(00:57:47) Phật tử: Mô Phật như Thầy nói là về đức Quan Âm Thị Kính là phi đạo đức. Như vậy thì ở các chùa, hoặc là ở nhà mình thờ đức Quan Thế Âm, vậy là cái chức danh Quan Thế Âm đó là Quan Thế Âm nào?
Trưởng lão: À, cái đó là Bồ Tát Quan Thế Âm. Còn cái kia Quan Âm Thị Kính, cái đó là chuyện hư cấu mà người ta tin tưởng, người ta tôn xưng đó. Tức là cái huyền thoại của Quan Âm để chỉ rõ cái hạnh nhẫn nhục anh hùng đó mà, cho nên nó là phi đạo đức đó con.
Chứ còn cái mà các con thờ Quan Âm đó là Bồ Tát Quan Âm mà, chứ đâu phải Thị Kính sao. Chứ không khéo các con lại lấy cái đức Bồ Tát Quan Âm, mà cho là Thị Kính nữa thì tội quá vậy, phải không? Các con đừng lầm lạc.
Phật tử: Dạ thưa Thầy tại sao thờ Quan Âm Thị Kính lại là phi đạo đức.
Trưởng lão: À, tại vì Quan Âm Thị Kính làm anh hùng cá nhân con. Cho nên khi mà bị khai oan đó, thì Quan Âm Thị Kính làm thinh không có nói. Người ta nói Quan Âm Thị Kính là một cái người tu mà xấu xa, cho nên mới Thị Mầu mới mang thai. Cho nên do đó Thị Mầu khai Quan Âm Thị Kính, ngài làm thinh ngài không có nói.
Do đó người ta, làng xã mới bắt ngài, mới đánh ngài, căng ngài ra đánh, rồi sỉ mạ ngài, không có cho ngài ở trong chùa. Ngài phải ở ngoài cái cửa tam quan, ngài che cái chòi ở ngoài tam quan, ở ngoài trước cổng chùa ngài ở. Do đó ngài vất vả, khổ sở. Đến khi mà ngài chết người ta phát giác ra ngài là một cái người phụ nữ, cho nên người ta mới hỡi ôi.
Nhưng mà hỡi ôi ăn năn rồi, thì cái chuyện người ta đã làm ác, đánh ngài, chửi ngài, mắng ngài, người ta đã làm cái ác quá độ. Vì vậy mà gọi là phi đạo đức, mình đã làm khổ người ta, làm ác cho người ta. Mà chính ngài, ngài lại làm khổ để cho người ta đánh đập mình, rồi bắt đầy mình ra ở cái chòi tranh vách lá ở ngoài cửa tam quan chùa. Cho nên đó là tự ngài đã làm khổ mình mà khổ người, cho nên đó là phi đạo đức, con hiểu không?
Phật tử: Thưa Thầy như theo con nghĩ, ví dụ như nói là Quan Âm Thị Kính phi đạo đức, như vậy thì con nghĩ là lúc mà ngài chịu để cái thân mình bị đánh như vậy là hành cái pháp nhẫn nhục chứ?
Trưởng lão: À, bởi vì cái đó là anh hùng, Thầy nói anh hùng mà, cái nhẫn nhục đó anh hùng, ai gan dạ vậy. Thầy mà đụng tới một roi Thầy khai hết, phải không? Còn cái đó là tại anh hùng, mà đạo Phật đâu có dạy chúng ta đạo đức anh hùng.
(01:00:09) Con nhớ cái đạo đức anh hùng là đạo nào dạy hay không? Đạo Nho, dạy chúng ta làm người quân tử cho nên phải anh hùng chứ. Thì Quan Âm Thị Kính đó là quân tử, cho nên đạo Nho chứ đâu phải đạo Phật. Thầy muốn nói là phi đạo đức của đạo Phật, chứ không phải phi đạo đức của đạo Nho. Cho nên Thầy nói anh hùng mà, anh hùng cá nhân, con hiểu chưa?
Cho nên con là đạo Phật hay là đạo Nho? Nếu đạo Nho thì con nói nó đúng đó, thì con là đạo Nho thì đúng. Mà con là đạo Phật, Phật tử thì con nói không đúng thì đúng. Mà con nói cái hành động của Quan Âm Thị Kính đúng, mà con nói như vậy là con sai đối với đạo Phật, chứ không sai với đạo Nho đâu, phải không, con hiểu chưa?
Phật tử: Bạch Thầy thí dụ như vậy thì trong cái Lục Độ Ba La Mật đó, nói về giới nhẫn nhục, thì cái nhẫn nhục đó nó có được xếp vào cái hạnh của Bồ Tát Quan Thế Âm không?
Trưởng lão: À không, không phải đâu, tại con hiểu anh hùng cá nhân. Đạo Phật mà nếu là Lục Độ Ba La Mật mà nói nhẫn nhục mà cái kiểu mà của Quan Âm Thị Kính, là cái kiểu mà anh hùng cá nhân của Nho giáo thì nó là người quân tử rồi. Thì đạo Phật, thì nó không có cái người quân tử đâu. Cho nên Lục Độ Ba La Mật con phải hiểu một cái nghĩa khác cái nghĩa nhẫn nhục Ba La Mật bằng cái kiểu đó. Người ta nhẫn nhục nhưng mà người nhẫn đúng cái đạo đức của nó.
Thí dụ như bây giờ người ta chửi mình, mà mình không giận trong lòng của mình, mình không làm khổ mình, mà mình không chửi lại họ, thì gọi là nhẫn nhục Ba La Mật, chứ đâu có là cái lý đó. Nghĩa là mình không làm khổ ai hết, còn đằng này Quan Âm Thị Kính làm cho người ta làm ác, mà tự làm cho mình khổ nữa.
Thí dụ như bây giờ nhẫn nhục Ba La Mật như thế này nè. À, có một người chửi Thầy, chửi Thầy chó, mà Thầy không có giận, mà Thầy không chửi mắng lại người đó. Thì như vậy rõ ràng là Thầy nhẫn chứ đâu phải Thầy không nhẫn, phải không? Như vậy mà Thầy cũng nhẫn luôn cả Thầy, Thầy không làm cho nó giận. Thì cho nên Thầy nhẫn đối với Thầy, mà Thầy nhẫn với cái người, cái tên hung dữ đã chửi Thầy, vậy là Thầy nhẫn Ba La Mật chứ sao.
(01:02:04) Nó là ‘không’ Ba La Mật là ‘không’ chứ gì, trí tuệ Bát Nhã là trí tuệ ‘không’ chứ gì. Mà Thầy không giận, không hờn, mà cái người kia chửi Thầy, Thầy cũng không bao giờ làm cho người ta giận, thì đó là Bát Nhã Ba La Mật chứ sao. Chứ đâu phải là cái chỗ hành động kia mà tạo ác cho người ta gọi là Ba La Mật.
Ta tưởng là ‘không’, ‘không’ sao được, đánh thì phải đau chứ làm sao ‘không’. Mà ‘không’ sao được, mấy cái ông làng xã này chửi cái bà Thị Kính này tan nát, không còn cái manh gì hết mà làm sao ‘không’. Nếu ‘không’ thì đâu có chửi, con hiểu không? Cho nên nó có như vậy làm sao ‘không’ được. Cho nên ‘không’ nó phải là không chứ sao lại có.
Ở đây rõ ràng là cái tâm chúng ta có rõ ràng, đối tượng đánh đập có. Rồi nhẫn nhục mà đối với Thị Kính ngài không sân hận, thì đó là ngài chỉ có một góc độ Ba La Mật của ngài. Mà với những làng xã, ngài có làm được cái Ba La Mật của làng xã hay không. Cho nên Ba La Mật phải đối tượng của nó và chính nó là không hết, thì nó mới Ba La Mật.
Còn đằng với này, đằng kia người ta có biết Ba La Mật là cái thứ gì. "Căng lọc cái thằng này mà đánh nó cho nó đã đi, tu hành mà chướng nghiệp gì mà làm tầm bậy, tầm bạ như thế này? Cho nó ớn đi, sau này mấy cái chú tiểu không có làm bậy bạ nữa", phải không? Răn một người bao nhiêu người.
Đó Thầy ra Thầy nói như vậy là đủ biết nó phải hiểu cho đúng cách, chứ không khéo mình hiểu sai, mình sẽ hiểu trật Ba La Mật mất.
Rồi bây giờ hết rồi phải không con, Thầy sẽ đọc cái này Thầy trả lời luôn.