đã cái người ta đẻ ra bốn cái pháp khác.

Trưởng lão: Ừm!

Sư Pháp Ngộ: Không khổ, không tập, không diệt, không đạo.

Trưởng lão: Đó!

Sư Pháp Ngộ: Họ luận tới luận lui, vậy là còn sai ra nữa.

Trưởng lão: Còn sai ra nữa! Cho nên vì vậy mà trong cái sự, càng lúc mấy con đọc sách Thầy càng lúc mấy con càng ngộ được cái chân lý của Đạo Phật rất rõ ràng và thực tế. Từ đó chúng ta thấy chúng ta không bao giờ chúng ta sai. Bởi vì giác ngộ được cái chơn lý rồi, mình ngộ được chân lý rồi. Rồi bắt đầu đó mình mới hộ trì cái chơn lý, rồi chơn lý được hộ trì. Lúc bấy giờ chân lý đó luôn luôn lúc nào mình cũng bảo vệ nó, cho nên chân lý được hộ trì. Con đọc cái bài, hộ trì chân lý là mới bắt đầu tu đó con.

Sau khi chúng ta được cái trạng thái mà giữ gìn được cái chân lý nó hiện ra rồi. Thì bắt đầu cái chân lý nó phải được bảo vệ, phải giữ gìn nó đó, gọi là chân lý được hộ trì. Thì chân lý được hộ trì thì sẽ chứng đạt chân lý, tức là mình sống ở trong cái trạng thái đó. “Thanh thản, an lạc, vô sự” thì rõ ràng là cái chân lý giải thoát chứ còn. Ở đó có Tham sân si không? Không! Có phải đúng không? Cái chỗ hết tham sân si là chỗ đó, chứ đâu có phải là Phật tánh ở cõi nào đâu! Tại mấy người không hiểu, mục đích của đạo Phật là như vậy, giúp cho con người thoát khổ thôi. Sống trong cuộc sống như mọi người, nhưng mà ta thoát khổ, đó là cái chân lý của người ta. Còn mấy ông đi lòng vòng đó thì không được.

(16:21) Sư Pháp Ngộ: Vậy mục đích của Đạo Đế là cũng để mà mình học để mà mình hộ trì cái chân lý đó?

Trưởng lão: Hộ trì chân lý đó, chính cái Đạo Đế đó mà nó giữ gìn, nó bảo vệ, nó hộ trì để chứng đạt cái chân lý đó. Còn cái Khổ đế với cái nguyên nhân sanh Khổ đế đó, là để chúng ta hiểu biết để đối đầu để chúng ta đánh nó đó, dẹp nó đó. Cái Đạo đế với cái Khổ đế với cái Tập đế đó. Cái Tập đế và cái Khổ đế là đức Phật nhắm cái đó là cái đối tượng, đối tượng khổ. Và cái Đạo Đế là cái đường lối để dẹp cái khổ này, để thực hiện được cái Diệt đế. Con thấy rất rõ!

(17:02) Tu sinh 2: Bạch Thầy, Thầy hoan hỉ, trước đến giờ chúng con đọc nhiều, nào là khổ, ham muốn khổ, khổ khổ, hành khổ.

Trưởng lão: Khổ khổ.

Tu sinh 2: Ái biệt ly khổ.

Trưởng lão: Ái biệt ly khổ, Oán tắng hội khổ. Đủ thứ khổ, nói đâu tùm lum á!

Tu sinh 2: Thưa thầy, hôm nay chúng con vô đây tu chúng con đã nhận ra cái đó. Hôm nay nhờ pháp của Thầy chúng con nhận ra cái đó, Mô Phật!

Trưởng lão: Bởi vì Thầy thấy mấy giảng sư họ giảng cái nhánh nhóc, cái lá. Họ không có đi vào cái…​ Họ bao giờ họ nói Khổ đế, họ có bao giờ họ nói tham, sân, si đâu? Các con nghe coi có không? Thầy đọc cái Hoà Thượng Thiện Hoa, ông giải thích về Khổ Đế. Ông cũng giảng bốn cái pháp Tứ Diệu Đế đó. Nói về khổ thì ông nói thôi cả loạt cái khổ, đủ thứ khổ, nhưng mà không có nói tham sân si trong đó. Không có đốn được cái gốc, người ta hiểu cho rõ ràng cụ thể, không hiểu.

(17:59) Sư Pháp Ngộ: Làm người vô minh lại càng hiểu lòng vòng thêm.

Trưởng lão: Rồi nó lòng vòng, nó lại vô minh thêm! Bởi vì người ta dẫn mình đi cả bầu trời mênh mông cái sự tùm lum tà la hết. Mình không biết gom lại cái chỗ nào đây.

Bây giờ dẹp cái này thì còn cái này. Nói nó mênh mông thì cứ chặt cái lá này thì nó lên cái lá khác, chặt cái kia nó lên cái khác. Còn cái này ngay người ta chỉ tham sân si. Mà tham cái tướng nào? Si cái tướng nào? Mà sân cái tướng nào? Người ta chỉ rõ cho mình biết là mình phải đối trị nó liền.

Thì cũng như Thầy nói, tham là cái tướng của nó là về cái ăn uống. Nó rõ ràng, nó hiện cái tướng tham của nó về ăn uống. Mà tướng sân, nó hiện về cái tướng cảm thọ đau. Đau bệnh, nhức ở trong thân của mình đó. Bệnh gì nó cũng do sân mà thành ra. Mà tướng si nó hôn trầm, thùy miên, buồn ngủ. Các con nhận thấy tướng rõ ràng chứ gì? Thì mình đối trị mấy cái tướng này, nó hiện đến thì đến thì đánh nó chớ ai điên gì mà để theo nó mà ngủ, theo nó mà rên. Có đúng không?

Giờ thẳng, kêu là thẳng thừng mà để đấu tranh, biết được những cái trạng thái này mới dẹp được. Chớ nói si, trời đất ơi! Tôi không biết si cỡ nào, rồi tới chừng mà tôi cứ gục tới, tôi nói đâu phải si. Tại nó ngủ chớ đâu phải si. Còn cái này người ta nói đó là si. Có phải không? Cái tướng của nó mà. Còn cái kia cái tên của nó, chớ đâu phải nói nó.

Phải chỉ rõ được cái tướng của nó để cho mình nhận xét thấy đặng mình dùng cái pháp nào để đối trị nó nè. Thì 37 phẩm trợ đạo, tức là Đạo đế nó dạy cho mình cái pháp đối trị.

Sư Pháp Ngộ: Dạ.

Trưởng lão: Con thấy không?

(19:25) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Khi hồi đó con đọc cái bài đầu tiên về Khổ đế đó, hồi mà con chưa biết đạo con mới biết Đạo Phật thôi. Con đọc lòng vòng cái đó xong cái rồi con đi ngơ ngẩn. Con sống tự nhiên cuộc đời thấy nó giống như nó yểm ly. Mình thấy, họ nói cái khổ lòng vòng như vậy, mà mình rồi mình yểm ly. Mình chẳng biết đường, chẳng nói con đường nào để thoát cái khổ đó. Cho nên mình thấy cuộc đời này thật sự là khổ thiệt. Nhưng mà trong lúc đó, cái tâm trạng nó giống như là nó bi quan cái cuộc đời này.

Trưởng lão: Nó bi quan, nó bi quan.

Sư Pháp Ngộ: Đọc những cái lời của những người tác giả người ta viết ra, làm cho mình sống cuộc đời bi quan không có cái gì hết. Mà rồi Khổ, Tập, Diệt, Đạo người ta dạy những cái sau thì không rõ gì nữa hết.

Trưởng lão: Nó cũng không rõ, nó không biết. Cho nên nó bị bi quan, mà nó không có tích cực ở trên cái sự tu tập.

Sư Pháp Ngộ: Dạ.

Trưởng lão: Chớ nõ rõ được trên cái Đạo đế, trời ơi! Mê chết được. Đánh dẹp tụi này được sướng quá! Phải không?

Sư Pháp Ngộ: Dạ

Trưởng lão: Đánh dẹp cái tụi khổ này. Còn nói cái khổ thì mình hiểu, trời ơi! Tất cả chúng sanh, nước mắt của chúng sanh như nước biển. Trời ơi! Nghe nó buồn muốn chán quá, khổ thiệt! Nhưng mà giải quyết cái vấn đề này thì Đạo đế thì dạy không ra.

Sư Pháp Ngộ: Dạ.

Trưởng lão: Nói lòng vòng gì mà tu cái gì?! Thì mình cũng ráng cố gắng mình tu thiệt. Cũng ham lắm, muốn giải thoát chứ ai mà muốn khổ phải không? Nhưng mà tu trật lất hoài, nó cứ tham sân si hoài! Cái gốc không bứng ra, mà bứng cái gì không biết.

(20:41) Sư Pháp Ngộ: Dạ. Tu vào trong chùa thì càng khổ nữa bạch Thầy. Vào trong chùa thì gặp huynh đệ, thầy trò bạn bè, nó cũng đâu có sống đạo đức đâu. Nó cũng chọc phá lẫn nhau kinh khủng!

Trưởng lão: Ghê quá!

Sư Pháp Ngộ: Cho nên bởi vậy là khi mình thấy cuộc đời là khổ rồi, người ta dạy mình khổ rồi. Mình nói ờ, đúng khổ thì ta phải chỉ có con đường xuất gia là diệt khổ thôi.

Trưởng lão: Diệt khổ.

Sư Pháp Ngộ: Cứ nghĩ là diệt khổ, đi vào chùa tu, cứ tụng kinh niệm Phật. Rồi thấy người ta học thì cũng ráng học, người ta tụng kinh cũng ráng tụng kinh. Thức khuya dậy sớm tụng, ráng học hành, ráng tu với người ta. Nhưng mà nó lại khổ ra thêm một cái khổ nữa, chớ nó không phải hết khổ.

Trưởng lão: Thì cái khổ đời không dẹp, lại thêm cái khổ đạo.

Sư Pháp Ngộ: Dạ, khổ đời chưa dẹp được, thì vào tu xong bắt đầu nó tăng thêm cái khổ đạo nữa. Tăng thêm khổ đạo rồi con đường tu thì bắt ngồi niệm Phật, hít vô, thở ra lại không giải quyết được gì.

Trưởng lão: Không giải quyết gì hết.

Sư Pháp Ngộ: Rồi lại thấy cuộc đời tu sĩ là bi quan rồi. Toàn là máu và nước mắt không, chớ có cái con đường nào tu đâu. Mà nếu mà lúc đó mà thấy con đường rõ ràng chơn lý tu, rõ ràng cái chơn lý là tu và hộ trì chơn lý đó. Con đường rõ ràng thì lúc đó mình nỗ lực mình tu dữ để mình thoát cái đó. Còn ở đây mình chỉ nỗ lực niệm Phật, tụng kinh thôi.

Trưởng lão: Nỗ lực, mà nỗ lực mà cái pháp bậy rồi, trật rồi! Không phải là chơn lý, cái đó không phải là chơn lý.

Sư Pháp Ngộ: Nỗ lực đi trai tăng nữa.

Trưởng lão: Trai tăng.

Sư Pháp Ngộ: Nỗ lực đi hành lễ. Bên Nam Tông nào là đi dâng y Kathina đồ làm dữ tợn! Tưởng là đi như vậy là thoát khổ, ai dè đi còn khổ hơn nữa.

Trưởng lão: Còn thêm, chồng lên.

Sư Pháp Ngộ: Cái cuộc đời…​

Trưởng lão: Nó sai rồi, nó sai lớn!


Trích dẫn - Ghi chú - Copy