(1:03:52) Trưởng lão: Giới sát sanh chúng ta cứ nghĩ rằng: Mình đừng có cắt cổ con gà, mình đừng có cắt cổ con vịt, mình đừng có ăn thịt chúng sanh là mình không sát sanh chứ gì? Không phải đâu các con! Các con đã cắt cái bông, mà cái bông là con của cái cây phải không các con? Bởi vì có cái bông thì nó mới có trái, thì cái bông trái tức là con của cái cây chứ gì? Thế mà bây giờ chúng ta cắt cái bông chúng ta chưng, chúng ta làm đẹp cho chúng ta gọi là cúng Phật, vậy thì chúng ta bắt con xa lìa mẹ, mẹ xa lìa con, thì cái cây kia nó có đau khổ không? Nếu nó là người mẹ như chúng ta thì chúng ta đau khổ lắm chứ! Thế mà chúng ta nỡ tâm, chúng ta thấy để mẹ con của một cái cây kia nó quấn quýt bên nhau, chúng ta nhìn xem chúng ta gợi một cái ý thấy mẹ con đang tha thiết bên nhau, đang ôm ấp nhau thì chúng ta hạnh phúc biết bao nhiêu các con! Ai nỡ tâm làm cho mẹ xa con, con xa mẹ mà gọi là cúng Phật mấy con!? Điều đó đúng không? Không đúng đâu mấy con.
Thực sự khi học giới Không sát sanh là chúng ta phải nghĩ: Sao ta nỡ sống trên sự đau khổ của người khác, làm đẹp cho mình bằng bông hoa như vậy? Có xứng đáng chúng ta là con người không? Chúng ta là con vật mấy con. Nên không có nghĩ đến sự đau khổ của người khác chỉ biết mình mà thôi, làm đẹp cho mình mà biết bao sự đau khổ của người khác. Chúng ta cùng cực lắm vì ăn mới sống, chúng ta mới ăn chúng sanh mà thôi, mới có làm cho sự chết của chúng sanh mà thôi. Một người tu sĩ đạo Phật là luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải thực hiện tâm từ bi, lòng thương yêu của chúng ta đối với muôn loài các con, chứ không phải một loài.
Cho nên cây cỏ chỗ nào đáng thì chúng ta nhổ, mà chỗ nào không đáng thì chúng ta đừng rớ tới chúng để làm khổ chúng tội lắm, ai cũng có sự sống. Trong môi trường sống này thì nó đủ duyên thì nó hợp lại thì nó có sự sống, mà hết duyên thì nó tan hoại.
(01:05:48) Cho nên giới thứ nhất dạy chúng ta thương yêu, dạy chúng ta lòng thương yêu chúng sanh, dạy không sát sanh tức là dạy chúng ta thương yêu chứ không phải dạy không sát sanh mà không có nghĩa là không cầm dao, không ăn thịt chúng sanh là chúng ta thương yêu. Con bò nó ăn cỏ, nó có thương yêu chúng sanh không mấy con? Phải không? Con bò ăn cỏ nó không có thương yêu chúng sanh đâu. Nhưng con người mà ăn chay, ăn rau cải là con người biết yêu thương chúng sanh, không những thương yêu loài động vật mà thương yêu loài thảo mộc.
Hôm nay Thầy nói như vậy các con thấy giới luật của Phật khó quá, khó quá! Không khó đâu các con, tạo cho chúng lòng thương yêu, để chúng ta có sự thương yêu, chúng ta mới không có sự đau khổ chứ. Còn chúng ta không thương yêu thì cái gì mà không vừa ý mình, thì mình vẫn tìm cách mình hại người ta mấy con. Còn mình thương yêu mình không hại ai nữa đâu. Tại sao cái người đó không thương yêu mình, hay cái người đó không vừa ý mình, tính tình không vừa ý thì mình ghét người đó mình tìm cách mình hại người đó, thì như vậy rõ ràng là mình thiếu lòng từ bi.
Cho nên mình tập thương yêu, tức là mình tập cái giới đức làm Thánh đấy các con. Thương yêu từ loài động vật, từ con vật nhỏ cho đến con vật lớn. Cho nên khi đi người ta nhìn xuống đất, người ta tránh từng con kiến dưới đất, người ta không dẫm đạp. Khi đi người ta tránh từng cây cỏ, người ta không dẫm đạp lên cây cỏ mấy con. Lòng thương yêu đó giúp chúng ta được thảnh thơi, được an ổn không làm khổ mình, khổ người, không tạo nhân ác, lòng thương yêu rất tuyệt vời.
Đạo đức như vậy có xứng đáng là chúng ta thọ một giới luật này không? Một đạo đức này không? Xứng đáng lắm mấy con! Tại sao? Tại vì từ khi mà chúng ta thọ giới này, chúng ta có nhiều, suy tư rất nhiều từ đó tất cả những loài vật mà sinh ra trong môi trường sống trên hành tinh này, chúng ta không hề vi phạm đến sự sống của chúng, không hề vô tình vi phạm nữa. Nghĩa là chúng ta luôn luôn tỉnh giác để mà chúng ta sống trong tình thương yêu của muôn loài.
Nếu phỏng chừng bây giờ đất đá không, toàn bộ không có cây cỏ, mà chúng ta sống thì thử hỏi chúng ta có thấy khô khan không? Có thấy khổ sở không? Nhờ cây cỏ mà làm cho chúng ta có một sự sống mát dịu, có sự sống nương tựa nhau, cho nên chúng ta thấy an ổn vô cùng. Phỏng chừng hành tinh của chúng ta bây giờ cây cỏ toàn bộ bị khô cằn rồi chết hết đi, chúng ta sống được không? Chắc chắn chúng ta sống không được đâu. Cho nên chúng ta phải bảo vệ tất cả sự sống của muôn loài, không những loài động vật.
(01:08:26) Hôm nay chúng ta chưa hoàn toàn chưa thực hiện được lòng thương yêu hoàn toàn sự sát hại chúng sinh hoàn toàn, thì ít ra chúng ta cũng phải tập (một) ngày, một tháng được một ngày. Cho nên khi mà lòng thương yêu mình như vậy, thì các con nghĩ rằng khi chúng ta ăn cơm rau thì trong hạt cơm đó có biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của người nông dân làm ra. Rồi từ hạt cơm đó, biết bao nhiêu sự đau khổ của loài vật, chúng sinh trong đó, biết vì được hạt cơm thì biết bao nhiêu loài sâu rầy bị chết mấy con, chúng ta mới sống được hôm nay.
Cho nên chúng ta rất tiết kiệm, đừng phí nó các con. Riêng ai phí, riêng Thầy không dám phí, ai phí ai làm gì thì người ta thọ lấy nhân quả đó. Còn riêng Thầy, dù một hạt cơm rớt Thầy cũng lượm không bỏ đâu mấy con. Ai nói rằng nó sẽ không vệ sinh, thực sự ra vệ sinh hay không vệ sinh thì cơ thể của Thầy nó đủ sức đề kháng lại tất cả những điều đó. Thầy thấy một con chó nó ăn một cái vật dưới đất dơ bẩn, thế rồi nếu mà nó không có sự đề kháng chắc chắn nó phải bệnh. Nếu mà cứ theo các ông bác sĩ nói, thì như con chó nó luôn luôn nhiễm bệnh nó chết hết rồi, phải không các con?
Cho nên Thầy biết rằng: Giữ vệ sinh hay không vệ sinh là cơ thể của Thầy nó đủ sức để kháng lại, thì cái vệ sinh thì nó đỡ hơn, mà không giữ vệ sinh thì nó có thể nguy hại, nhưng mà sự tiết kiệm sự sống nó lại quan trọng hơn mấy con. Lỡ hột cơm chúng ta rớt dưới đất thì chúng ta lượm lên chúng ta rửa đi rồi chúng ta ăn đi, đừng phí các con. Đây là hột nó rớt đất. Nếu mà chúng ta giữ vệ sinh là chúng ta phải làm như vậy. Một giọt nước chúng ta uống, uống cho tận cùng, đừng có uống nửa chừng rồi chúng ta tạt phí bỏ, đó trong đó có sự sống mấy con. Bởi vì chúng ta vừa uống là uống sự sống của muôn loài, mà bây giờ còn thừa chúng ta lại tạt bỏ sự sống của kẻ khác, không được đâu mấy con, chúng ta rót vừa uống thôi. Cũng như giặt đồ, quần áo của chúng ta vì vệ sinh chúng ta phải giặt giũ cho sạch sẽ, do đó chúng ta vừa phải đừng có lãng phí nước các con, vì nước trong đó có những loài vật sống các con, nếu chúng ta đổ tạt ra bao nhiêu loài vật phải chết đi, lòng thương yêu không cho phép chúng ta làm điều đó các con, mặc dù mắt chúng ta không thấy những loài vật đó, nhưng ít ra cũng có. Vì sự sống chúng ta phải uống nước để mà sống cho nên chúng ta chấp nhận. Nhưng chúng ta không phí sự sống của chúng đâu, đó là người tu theo đạo Phật mấy con.
Cho nên đức Phật dạy chúng ta đâu có ăn chay mấy con, dạy chúng ta ăn mà phải có lòng thương yêu. Vì vậy mà lòng thương yêu thì chúng ta ăn không phải ăn chay như con bò, các con hiểu ý của đức Phật. Cho nên đức Phật dạy rất hay, rất tuyệt vời! Còn Bà La Môn dạy chúng ta ăn chay trường, ăn này ăn kia, ăn chay, lục trai, thập trai, rồi ăn chay trường để làm Phật, điều đó đều không có mấy con. Chắc chắn không có, nếu có thì con bò nó thành Phật hết rồi.
Do vì vậy mà chúng ta xác định được cái lý của đạo Phật. Cái lý của đạo Phật bằng trí tuệ của chúng ta, mỗi hành động chúng ta đều có sự hiểu biết sâu sắc, có tình thương yêu sâu sắc trong đó, có một đạo đức cao thượng trong đó, không phải như những người thấp hèn. Hôm nay về cái giới sát sanh các con hiểu rồi chứ, đó là rèn luyện, tu tập lòng thương yêu của chúng ta đối với loài vật, đối với sự sống của muôn loài trên hành tinh này. Vì đó mà giới sát sanh là giới thứ nhất của đạo Phật.